Chúa Nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa |
NÀY LÀ CON TA YÊU DẤU |
Lm Giuse Đinh lập Liễm |
A. DẪN NHẬP.
Các bài đọc Thánh lễ hôm nay cho chúng ta biết : Đức Giêsu Kitô được tiên tri Isaia gọi là Người Tôi Tớ, đã đến chịu phép rửa ở sông Giorđan và được Thiên Chúa tấn phong và nhận làm Con Yêu Dấu của Ngài. Người Tôi Tớ này có sứ mạng đem Tin mừng cho tất cả mọi người, cho mọi dân tộc trên thế giới.
Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế hòan tòan vô tì tích, thế mà lại đến xin Gioan làm phép rửa cho, tự coi mình như một tội nhân. Việc làm của Ngài nhắc nhở cho chúng ta phải ý thức về tội lỗi của mình mà ăn năn sám hối. Nước sông Giorđan không thánh hóa được Ngài, nhưng ngược lại, Ngài thánh hóa nuớc sống ấy, và từ đó lập nên bí tích rửa tội để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng trở nên con Thiên Chúa.
Sách có chữ rằng :”Thùy năng xuất tất do hộ” : ai ra vào cũng đều phải qua cửa. Giáo hội là một tòa nhà tạm trú để đợi ngày về trời, nghĩa là trước ngày về trời, ai nấy phải qua cửa Giáo hội. Cửa ấy Đức Giêsu đã mở cho chúng ta thấy khi Ngài chịu phép rửa mà Giáo hội kính lễ hôm nay. Chính Đức Giêsu đã nói với ông Nicôđêmô :”Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí”(Ga 3,5). Vì vậy, mọi người phải được rửa tội để được vào Nước Trời. Bí tích rửa tội sẽ xóa bỏ tội tổ tông và tội riêng, ban ơn thánh hóa và làm cho chúng ta trở nên con Thiên Chúa và được thừa hưởng Nước Trời.
Trong phép rửa của Gioan, Đức Giêsu đã được Chúa Cha tuyên phong và nhận làm Con Yêu Dấu của Ngài. Cũng thế, qua bí tích rửa tội, chúng ta sẽ được nhận làm con Thiên Chúa và là thành viên của Hội thánh. Đây là một vinh dự quá lớn lao mà Thiên Chúa dành cho con người phàm hèn của chúng ta. Để đáp lại lòng thương yêu vô biên của Chúa, chúng ta phải tỏ lòng hiếu thảo đối với Chúa bằng cách tỏ lòng tri ân, yêu mến, làm sáng danh Chúa, sống khiêm tốn và phục vụ để làm vẻ vang cho Cha chúng ta ở trên trời.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1 : Is 42,1-4.6-7.
Tiên tri Isaia là một tiên tri vĩ đại trong Cựu ước đã được Thiên Chúa hé mở cho biết về người Tôi Tớ mà ông đã mô tả trong bài thơ. Hôm nay phụng vụ trích đọc một đọan nằm trong bài thơ thứ nhất, có mấy ý như sau : - Người tôi tớ này được Thiên Chúa tuyển chọn, qúi mến và hài lòng. - Người tôi tớ này rất hiền từ dịu dàng, âm thầm lặng lẽ nhưng rất mạnh mẽ bảo vệ và làm sáng tỏ chân lý. - Người tôi tớ này có sứ mạng soi sáng cho muôn nước, làm việc bác ái và giải thóat những người còn ở trong chốn tối tăm.
+ Bài đọc 2 : Cv 10,34-38.
Thánh Phêrô cho biết : Thiên Chúa không thiên vị ai, hễ ai kính sợ Chúa và ăn ở ngay lành thì được Thiên Chúa chấp nhận, khắc hẳn với tư tưởng hẹp hòi của người Do thái, họ tưởng rằng ơn cứu độ chỉ dành riêng cho dân tộc họ.
Thánh Phêrô cho biết thêm : Chúa Giêsu sau khi chịu phép rửa bởi ông Gioan ở sông Giorđan và sau khi đã được xức dầu tấn phong, sẽ đi rao giảng Tin mừng cho muôn dân, thi ân giáng phúc cho họ bởi vì Thiên Chúa vẫn ở với Người.
+ Bài Tin mừng : Mt 3,13-17.
Đức Giêsu mà tiên tri gọi là Tôi Tớ đã đến xin ông Gioan làm phép rửa cho mình ở sông Giorđan. Ông Gioan đã can gián Đức Giêsu vì Ngài không có tội gì, không cần rửa tội, chính mình mới cần chịu phép rửa. Nhưng Đức Giêsu xin Gioan rửa cho mình lấy lý do rằng : phải làm như vậy thì mới phù hợp với thánh ý Chúa. Lúc đó, Gioan mới chịu chiều theo ý Ngài.
Gioan đã dìm Đức Giêsu xuống nước và khi kéo Ngài ra khỏi nước thì trời mở ra và thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống trên Người dưới hình chim bồ câu và có tiếng từ trời phán :”Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”. Hôm nay Thiên Chúa Cha đã tấn phong và công khai công nhận Đức Giêsu là Con của Ngài.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA. Này là Con Ta yêu dấu. I. VIỆC ĐỨC GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA.
1. Nghi thức thanh tẩy nơi nhiều dân tộc.
Sau một thời gian sống chay tịnh khắc khổ trong hoang địa để chuẩn bị cho sứ mạng tiền hô của mình, ông Gioan đã đi rao giảng phép rửa sám hối để dọn lòng chờ đón Đấng Cứu thế. Có nhiều người đến thú tội và chịu phép rửa do tay ông Gioan tại sông Giorđan.
Thực ra, bất cứ một dân tộc nào, tuy không theo tôn giáo nào, cũng có cảm thức sâu xa về thân phận tội lụy của mình và muốn thần linh tha thứ bằng một hình thức nào đó. Ví dụ ở Aán độ, những người theo Aán giáo đến trầm mình trong nước sống Hằng để được thần linh tha thứ. Ở Ai cập, người ta đến tắm gội trong dòng sông Nil để được thần linh thông cảm và tha thứ. Nơi nhiều dân tộc cổ sơ cũng có những kiểu tắm gội dìm mình tương tự hay được rảy nước trên mình. Đối với người Do thái, ngay từ thời Cựu ước, đã có những nghi thức thanh tẩy, nhưng ít chú trọng về phương diện luân lý. Sau này, nhất là gần thời Đức Giêsu, họ cũng tin những nghi thức thanh tẩy đó tượng trưng cho sự trong sạch tâm hồn, mặc dầu nó không phát sinh ra điều đó.
2. Nghi thức thanh tẩy của Gioan.
Gioan Tẩy giảû cũng làm phép rửa cho dân chúng tại sông Giorđan. Ông dìm họ xuống nước rồi kéo họ lên. Hình thức này khác với hình thức của các dân ngọai, họ tự dìm mình xuống nước, còn trong phép rửa của Gioan thì phải có người khác rửa cho. Và còn một điều khác quan trọng hơn, theo Tin mừng cho biết : họ phải có một thái độ nội tâm cũng như bên ngòai, như phải tin vào sứ điệp của Gioan, phải trở lại thực lòng, nghĩa là phải quay về với Thiên Chúa.
Tuy nhiên, phép rửa của Gioan chỉ có tính cách tượng trưng, tự nó không có sức xóa bỏ được tội lỗi mà chỉ là nghi thức nhắc nhở cho mọi người phải ăn năn sám hối và cải thiện đời sống. Chính thánh Gioan đã khẳng định điều đó :”Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước để anh em được sám hối. Nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, Ngài quyền phép hơn tôi, chính Ngài sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và bằng lửa”(Mt 3,11).
3. Gioan làm phép rửa cho Đức Giêsu.
Đức Giêsu từ Galilê đến sống Giordan tìm gặp Gioan Tẩy giả để xin ông làm phép rửa cho. Đức Giêsu đã đích thân và tự nguyện xin Gioan làm phép rửa cho, đó là một việc làm và một thái độ khiêm nhường thẳm sâu. Phép rửa của Gioan là phép rửa thống hối mà Đức Giêsu lại chịu phép rửa thống hối. Việc Đức Giêsu chịu phép rửa là một điều khó hiểu. Phép rửa của Gioan là để kêu gọi người ta ăn năn sám hối và mở đường đến sự tha tội. Nhưng nếu Đức Giêsu mà chúng ta tin là Đấng Cứu Thế, thì Ngài không đứng ở cương vị cần phải ăn năn và cũng không cần đến sự tha tội. Phép rửa của Gioan là để tội nhân nhận thức tội lỗi mình phạm, nên không thể áp dụng cho Đức Giêsu được.
Thực ra, đây là cơ hội thuận tiện để Ngài tự đồng hóa mình với những người Ngài đến cứu, đúng lúc họ nhận thức được tội lỗi của mình và tìm kiếm Thiên Chúa. Khi chịu phép rửa của Gioan, Đức Giêsu đã bằng lòng nhận số phận của Ngài liên hiệp với dân Ngài và với nhân lọai, Ngài mang lấy tội lỗi của họ : khi chịu phép rửa Ngài xua đuổi tội lỗi ấy, đồng thời Ngài dâng mình cho Thiên Chúa của Ngài.
Khi Đức Giêsu bước ra khỏi nước thì Thánh Thần hiện xuống trên Ngài với hình con bồ câu và có tiếng phán ra từ trời :”Con là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta”. Tiếng nói mà Đức Giêsu nghe sau khi chịu phép rửa vô cùng quan trọng. Câu này bao hàm hai lời trích dẫn : -“Này là Con Ta yêu dấu” được trích trong Thánh vịnh 2,7. Mọi người đều hiểu thánh vịnh này mô tả Đấng Cứu Thế, Vua quyền năng của Thiên Chúa, Đấng sẽ đến. -“Con đẹp lòng Ta” trích ra từ Isaia 42,1 mô tả về người Đầy Tớ Đau Khổ mà cao điểm là Isaia 53. Tại đây, đấng tiên tri nói về một đầy tớ lý tưởng của Thiên Chúa, hòan tòan theo ý muốn của Ngài, đang theo con đường vâng lời và phục vụ.
Như vậy, Đức Giêsu được tuyên xưng là Con yêu dấu của Thiên Chúa, là Đấng mà nơi Ngài lời tiên tri này được ứng nghiệm hòan tòan. Và trong phép rửa của Đức Giêsu có hai điều được xác quyết : - Một là Ngài là Đấng lựa chọn của Thiên Chúa. - Hai là con đường trước mặt Ngài phải đi là con đường thập tự.
II. HIỆU QUẢ CỦA PHÉP RỬA.
1. Bí tích rửa tội của chúng ta.
Phép rửa của Gioan bằng nước chỉ là nghi thức tượng trưng nhằm thúc đẩy và diễn tả tâm tình thống hối. Còn phép rửa của Đức Giêsu được Gioan mô tả là bằng lửa và trong Thánh Thần, nghĩa là phép rửa của Đức Giêsu là một bí tích tuôn tràn Chúa Thánh Thần, mặc dầu cũng dùng nước, nhưng nước chỉ là điều kiện, là nghi thức bên ngòai, còn thực sự ta được rửa bằng lửa. Lửa ở đây ám chỉ sức mạnh của Chúa Thánh Thần biến đổi con người tội lỗi nên con Thiên Chúa, và đáng được hưởng gia nghiệp vĩnh cửu Nước Trời. Vì thế, phép rửa tội của chúng ta có mục đích xóa tội tổ tông và các tội riêng, ban ân sủng siêu nhiên, đời sống ơn thánh, làm cho ta trở nên con Thiên Chúa, làm công dân Nước Trời và thành viên của Hội thánh.
Mỗi người chịu phép rửa tội, theo thánh Phaolô, được gọi là Kitô hữu. Kitô hữu là người được xức dầu và được tham dự vào ba chức năng của Chúa Kitô là tư tế, tiên tri và vương giả. Kitô hữu được gọi là người mang danh Chúa Kitô và được thuộc về Ngài. Kitô hữu là một danh hiệu thật cao quí.
2. Mỗi người phải sinh lại.
Ông Nicôđêmô đã được gặp Đức Giêsu vào ban đêm, trong câu chuyện trao đổi, Ngài đã nói với ông :”Thật, tôi bảo thật ông : không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên”(Ga 3,3). Ngài còn nói rõ thêm :”Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”(Ga 3,5).
Thực vậy, bí tích rửa tội mang lại cho chúng ta một hiệu quả vô cùng cao quí, đó là sự tái sinh. Mỗi Kitô hữu là một người đã được tái sinh, nghĩa là chúng ta đã sinh ra lần thứ nhất với sự sống tự nhiên do cha mẹ, lần thứ hai với sự sống siêu nhiên do bí tích rửa tội. Nói rõ hơn, mỗi người chúng ta sinh ra hai lần : lần thứ nhất do cha mẹ, các ngài đã truyền cho chúng ta sự sống tự nhiên. Lần thứ hai do Thiên Chúa qua bí tích Rửa tội, Ngài ban cho chúng ta sự sống siêu nhiên. Thánh Phaolô viết cho một nhóm Kitô hữu mới chịu phép rửa tội như sau :”Khi chịu phép rửa, anh chị em đã được mai táng cùng với Đức Giêsu trong phép rửa, và anh chị em cũng sẽ được sống lại cùng với Chúa Kitô… Trước kia anh chị em đã chết về mặt thiêng liêng vì tội lỗi của anh chị em… Nhưng giờ đây, Thiên Chúa đã đưa anh chị em đến nguồn sống cùng với Chúa Kitô”(Cl 2,12-13).
Ngày 01.06.1930 dịp lễ giáp năm ngày chịu phép rửa tội, Đức Giáo hòang Piô XI đã sung sướng nói với 1500 thanh niên ở Rôma :”Ngày Cha chịu phép rửa tội là ngày cao quí nhất của đời Cha, cũng như ngày các con chịu phép rửa tội là ngày cao quí nhất của đời chúng con". Chúng ta hãy nhớ : ngày chúng ta chịu phép rửa tội là ngày chúng ta tái sinh trở nên con Chúa, ngày đáng ghi nhớ của chúng ta.
3. Sinh lại để làm con Chúa.
Nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta trở nên con Thiên Chúa. Không phải chỉ là có danh, nhưng thực sự như thế, chúng ta là con Thiên Chúa và Thiên Chúa là Cha chúng ta, một người Cha yêu thương chúng ta vô cùng. Trong Kinh Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy các Tông đồ cầu nguyện và mở đầu bằng câu :”Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Như thế, Đức Giêsu tiết lộ cho chúng ta biết chúng ta được làm con một Cha trên trời.
Tìm về nguồn gốc, ngày xưa Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người đầu tiên là Adong và Evà. Thiên Chúa đã cho họ gọi Ngài là Cha. Nhưng vì phạm tội ăn trái cấm không vâng phục Ngài nên bị phạt mất quyền làm con, không được gọi Thiên Chúa là Cha nữa, mà phải sống dưới quyền lực của ma qủi và tội lỗi. Nhưng vì thương yêu nhân lọai, Thiên Chúa sai Con Một xuống thế làm người, chịu chết chuộc tội cho thiên hạ, để lấy lại quyền làm con mà nhân lọai đã bị đánh mất. Nhờ bí tích Rửa tội mà Đức Giêsu đã trả lại cho chúng ta quyền được làm con Thiên Chúa để có thể gọi Thiên Chúa là Cha :”Abba, cha ơi”!
Trên đời không ai có thể thiếâu được người cha vì cha là yếu tố cần thiết cho người con để cho người con có chỗ nương tựa vì :
Con có cha như nhà có nóc, Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
Trong đời sống thiêng liêng, chúng ta không thể thiếu được Thiên Chúa là Cha. Ngài đã dựng nên chúng ta lại còn nuôi dưỡng bằng ân sủng của Ngài. Chúng ta hãy vui sướng và hãnh diện có Thiên Chúa là Cha, chúng ta sẽ không phải là đứa con mồ côi. Còn gì quí bằng danh hiệu được làm con Thiên Chúa mà đã là con thì được gọi là Cha : Lạy Cha chúng con ở trên trời.
Một khi đã được gọi Thiên Chúa là Cha, chúng ta phải tin cậy phó thác vào Ngài. Ngài phải chiếm chỗ cao nhất trong đời chúng ta và chúng ta phải qui hướng mọi sự vào Ngài, coi Ngài như trung tâm điểm của đời sống. Ngài phải là “Number One”. Ngài là Number one, còn chúng ta là Zéro, là số không. Nếu chúng ta để số 1 đứng trươc số không (0) thì số không ấy có ý nghĩa, càng nhiều số không thì số ấy càng to, ví dụ 1.000.000. Nếu để số 1 đàng sau số không thì con số càng nhỏ, càng nhiều số không thì càng nhỏ, ví dụ : 000.000.1. Cho nên, Thiên Chúa phải chiếm chỗ cao nhất trrong đời ta. Ngài phải là “Number One” trong đời ta.
III. BỔN PHẬN NGƯỜI CHỊU PHÉP RỬA TỘI.
1. Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa.
Trong thánh vịnh 50 tác giả đã nói :”Mẹ con đã hòai thai trong tội”, khi sinh ra chúng ta vẫn là tội nhân, làm nô lệ cho tội lỗi và ma quỉ. Nhưng Thiên Chúa đã yêu thương lòai người, xuống thế làm người, chịu chết chuộc tội cho thiên hạ. Đức Giêsu lại còn cứu chuộc chúng ta một lần nữa qua bí tích rửa tội và làm cho chúng ta trở thành con Thiên Chúa. Đây là một vinh dự vô cùng lớn lao vì “Con vua thì lại làm vua”.
Tước vị làm con Thiên Chúa thật là lớn lao. Tuy tước vị này, nhất là linh hồn chúng ta, bị che phủ bằng một thân xác phàm hèn, không ai xem thấy, không ai biết giá trị của nó, nhưng tự bản chất nó thực là cao quí. Trường hợp này giống như ở Miến điện, có nhiều bức tượng bằng vàng ròng, vì sợ bị ngọai xâm cướp mất, có vị sư đã lấy một lớp đất sét trét lên các bức tượng ấy để giấu đi cái cốt lõi thật của các bức tượng… nhưng dưới cái lớp vỏ đất sét ấy là cả một khối vàng ròng quí giá.
Hồng ân của bí tích rửa tội cũng thật lớn lao và cao quí. Có thể qúi như những viên ngọc trai mà nhiều người chưa biết giá trị của nó. Đúng là “vật khinh nhưng hình trọng”.
Truyện : Hạt ngọc trai. Ngày 19. 03.1627, Cha Đắc Lộ đến Cửa Bạng Thanh hóa. Lời đầu tiên ngài nói với cha ông chúng ta :”Hiện giờ tầu của chúng tôi có chở một thứ hạt trai tuyệt đẹp và quí giá, ai mua thì cả đời được giầu có hạnh phúc muôn thuở. Không nên sợ giá cao, vì chẳng ai nghèo đến nỗi không đủ tiền mua hạt trai ấy”. Tổ tiên chúng ta khấp khởi vui mừng, xin ngài ít là cho xem đôi ba hạt. Ngài trả ời :”Hạt ấy mắt xác thịt không thể xem thấy được, chỉ có trí khôn hiểu được mà thôi. Hạt trai ấy chính là lề luật Thiên Chúa, một cái gì qúi trọng hơn trân châu và hàng hóa Aán độ. Chúng tôi sẵn sàng giảng dạy luật đó cho anh chị em, nên không ngần ngại vượt biển băng ngàn đến đây” (Lm Hồng Phúc, Suy nịem Lời Chua, năm A, tr 22-23).
2. Hiếu thảo với Cha trên trời.
Người Á đông đề cao chữ “HIẾU”, nhất là trong luân lý đạo Khổng. Đời sống con người phải lấy chữ hiếu làm đầu mà bất hiếu là một tội nặng nhất trong các tội. Người ta đã nâng chữ hiếu lên thành “ĐẠO’ nên mới có “HIẾU ĐẠO”. Phận làm con cũng được nâng lên thành đạo nên mới có “ĐẠO CON”. Như vậy, muốn trọn đạo làm con thì phải chu tòan “đạo hiếu”. Tư tưởng này được đúc kết thành câu ca dao để nhắc nhở cho mọi người phải thi hành :
Công cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là “đạo con”.
Trong phép rửa của Gioan, Đức Giêu được gọi là “Con yêu dấu của Thiên Chúa”. Vậy thế nào là một người “con yêu dấu” ? Thưa đó là : - biết ý của cha mình : Đức Giêsu luôn cầu nguyện để biết ý của Chúa Cha. - và luôn theo ý cha mình : Đức Giêsu nói :”Lương thực của Ta là làm theo ý của Cha T Cũng thế, nếu chúng ta muốn trở thành con yêu dấu của Thiên Chúa thì chúng ta hãy bắt chước Đức Giêsu : luôn cầu nguyện, khi đã thấy được ý Chúa thì sẵn sàng bỏ ý riêng để làm theo ý Chúa.
Ngòai ra, chúng ta đã có Chúa là Cha, chúng ta cũng phải làm tròn “đạo hiếu” đối với Ngài để trọn đạo làm con của chúng ta. Tỏ lòng hiếu đối với Ngài, trước tiên là hãy yêu mến Ngài trên hết và trước hết như Chúa dạy :”Hãy yêu mến Thiên Chúa là Thiên Chúa ngươi hết linh hôn hết trí khôn…”(x. Mt 22,37; Mc 12,30; Lc 10,27).
Nhưng yêu mến Ngài thì phải thực hiện bằng những việc cụ thể bên ngòai vì thánh Giacôbê nói :”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Nếu không thì người ta sẽ chê cười :
Thương miệng thương môi, thương miếng xôi miếng thịt.
Chúa bảo chúng ta là ánh sáng thế gian. Nếu là ánh sáng mà không chiếu sáng thì không còn là ánh sáng nữa mà là bóng tối. Nhiệm vụ của chúng ta là phải soi sáng cho người khác bằng những việc làm cụ thể như Chúa nói :”Aùnh sáng của các con phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp các con làm, mà tôn vinh Cha các con, Đấng ngự trên trời”(Mt 5,16). Cuộc sống của chúng ta phải làm vinh Cha chúng ta ở trên trời khi chúng ta nguyện :”Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến…” Cuộc sống của chúng ta phải biểu lộ cho người khác biết chúng ta là con Thiên Chúa. Đã là con thì phải sống thế nào để người ta phải nói :”Cha nào con ấy”(Qualis pater, talis filius). Chúng ta hãy bắt chước Boleslas, vua nước Ba lan, luôn đeo ở ngực mẫu ảnh vua cha, và khi toan làm một việc gì quan trọng, vua nhìn vào mẫu ảnh đó và nói :”Con sẽ chẳng hề làm gì bất xứng người con thảo của cha”.
Hôm nay Đức Giêsu cũng khuyên nhủ chúng ta là những Klitô hữu, những người được mang tên Ngài, những người được thuộc về Ngài, hãy sống xứng đáng với danh hiệu cao qúi ấy giống như hòang tử của vua Ménedem, mỗi khi được bạn bè mời đi chơi, thì đến xin phép vua cha, vua ban phép lành và chỉ dặn có một điều là :”Dầu ở đâu, hãy nhớ mình là con vua”.
3. Biết khiêm tốn và phục vụ.
Đọc bài Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy cả Gioan tẩy giả và dân chúng Do thái đều không hiểu nổi Đấng Messia lại là một Người Tôi Tớ khiêm tốn hiến thân phục vụ nhân lọai cho đến chết. Hai ngàn năm đã trôi qua, thế mà ngày nay chúng ta cũng vẫn thế. Chúng ta giới thiệu Đức Giêsu cho người ta như một Đấng quyền phép hay một quan tòa xét xử. Chúng ta bỏ sót một phương diện rất quan trọng của Ngài : Ngài trước hết là một Người Tôi Tớ hiến thân phục vụ . Đạo của Đức Giêsu là một đạo hiến thân phục vụ, người môn đệ của Đức Giêsu cũng pải là người hiến thân phục vụ như thế.
Cả hai vai chính trong chuyện này đều khiêm tốn : Gioan khiêm tốn tự hạ mình để đề cao Đức Giêsu; còn Đức Giêsu khiêm tốn xin Gioan làm phép rửa cho mình. Người klhiêm tốn là người chỉ nhĩ đến việc chu tòan nhiệm vụ chứ không quan tâm đến vinh dự cá nhân.
Truyện : Hòang đế cầy ruộng. Tại một thành phố bên Tiệp khắc, giữa những di tích cổ người ta thấy có một chiếc cầy từ thế kỷ 18. Người ta truyền tụng câu truyện như sau : Một hôm, hòang đế Joseph II cùng đòan tùy tùng đến viếng thăm một ngôi làng trong vùng. Đi qua một cánh đồng, Hòang đế thấy một nông dân đang ngồi nghỉ mệt bên một gốc cây. Ông đến trò truyện với người nông dân và xin được cầy thử một luống.
Người nông dân rất đỗi ngạc nhiên vì có một người sang trọng lại xin tra tay vào cầy, và ông ta phá lên cười khi thấy những luống cầy vụng về. Với tất cả thành thực, người nông dân lắc đầu và nói :”Xin lỗi ông, hạng người như ông thì làm sao có thể tra tay vào cầy để kiếm sống được”. Nghe thế, một người trong đòan tùy tùng mới nói nhỏ cho người nông dân biết người đang cầm chiếc cầy của ông chính là Hòang đế. Lập tức, người nông dân như muốn độn thổ, ông không thể tưởng tượng được một vị Hòang đế lại có thể tra tay vào cầy của ông.
Thánh Phaolo dâng lời ca tụng :”Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hòan tòan trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”(Pl 2,6-8).
Đức Giêsu đã tự coi mình như “Con người đến để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn người”. Ngài muốn tham dự vào cuộc sống của con người, muốn nói rằng Con Thiên Chúa đã thực sự đến trần gian và đã hạ mình xuống lãnh nhận phép rửa từ một người. Những thái độ khiêm tốn của vị Hòang đế trần gian và Hòang đế Nước Trời đã làm dân chúng cảm phục và ngưỡng mộ khi họ nhận ra đó là một người có uy quyền trong một nước và một Vua cao trọng hơn hết các vua chúa trần gian này.
Người ta nói :”Thượng hành hạ hiệu” : người trên làm kẻ duới theo. Chúa Giêu đã làm gương trước, một tấm gương sán lạn đáng mọi người chúng ta bắt chước để chúng ta sống xứng đáng với danh hiệu là con cái Cha trên trời. |