Chúa Nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa
SỰ MẶC KHẢI ĐẦU TIÊN
Chú giải của Noel Quession

Các lễ Giáng Sinh, Thánh Gia, và Hiển Linh vẫn còn thật gần gũi. Dẫu vậy, rất nhanh. Giáo Hội muốn làm cho chúng ta bỏ Tin Mừng tuổi thơ để đề cập cái chính yếu: tác vụ công khai... cuộc đời trưởng thành của Đức Giêsu...

Bấy giờ Đức Giêsu từ miền Galilê đến sông Giođan...

Chúng ta đừng quên những hoàn cảnh lịch sử của “biến cố" mà người ta có thể xác định thời gian vào cuối năm 27.

Đức Giêsu”... một người vẫn không ai biết.

Từ miền Galilê đến" tỉnh xa xôi này một nửa ngoại giáo bị khinh để bởi những người dân cư miền Giuđê và Giêrusalem, lãnh địa linh thánh tiêu biểu mà Thiên Chúa cư ngụ. “Bất chợt... xuất hiện". Cái người vô danh này, đến từ một làng cũng tăm tối, bây giờ vào cuộc.

Chúng ta những người đang sống hơn hai nghìn năm sau, chúng ta bây giờ biết Đức Giêsu sắp thay đổi bộ mặt địa cầu. Người khoảng 30 tuổi. Người ta không biết gì về ông ấy. Một cuộc yên lặng 30 năm.

Trên bờ sông Giođan. A! Con sông này, tất cả đã khởi đầu trên bờ của nó! Một con sông độc nhất vô nhị trên thế gian, kể cả nói về mặt địa lý. Tiếng "Giođan”, trong ngôn ngữ Do Thái có nghĩa là "người đi xuống", từ gốc "yarad" "đi xuống Con sông Giođan, thực tế là con sông độc nhất phải xuống quá thấp! Nó bắt nguồn trên đồi Hécmôn, cao 520 mét, dài 220 cây số, chấm dứt ở Biển Chết, ở sâu 394m dưới mực nước biển. Thật là quá thấp!

Như thế sự xuống thấp này là cái gì vậy, con sông kỳ lạ này biểu trưng cho vực thẳm nào vậy?

Đức Giêsu đến gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình.

Thực sự việc vào cuộc này gây lắm hoang mang.

Phép rửa mà Đức Giêsu đến xin Gioan làm, đó là một phép rữa sám hối, dấu hiệu công khai chỉ là người ta hối tiếc về các lỗi lầm của mình làm, người ta muốn thay đổi cuộc đời... "Tất cả miền Giuđê và tất cả miền Giođan đều xin ông Gioan làm phép rửa đồng thời xưng thú tội lỗi mình phạm".

Tôi dành thời gian nhìn ngắm Đức Giêsu, trong hàng người đánh cá đợi đến lượt mình. Một trực giác sáng ngời và không thể lầm lẫn được, bỗng chốc đem Đức Giêsu đến đỉnh cao của tính nhân bản, nơi đó sự hiện diện của Thánh Linh linh hoạt nhất, nơi đó sự chờ đợi của Thiên Chúa sống động nhất... Đức Giêsu tức khắc đến nhập bọn với những người tội lỗi... tại chỗ mà Thiên Chúa tác động vào lòng họ, tại chỗ mà họ quyết tâm sám hối...

Phép rửa của Đức Giêsu, được cả bốn sách Tin Mừng chứng thực, là một sự kiện lịch sử không thể chối cãi được? không bao giờ những Kitô hữu đầu tiên lại bịa chuyện Đức Giêsu chịu phép rửa sám hối, quá trái ngược với ý nghĩ mà họ đang tạo dựng cho họ một Đấng Mêsia, nếu sự kiện không bắt họ phải nhận, khiến cho người ta phải hoang mang theo các luận giải của con người.

Còn tôi? Có phải tôi phán đoán những người có tội trên đỉnh cao vững vàng về đạo đức của tôi không? Có phải tôi cảm thấy có liên đới về nhân loại tội lỗi không?

Có phải tôi lên án không? Hay là phải chăng thái độ của Đức Giêsu đòi hỏi tôi... nâng đỡ, vâ cứu thoát những người làm điều xấu chung quanh tôi ư?

Gioan một mực can Người và nói: Chính tôi mới cần Ngài làm phép rửa thế mà Ngài lại đến với tôi!

Đúng thế, Gioan được yêu cầu có sự đổi lại ý thế nào? ông báo tin có một Đấng Mêsia - quan xét, sắp sửa đốn tất cả những cây cối không sinh hoa quả và đem vào lửa đốt tất cả mọi thứ rác rưởi phù phiếm (Mt 3,7-12). Và Đức Giêsu đến Chịu phép rửa sám hối! Đó là thế giới đảo ngược. Chính ý tưởng của Thiên Chúa lật ngược. Trái ngược với mọi chờ đợi của mình, Gioan Tẩy Giả sẽ làm phép rửa cho “người con có quyền lực hơn mình" (Mt 3,11). Gioan phản đối. Đó là một sự khiêu khích! ông muốn ngăn Đức Giêsu nhận cử chỉ này.

Như thế có gì xảy ra trong phép rửa này? Có điều gì quan trong được tiết lộ trong đó? Ta đứng ngưng lại ở cái bề mặt của cử chỉ này. Chắc chắn có một sự mạc khải chờ đợi chúng ta đó.”

Nhưng Đức Giêsu trả lời: Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính.

Đó là “lời nói đầu tiên" của Đức Giêsu trong sách Tin Mừng Matthêu. Nó chứng tỏ môt sự trưởng thành bản vị một cách tuyệt đối đặc biệt. Quân bình biết mấy! ý thức về sứ mệnh của mình biết mấy nơi con người này! Khi Người ta giản lược Đức Giêsu chỉ là một con người mà Giáo hội đã Thiên Chúa hóa... hay là một con người đã nhận thức dần dần mình là Thiên Chúa... thì người ta đi qua một cách hoàn toàn đơn giản cái huyền nhiệm duy nhất về bản tính của người.

Những năm tối tăm ở Nadarét không phải là những năm trống rỗng. Đức Giêsu là một người Do Thái. Như tất cả mọi người Do Thái, người thấm nhiễm bộ Torah, Lời Thiên Chúa. Và này đây, một cách hoàn toàn đơn giản, Người nói lên trong lời nói đầu tiên công khai của người. Hai tiếng xác định bản chất của người; thực thi... công chính. Hai từ Kinh Thánh cực kỳ xúc tích. Hai từ tiêu biểu trong các từ vựng của Matthêu.

“Hoàn tất", "pleroum"... "sự công chính "dikaiosunê"... Thuật ngữ công chính sẽ hay được nói đến (Mt 5,6.10.20 - 6,11.21.32). Sống công chính, tức là đáp lại chính xác ý muốn của Thiên Chúa: một hành động của con người phản ánh cái ý muốn của Chúa. "Hoàn tất" tức là một hành vi hoàn hảo, đầy tràn sự tinh tế ở chỗ là "giữ gìn trong khi biến đổi... hoàn thành trong khi bảo vệ”. Hoàn tất là một hành vi hoàn hảo nhất mà một người có thể làm. Còn chúng ta, chúng ta chiến đấu với nhau giữa những "người luôn tiến tới" và "những người giữ truyền thống", giữa những người cải tiến và những người bảo thủ. Nơi Đức Giêsu, chính người vừa trung thành với truyền thống của mọi thời đại và đồng thời người canh tân, đổi mới, làm cho đến cùng: đó chính là nguyên tắc của cuộc sống, tức là không bao giờ gián đoạn trọn vẹn với quá khứ, mà phóng đến tương lai.

Này nhé, Chúa không bao giờ là một người làm cách mạng, nhưng Người biến đổi tất cả. Người xin Gioan, người cuối cùng trong các ngôn sứ của Cựu ước, đón nhận phép rửa của người, trong chuỗi người tội lỗi, với tất cả mọi người... như tất cả mọi người.

Nhưng chú ý! Sẽ đột ngột bùng ra một cuộc canh tân.

Bấy giờ ông Gioan mới để cho Người làm.

Khiêm tốn biết mấy trong những từ quá nghèo nàn đến thế. Người ta không nói rằng Gioan đã hiểu. Chỉ đơn giản, ông để cho làm. Ông tự xóa bỏ mình đi, ông phải thay đổi cái khái niệm hiếu thắng mà ông có về Đấng Mêsia. Có lẽ ông đoán một con người huyền nhiệm đang đứng trước mặt ông chăng? Cả chúng ta, ta hãy bước vào huyền nhiệm này... bên ngoài tất cả.

Bởi vì, chính ở đó tất cả kết thúc trong câu truyện này. Ta hãy lắng nghe.

Ngay khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong. Người ở dưới nước đi lên.

Phép rửa không được miêu tả. Người ta không mô tả một cảnh tượng. Câu chuyện cực kỳ ít lời, dè dặt hoàn toàn. Matthêu chỉ kể ra sự kiện bằng một phân từ đơn giản: được làm phép Rửa... Đức Giêsu đi từ dưới nước lên. Chúng ta chỉ được nói rằng Đức Giêsu đã hoàn tất hai động tác: "Người xuống nước... Người từ dưới nước lên... động tác đi về phía sông Giođan, chỗ thấp nhất trên hành tinh này, nhưng là động tác của Thiên Chúa đến gặp gỡ loài người tội lỗi, Đức Giêsu... Sinh ra, chịu khổ hình thập giá chết, táng trong mồ xuống nơi luyện hình... một cuộc đi xuống đến chóng mặt!... sống lại, từ trong kẻ chết và lên trời…”

Này đây các tầng trời mở ra...

Tầng trời mở ra. Thiên Chúa Hiển Linh. Cuộc hiển linh của Thiên Chúa. Thiên Chúa tỏ mình ra. Hình ảnh hình tượng về tầng trời mở ra thường thấy trong Kinh Thánh để nói rằng một sự giao thông được thiết lập giữa thiên giới và con người được chấp nhận cho sống những bí mật của Thiên Chúa (Ex 1,1; Kh 19,11; Cv 7,56...)

Chúng ta, chính chúng ta cứ luôn luôn nghĩ rằng trời đóng lại, không thể tới được. Dẫu vậy tất cả những ai tin vào Đức Giêsu, đều nhờ Người mà trời mở ra sẵn trên đầu họ.

Và người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người.

Chúng ta đã chú ý rằng đây không phải là việc mô tả một cảnh tượng: Đó là một huyền nhiệm... Matthêu không nói rằng đã có một con chim bồ câu. Người nói rằng Thần Khí đáp xuống có phần như một con chim bồ câu. Trạng ngữ “có phần như" không bổ nghĩa cho Thần Khí, mà là cho từ "đáp xuống”. Đó là một hình ảnh kỳ diệu mang theo ý nghĩa. Một số văn bản rabbi đã so sánh động tác của Thần Khí Thiên Chúa với động tác chim bồ câu bay lượn trên chuồng của chúng nhưng không chạm xuống, đúng bằng cách như thế Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước thời nguyên thủy (St 1,2). Mũi nhọn của sự so sánh là nhấn mạnh tính cách đồng thời đến: Tính chất khác biệt của Thần Khí, vẫn phân biệt với thế giới thụ tạo, mà Đức Giêsu là một phân tử có tính cách con người, do thân xác của Người.... Sự dịu dàng và sự gần gũi của hành vi Thiên Chúa: phân biệt với Đức Giêsu, Thần Khí vẫn ở đó, rất gần gũi như thể người bay lượn trên chuồng của Người, từ nơi đó vùng lên mầm của sự sống. Thần Khí là Chúa và Người ban cho sự sống.

Và có tiếng từ Trời phán ra: Đây là Con yêu dấu Ta, Ta hài lòng về Người.

Tất cả Phương Đông tin kính Đức Giêsu chịu phép rửa, cũng như Ba Ngôi Thiên Chúa Hiển Linh. Và Thánh Cyrillee thành Giêrusalem chú giải: "muốn có một Đức Kitô (Đấng chịu Xức Dầu), phải có một Đấng nào đó Xức Dầu cho Người, tức Chúa Cha, và một Đấng nào đó là sự Xức Dầu, tức Thánh Linh. Không có Thiên Chúa Ba Ngôi thì từ Đức Kitô đã không có ý nghĩa gì!".

Chính vì thế mà tượng Thiên Chúa hiển linh biểu thị Đức Giêsu đứng dưới sông Giođan... ở trên cao một bàn tay biểu trưng Đấng đến Xức Dầu, Chúa Cha vô hình, mà tiếng của Người làm chứng cho Đức Giêsu. Đức Giêsu là một trong những ngôi vị của Thiên Chúa Ba Ngôi Tình Yêu rất thánh: Hôm nay là sự mạc khải đầu tiên của huyền nhiệm này.