Chúa Nhật XXVIII thường niên - Năm A

CHÚA MỜI CHÚNG TA DỰ TIỆC NƯỚC TRỜI

 
Lm Giuse Đinh tất Quý
 

X Lời Chúa: (Mt 22, 1-14)

1 Một hôm, Ðức Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với các thuợng tế và kỳ mục trong dân rằng: 2 Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. 3 Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến. 4 Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ: "Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới!" 5 Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, 6 còn những kẻ khác lại bắt các đây tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết. 7 Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu hủy thành phố của chúng. 8 Rồi nhà vua bảo đầy tớ: "Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. 9 Vậy các ngươi đi ra các nẻo đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới". 10 Ðầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách.

11 "Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, 12 mới hỏi người ấy: "Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?" Người ấy câm miệng không nói được gì. 13 Bấy giờ, nhà vua bảo những người phục dịch: "Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng! 14 Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít".

 
 
CHÚA NHẬT XXVIII

 

"Ðầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt,

cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách."(Mt 22,10)

Thiếu nhi chúng con yêu quí.

Thiếu nhi chúng con yêu quí,

Chúng ta vừa được nghe một dụ ngôn khác nữa của Chúa Giêsu. Dụ ngôn này có nhiều ý nghĩa. Cha chọn ý nghĩa dễ hiểu và thông thường nhất để nói chuyện với chúng con hôm nay.

Cha đố chúng con qua dụ ngôn này Chúa muốn nói với mọi người chúng ta điều gì? Có nhiều điều Chúa muốn nói nhưng theo cha thì có hai điều này con người hay vấp phạm và Chúa qua dụ ngôn này, Chúa muốn nói với chúng ta. Hai điều đó là:

- Thứ nhất là từ chối tình yêu của Thiên Chúa.

- Thứ hai là thiếu kính trọng đối với Thiên Chúa là Đấng luôn yêu thương con người.

1. Từ chối tình yêu của Thiên Chúa.

Thiên Chúa yêu thương con người. Đó là một hạnh phúc lớn lao không có gì sánh nổi. Tình yêu của Thiên Chúa thì vô biên nên Người khao khát chia sẻ. Thiên Chúa vô cùng tốt lành nên Người muốn thông ban hạnh phúc cho loài người. Tình yêu thì mãnh liệt khiến Người nảy sinh những sáng kiến kỳ diệu. Cho Con Một cưới lấy bản tính loài người để nâng loài người lên. Mời gọi loài người vào hưởng hạnh phúc với Người. Nâng loài người hèn hạ lên bậc thượng khách trong tiệc cưới. Nâng loài người tôi tớ lên hàng con cái trong Nước Trời. Đưa nhân loại bơ vơ đầu đường xó chợ vào ngồi đồng bàn với các vị thần thánh trên trời.

Chẳng có gì có thể giải nghĩa được thái độ đó của Thiên chúa. Chỉ có tình yêu. Đó là một tình yêu vô cùng mãnh liệt và hoàn toàn vô vị lợi. Tình yêu muốn chia sẻ hết những gì mình có. Tình yêu hoàn toàn vì người mình yêu.  Mong muốn mọi sự tốt đẹp cho người mình yêu.

Thế nhưng thừ hỏi con người đã đáp lại Tình Yêu của Thiên Chúa như thế nào?

Kinh Thánh đã cho chúng ta thấy dường như con người chỉ đáp lại bằng sự lãnh đạm, chối từ và nhiều lần đã phản bội. Lịch sử con người là lịch tình yêu bị chối từ như thế. Rõ rệt nhất là con người đã chối từ chính Con Một Thiên Chúa là Ngôi Lời mà Chúa đã gửi xuống trần gian để cứu rỗi loài người là Chúa Giêsu. Còn gỉ đau xót hơn như lời thánh Gioan Tông đồ đã nói: "Người ở giữa thế gian,và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình,

nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.(Ga 1,10-11)

Vâng, con người là như thế. Bài dụ ngôn hôm nay đã cho chúng ta thấy rõ. Những người được mời đã từ chối.  "Quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn"(Mt 22,5) Tệ hơn họ: "còn bắt các đây tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết.(Mt 22,7).

Chúa đã đối xử lại thế nào thì dụ ngôn cũng đã cho chúng ta thấy: "Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu hủy thành phố của chúng."(Mt 22,11). Tội từ chối Thiên Chúa là tội rất lớn. Chúng ta hãy coi chừng để đừng mình vấp vào tội ấy. Hãy coi chừng Thiên Chúa yêu thương nhưng không khoan nhượng đối với những kẻ dám thách thức Thiên Chúa.

Đây là câu chuyện xảy ra ngay trên đất nước của chúng ta. Câu chuyện cho mọi người thấy Chúa đã trừng phạt kẻ phạm thượng và bất kính đối với phép Thánh Thể. Chuyện xảy ra vào tháng 3 năm 1955 ở Bùi chu. Vị bề trên tu viện kể rằng một người lính đã ngang ngược đòi vào trong tu viện, nhưng các nữ tu đã chận lại và nói cho anh ta biết đây là nhà của Chúa, anh phải có lòng tôn kính.

Anh hỏi: "Chúa các chị ở đâu?"

Các chị đáp: "Ở đây!"và đưa tay chỉ tay về phía nhà tạm.

Người lính lấy súng bắn, phá cửa nhà tạm và bắn Mình Thánh Chúa là Mình Thánh Chúa vung vãi.

Tiếng dội của súng bắn vừa ngưng, người lính cũng ngã lăn ra chết, chết vì nhồi máu cơ tim.

  2. Thứ hai là thiếu kính trọng đối với Thiên Chúa là Đấng luôn yêu thương con người.

Dụ ngôn kể: "Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, mới hỏi người ấy: "Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?" Người ấy câm miệng không nói được gì. "(Mt 22,11)

Cha hỏi chúng con đã có bao giờ chúng con đi ăn cưới chưa?

- Dạ có.

- Chúng con thấy những người đi ăn cưới ăn mặc làm sao chưa?

- Rất đẹp.

- Ăn mặc như thế để làm gì?

- Theo cha thì là để tỏ lòng quí mến cô dâu chú rể và cũng để tỏ lòng tôn trọng đối với người khác.

Việc tôn trọng đối với người khác là một điều rất cần trong cuộc sống của loài người. Thiếu sự tôn trọng sẽ nảy sinh ra nhiều điều bất hạnh trong cuộc sống.

Trong bài dụ ngôn hôm nay, chúng con thấy tất cả mọi người đều ăn mặc lễ phục cưới hỏi. Duy chỉ có một người là không làm như thế. Rõ ràng là người này coi mọi người chẳng ra gì. Đúng là con người này thiếu lòng tôn trọng đối với người chủ tiệc và những người khác trong phòng tiệc và chính vì thế mà anh ta đã bị trừng phạt. "Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng!"(Mt 22,13)

Trong một thành phố ở xứ Bavieres trước dây, có một cuộc kiệu Mình Thánh Chúa rất lớn. Trên một đoàn đường kiệu đi ngang qua, có một người đàn bà có đạo nhưng những sách báo xấu và việc thường xuyên đi xem phim ảnh cũng như việc tham dự các buổi vũ hội đã làm bà đánh mất đức tin của thời thơ ấu. Lúc đoàn kiệu - lúc ấy đang diễn lại cảnh truyền tin với hai nhân vật: Đức Maria và sứ thần Gabriel- đi ngang qua, bà cười to và nói:

- Kìa hãy xem những kẻ làm trò múa rối!

Chưa hết, khi Mình Máu Chúa với cái lọng che rộng lớn đi ngang qua, trong khi những người khác qùi gối xuống cung kính thờ lạy, thì bà đã không ngăn cản được bản tính ngỗ nghịch, phỉ báng của bà. Bà đã dám thốt ra câu nói ghê gớm sau:

- Ước chi những kẻ nào nuốt những miếng bánh nhỏ này sẽ bị nghẹn họng!.

Người đàn bà này sau đó trở về nhà. Và bởi vì cảm thấy đói bụng, bà đã nuốt một cách tham lam nm miếng bánh mì. Miếng bánh dừng lại trong cổ họng bà làm bà nghẹt thở.

Hai giờ sau cuộc phỉ báng của bà, bà chỉ còn là một thây ma! Thế mới biết Thiên Chúa đã không để những kẻ chế giễu các sự thánh tránh khỏi một sự trừng phạt!

 

 

Một nhà truyền giáo tại Ấn Độ, ông Gordon Marsuel đã xin một tín đồ Ấn độ giáo, đến sống bên cạnh để dạy ông học tiếng bản xứ. Nhưng tín đồ Ấn này từ chối, anh ta nói:

- Thưa Ngài, tôi không thể đến dạy tiếng bản xứ cho ngài, vì lẽ tôi không muốn trở thành Kitô hữu.

Nhà truyền giáo trả lời:

- Tôi muốn học tiếng bản xứ để có thể giao tiếp với những người chung quanh để hiểu biết họ hơn, chứ không nhằm bắt họ trở lại với đạo Chúa.

Nhưng người tín đồ Ấn giáo đáp lại:

- Thưa ngài, tôi biết vậy. Nhưng đối với tôi, tôi nhận thấy rằng: không một ai có thể sống bên cạnh ngài mà không bị ngài cảm hóa để tin vào Chúa. Tôi không thể dạy ngài vì tôi đã nghĩ, không thể nào sống bên cạnh ngài mà không trở thành Kitô hữu.

 

Vì chúng ta dễ quên hạnh phúc mai sau, nên nhiều lần và nhiều cách Thiên Chúa sai người này người nọ đến nhắc nhở chúng ta. Chúng ta có khó chịu với những người ấy, xua đuổi họ, nhục mạ họ và ngược đãi họ không ?

 

 

Cái trước mắt mà chúng ta thấy hằng ngày là hạnh phúc mà trần gian mang lại qua việc làm ăn, buôn bán.

Nói cách khác, trước mắt phải lo làm ăn để có một cuộc sống bảo đảm về vật chất; thiên đàng thì còn xa, sau này từ từ lo.

Suy nghĩ như thế có phần đúng, vì ta phải sống thực tế với hiện tại. Nhưng cũng có phần sai khi chỉ biết hiện tại mà không hề nghĩ tới tương lai.

Điều sai lầm lớn nhất mà bài Tin Mừng này vạch ra là chẳng những ưu tiên lo cho hiện tại, mà còn "không đếm xỉa gì" đến bữa tiệc Nước Trời, thậm chí còn nhục mạ và hành hạ những sứ giả mà Thiên Chúa sai đến mời ta dự tiệc của Ngài.

Bài Tin Mừng hôm nay gợi cho chúng ta một số điều để suy nghĩ:

2. Tại sao họ đã chối từ?

Ta có thể rút ra hai khuyến cáo:

è     Quá mê làm ăn có thể kéo ta xa Chúa.  

è     Quá lo thụ hưởng cũng có thể kéo ta xa Chúa.

 

 

 vì chuộng những giá trị trần gian hơn; Thiên Chúa lại ban hạnh phúc ấy cho muôn dân. Tuy nhiên, cũng như người dự tiệc cưới phải mặc áo cưới, người được mời gia nhập Nước Trời cũng phải có một nếp sống mới phù hợp với Tin Mừng.

1. Điều trước mắt che khuất điều ở xa

3. Những ông chủ trại, những thương gia và những kẻ ngoài đường

Chúng ta hãy lưu ý rằng hai hạng người từ chối dự tiệc cưới là những ông chủ trại và những thương gia. Họ không đến vì còn phải lo đi thăm trại và đi buôn bán.

Còn những người mau mắn đến dự tiệc là những kẻ ở các ngã đường. Họ nghèo, họ đang đói cho nên được mời ăn tiệc là đến ngay.

Người no đủ không thích ăn tiệc bằng người đói khát. Bởi thế, Đức Giêsu đã nói rất chí lý: "Khốn cho các ngươi là những kẻ no đủ ... phúc cho chúng con là những người đói khát"

4. Y phục tiệc cưới.

Phần cuối dự ngôn này làm người đọc thắc mắc và khó chịu: những người đang ở ngoài đường đột nhiên được mời vào dự tiệc cưới thì làm sao có sẵn áo lễ mà mặc. Thế mà ông vua lại bắt một người không có áo lễ tống giam vào ngục.

Nên nhớ đây là một dụ ngôn, nghĩa là các chi tiết ám chỉ đến một ý nghĩa nào đó. Nếu bữa tiệc cưới là hình ảnh của Nước Trời, thì chiếc áo cưới tượng trưng cho nếp sống phù hợp với Nước Trời. Tự nhiên được mời vào Nước Trời đã là một hồng phúc, cho nên để đáp lại thì phải có một nếp sống phù hợp với Nước Trời.

Chiếc áo tượng trưng cho cách sống. Chúng ta hãy suy nghĩ về chiếc áo cách sống hiện tại của chúng ta: Nó có tốt hơn, đẹp hơn chiếc áo cách sống của những người không được ở trong phòng tiệc không? Chiếc áo tốt đẹp nhất của người dự tiệc Thiên Chúa chính là sống như Đức Kitô, như lời Thánh Phaolô nói: "Anh em hãy mặc lấy con người mới" (Ep 4,24), "Hãy mặc lấy Đức Kitô" (Gl 3,27)

5. Chuyện minh họa: viên cớ

Chúng ta có rất nhiều cớ để không làm điều mình phải làm, và nhiều cớ để làm điều lẽ ra không nên làm.

Ngày xưa có một anh thợ may rất khéo. Bao nhiêu áo đẹp của mọi người trong thành đều do anh may. Tuy nhiên bản thân anh thì chỉ có mỗi một chiếc áo rách. Lúc nào anh cũng mặc chiếc áo rách ấy, ngay cả trong những buổi tiệc lớn của thành phố. Có người thấy thế hỏi anh:

-  Sao anh có thể may bao nhiêu chiếc áo đẹp cho mọi người mà lại không may cho anh được một chiếc áo lành lặn.

-  Vì tôi phải may áo kiếm tiền, không có giờ may áo cho mình.

-  Vậy anh hãy cầm lấy 20 đồng tiền này và may cho anh một chiếc áo, kể như tôi mướn anh may cho tôi vậy.

Anh thợ may cầm tiền về nhà. Đến buổi tiệc tiếp theo, anh lại đến với chiếc áo rách cũ. Người bạn hỏi:

-  Sao anh không may áo cho anh?

-  Chiếc áo cho chính bản thân tôi mà giá chỉ có 20 đồng thì quá rẻ, nên tôi không may!

Người bạn chẳng nói gì nữa, bởi vì có nói gì nữa thì anh thợ may cũng sẽ tìm được một cớ khác thôi.

 

Trong trận nội chiến ở Tây Ban Nha, một người lính bị thương nặng được đưa về bệnh viện dã chiến. Chàng có hy vọng bình phục, nhưng chàng lại không chịu ăn. Các y tá, các nữ tu đã tìm mọi cách để thuyết phục, nhưng chàng vẫn từ chối mọi thức ăn đưa tới. Một người bạn thân của chàng biết chàng nhớ nhà, nên anh tình nguyện đi tìm nhà của chàng để mời Cha của chàng tới. Đến nhà bạn, anh kể rõ hoàn cảnh. Bố của người bị thương vội vã lên đường, trong khi bà Mẹ gói một tấm bánh để gưỉ cho con trai, thấy bố mình đến, bệnh nhân tỏ vẻ vui mừng, nhưng chàng vẫn chưa chịu ăn. Cho đến khi người bố đưa tấm bánh ra và nói: "Này con, đây là tấm bánh mà Mẹ con đã nướng gởi cho con", người con liền tươi nét mặt, nói: "Bánh Mẹ làm cho con hả? Vâng, cho con một miếng!".

Từ đó chàng bắt đầu dần dần bình phục.

 

 

2. Chối từ.

Trong tập sách “Những mảnh vụn suy tư", linh mục Albert Limet có ghi lại:

Một buổi sáng, tôi bước ra khỏi nhà, lòng ngập tràn hớn hở. Bỗng tối thấy một người lạ mặt đi về phía tôi. Tôi vui vẻ chào chúc ông mọi điều may mắn tốt lành ; nhưng thay vì vui vẻ đáp lại ông ta tỏ vẻ giận dữ, nói liên tục :

- Tôi không biết ông. Tôi không cần biết ông là ai. Tôi không cần lời chào chúc của ông. Tôi không tin có Thiên Chúa. Tôi không cần Ngài và tôi nhứt định không bao giờ cần ngài. . .

Phản ứng dữ dội của người khách lạ khiến linh mục phải suy nghĩ trong nhiều ngày. Cha ghi tiếp trong tập sách:

Tôi cảm thấy thương người khách lạ đó hơn là giận ghét. Có lẽ Ông đã  khổ tâm vì công việc làm ăn của ông thất bại. Có thể ông đang bận quá nhiều công ăn việc làm. không thể nhận lời chào chúc tốt lành của tôi cũng không thể nhận thấy tình yêu của Thiên Chúa!...

***

Câu chuyện trên minh họa thái độ từ khước của những thực khách được vua mời dự tiệc cưới trong Tin mừng hôm nay.

Người khách lạ không nhận lời chào chúc của Linh mục Albert Limet vì công việc làm ăn: các thực khách được mời dự tiệc cưới cũng vì "đi thăm trại, đi buôn bán" mà khước từ dự tiệc.

Đối với Chúa cũng thế. Nhiều lần chúng ta từ chối ơn Chúa, lắm khi chúng ta khinh thường Lời Chúa mời gọi vào dự tiệc hạnh phúc Nước Trời của Chúa vì coi của cải vật chất, danh vọng chức quyền ở  đời, lạc thú xác thịt quý hơn Nước Trời, trọng hơn hạnh phúc vĩnh cửu. Như thế chẳng phải chúng ta đánh giá các giá trị sai lầm sao ?

Chúa Giêsu mượn đoạn Tin mừng hôm nay, hay nói đúng hơn dụ ngôn tiệc cưới “ trên đây để cho chúng ta biết: “Chúa không trách chúng lo cuộc sống vật chất, vì ai trong chúng ta cũng phải sống thực tế hằng ngày. Nhưng Chúa trách những ai chỉ biết lo cho hiện tại mà không nghĩõ gì đến tương lai. Điều sai lầm lớn nhứt mà Chúa vạch ra cho chúng ta làø chỉ lo hiện tại mà không "đếm xỉa" gì đến tiệc Nước Trời, thậm chí còn từ chối “lời gọi của Chúa, còn nhục mạ và hành hạ các sứ giả Chúa sai đến nhắc nhở chúng ta. Chúa kêu gọi chúng ta: “Tiên vàn các con  hãy  tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính cùa Người, còn mọi sự  khác  Người sẽ lo cho các con” (Theo “Aùnh sáng thế gian").

Sự Hiện Diện Của Con Dê

Để khuyên chúng ta chấp nhận cuộc sống, người Đức thường kể câu chuyện như sau:

Có một nhà hiền triết nọ chuyên cố vấn giúp đỡ những ai gặp buồn phiền, chán nản trong cuộc sống. Bất cứ ai đến xin chỉ bảo cũng đều nhận được lời khuyên thiết thực… Một hôm,  có một người thợ may mặt mày thiểu não chạy đến xin cầu cứu. Gia đình ông gồm có ông, vợ ông và 7 đứa con trai nhỏ. Tất cả chen chúc nhau trong một căn nhà gần như đổ nát.  Người vợ phải la hét suốt ngày vì sự quấy phá của 7 đứa con. Xưởng may của ông lúc nào cũng lộn xộn, bẩn thỉu vì những nghịch ngợm của lũ con. Thêm vào đó là những tiếng la hét, khóc nhè suốt ngày,  khiến người thợ may không thể chú tâm làm việc được.

Nghe xong câu chuyện, nhà hiền triết mới đề nghị với người thợ may như sau: “Anh hãy ra chợ mua cho kỳ được một con dê, rồi dắt nó về cột ngay trong xưởng may của anh”. Người đàn ông đáng thương không đoán được ẩn ý của nhà hiền triết, nhưng đặt tất cả tin tưởng vào ông, cho nên anh về thu góp hết tiền của trong nhà để ra chợ mua cho kỳ được con dê.

Chúng ta hãy thử tưởng tượng: sự có mặt của con dê trong xưởng may sẽ giúp được gì cho anh ta? Con vật hôi hám ấy không những phóng uế nhơ bẩn lại suốt ngày còn kêu những tiếng không êm ái chút nào. Cái xưởng may chỉ trong một ngày đã biến thành một chuồng súc vật bẩn thỉu không thể chịu được… Người thợ may lại đến than phiền với nhà hiền triết vì sự có mặt của con dê. Lúc bấy giờ, nhà hiền triết mới bảo anh:

- Anh hãy tức khắc mang nó ra chợ và bán lại cho người khác.

Người đàn ông cảm thấy như nhẹ nhõm cả người. Anh dắt con vật ra chợ. Trong khi đó, ở nhà, vợ anh mang nước vào tẩy uế cái xưởng may. Bảy đứa nhóc con của anh bắt đầu trở lại xưởng may và hò hét trở lại. Người đàn ông nhìn xuống sàn nhà của xưởng may rồi mỉm cười nhìn thấy mấy cậu con trai của anh đang hạy nhảy la hét.  Anh tự nhủ: dù sao, tiếng la hét của mấy đứa con của anh, so với tiếng kêu của con vật dơ bẩn, vẫn dễ chịu hơn. Và chưa bao giờ anh cảm thấy hạnh phúc cho bằng ngày hôm đó.

 

(004)-THÂN PHẬN ĐỨC GIÊSU - BA NGÔI THIÊN CHÚA.

Vào năm1904, họa sỹ SMITH KOSSE đã trưng bày một tác phẩm trong cuộc triển lãm do Hàn Lâm Viên hoàng gia Anh tổ chức, với tựa đề "bị bọn người khinh thường và chối bỏ".

Trong bức tranh, họa sỹ vẽ Đức Giêsu đang đứng trên những bậc thềm của nhà thờ chính toà Thánh Phaolô, một nhà thờ to lớn nguy nga, tọa lạc trong một khu có đông người qua lại ở trung tâm thủ đô London của Anh quốc. Nhưng đám đông đi qua nhà thờ và trông thấy Đức Giêsu. Họ thuộc đủ mọi hạng người:

Có người đàn ông đi qua và suýt đâm thẳng vào Đức Giêsu, vì vừa đi ông vừa dán mắt vào tờ nhật báo của mình.

Có một khoa học gia đang dùng ống nghiệm để theo dõi các diễn tiến thử nghệp của mình, nên không thấy Đức Giêsu.

Có một nhân vật cấp cao trong hàng ngũ giáo phẩm với điệu bộ thánh thiện trang nghiêm tự mãn, bước đi nhưng không hề để ý đến sự có mặt của Đức Giêsu.

Cũng có một nhà thần học đang khua tay múa chân để lý luận về đề tài Thiên Chúa, về đời sống và sứ mạng của Đức Giêsu, nhưng bước nhanh qua Người mà không biết.

Có một diễn giả phùng mang trợn mắt thuyết trình trước đám đông về quyền lợi của con người, nhưng không buồn liếc nhìnVị Anh Cả của nhân loại.

Duy chỉ có một nữ ý tá ngước mắt nhìn về phía Đức Giêsu, nhưng bà vẫn tiếp tục bước đi trên con đường của mình.

Bình luận về những thái độ của con người được họa sỹ diễn tả trên bức tranh, một học giả Kinh Thánh nổi tiếng người Anh, ông Biligham Beclay viết như sau: "Đó là những hoàn cảnh thường xảy ra trong cuộc sống hôm nay. Nếu Đức Giêsu xuất hiện một lần nữa, có lẽ nhiều người sẽ quan niệm rằng: anh thợ mộc con ông Giuse sinh trưởng ơ Nazarét, không quan trọng để mình đóng đinh anh ta vào Thập Giá. Đó là  thân phận của Đức Giêsu ngày hôm nay, và đó cũng là thân phận của Người lúc sinh tiền trong cuộc sống rày đây mai đó. Không có đến cả một viên đá để gối đầu... Vậy mà Người vẫn hiên ngang tung chân đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời.

 

 

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong tập sách "Đường Hy Vọng" đã viết như sau: Người ngoài không hiểu được tại sao ta theo tiếng gọi của Chúa, và người ta cho là điên. Chính Chúa Giêsu cũng bị Hêrôđê cho là điên, và chúng ta hãnh diện được ở trong nhà thương điên của Chúa.

Những người Do Thái chưa hẳn gọi Chúa Giêsu là điên, nhưng có thể cho Ngài là ngông cuồng. Họ tự phụ cho mình đã biết được nguồn gốc, cội nguồn của Chúa Giêsu là xuất thân từ một gia đình nghèo, con ông thợ mộc Giuse và bà Maria, sinh sống tại Nazareth. Thật không thể nào tưởng tượng được một con người xuất thân thấp hèn như vậy mà dám xưng mình là Con Thiên Chúa. Mâu thuẫn của Đức Kitô là thế đó! Con Thiên Chúa xuống thế làm người thấp hèn đến độ bị khinh thường như vậy.

Những người Do Thái tự phụ, cho mình là biết rõ ngọn nguồn của Chúa Giêsu nhưng thực sự họ không biết vì tinh thần họ đã trở nên mù quáng trước những phép lạ, trước những dấu chỉ Chúa đã thực hiện trước mắt họ. Họ làm ngơ giả điếc trước những mạc khải vô cùng quan trọng của Chúa Giêsu, về nguồn gốc thần linh của Ngài: "Ta bởi Thiên Chúa Cha mà đến, và chính Ngài là Đấng đã sai Ta". Đây là sự thật rất quan trọng và Giáo Hội đã đưa vào kinh Tin Kính để cộng đoàn và các đồ đệ của Chúa Giêsu tuyên xưng: "Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải tạo thành... Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế...".

Sự cứu rỗi của nhân loại không phải là một tổ chức, nhưng là một mầu nhiệm; mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu chết và sống lại. Đừng hoài nghi lúc thấy con đường hy vọng vắng bóng những người mà thế gian cho là khôn ngoan. Chúa Giêsu đã báo trước: "Lạy Cha, Con đội ơn Cha, vì Cha đã dấu những điều này cho những kẻ khôn ngoan thông thái mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn". Con cảm tạ Chúa vì Ngài đã chỉ cho con biết sự khôn ngoan thật. Thế gian sợ sự khôn ngoan này vì Chúa Giêsu gọi là đường hẹp, vì nó đảo lộn cuộc sống cũ, vì nó quấy rầy thế gian, vì nó đặt lại giá trị, vì thiên hạ cho là chướng tai. Nhưng những tâm hồn thiện chí, khiêm cung, những giới trẻ đầy nhiệt huyết qua mọi thời đại đã theo sự khôn ngoan thật này đến cùng Chúa.

Lạy Chúa, xin ban cho con một tâm hồn khiêm tốn để con có thể lãnh nhận sự khôn ngoan thật của Chúa. Xin thương cho con được gặp Chúa và giúp anh em xung quanh đến với Chúa. Amen!

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong tập sách "Đường Hy Vọng" đã viết như sau: Người ngoài không hiểu được tại sao ta theo tiếng gọi của Chúa, và người ta cho là điên. Chính Chúa Giêsu cũng bị Hêrôđê cho là điên, và chúng ta hãnh diện được ở trong nhà thương điên của Chúa.

Những người Do Thái chưa hẳn gọi Chúa Giêsu là điên, nhưng có thể cho Ngài là ngông cuồng. Họ tự phụ cho mình đã biết được nguồn gốc, cội nguồn của Chúa Giêsu là xuất thân từ một gia đình nghèo, con ông thợ mộc Giuse và bà Maria, sinh sống tại Nazareth. Thật không thể nào tưởng tượng được một con người xuất thân thấp hèn như vậy mà dám xưng mình là Con Thiên Chúa. Mâu thuẫn của Đức Kitô là thế đó! Con Thiên Chúa xuống thế làm người thấp hèn đến độ bị khinh thường như vậy.

Những người Do Thái tự phụ, cho mình là biết rõ ngọn nguồn của Chúa Giêsu nhưng thực sự họ không biết vì tinh thần họ đã trở nên mù quáng trước những phép lạ, trước những dấu chỉ Chúa đã thực hiện trước mắt họ. Họ làm ngơ giả điếc trước những mạc khải vô cùng quan trọng của Chúa Giêsu, về nguồn gốc thần linh của Ngài: "Ta bởi Thiên Chúa Cha mà đến, và chính Ngài là Đấng đã sai Ta". Đây là sự thật rất quan trọng và Giáo Hội đã đưa vào kinh Tin Kính để cộng đoàn và các đồ đệ của Chúa Giêsu tuyên xưng: "Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải tạo thành... Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế...".

Sự cứu rỗi của nhân loại không phải là một tổ chức, nhưng là một mầu nhiệm; mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu chết và sống lại. Đừng hoài nghi lúc thấy con đường hy vọng vắng bóng những người mà thế gian cho là khôn ngoan. Chúa Giêsu đã báo trước: "Lạy Cha, Con đội ơn Cha, vì Cha đã dấu những điều này cho những kẻ khôn ngoan thông thái mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn". Con cảm tạ Chúa vì Ngài đã chỉ cho con biết sự khôn ngoan thật. Thế gian sợ sự khôn ngoan này vì Chúa Giêsu gọi là đường hẹp, vì nó đảo lộn cuộc sống cũ, vì nó quấy rầy thế gian, vì nó đặt lại giá trị, vì thiên hạ cho là chướng tai. Nhưng những tâm hồn thiện chí, khiêm cung, những giới trẻ đầy nhiệt huyết qua mọi thời đại đã theo sự khôn ngoan thật này đến cùng Chúa.

Lạy Chúa, xin ban cho con một tâm hồn khiêm tốn để con có thể lãnh nhận sự khôn ngoan thật của Chúa. Xin thương cho con được gặp Chúa và giúp anh em xung quanh đến với Chúa. Amen!

 

 

 

chúng ta thấy được điều gì

 

 

Cung cách một người thể hiện tinh thần của người đó.  Khi đến thăm một người bạn, ta sẽ không mặc bộ đồ làm vườn mà đến. Chúng ta biết rõ rằng quần áo không thành vấn đề đối với bạn chúng ta, cũng không phải chúng ta muốn trình diễn, nhưng vì vấn đề phải tôn trọng nên chúng ta đến nhà bạn  một cách gọn gàng và chỉnh tề. Chuẩn bị trước như thế là chúng ta bầy tỏ cảm tình và sự tôn trọng của mình đối với bạn.

 

          Đối với nhà của Chúa cũng vậy, ví dụ này không quan hệ gì đến việc ăn mặc của chúng ta khi đến nhà thờ để trình diễn, nhưng cần có trang phục cho linh hồn, tấm lòng và tâm trí của chúng ta.  Đó là sự khao khát, trông đợi, lòng khiêm nhường và thống hối, đức tin và sự tôn kính. Đây là bộ áo lễ nếu không mặc vào thì sẽ không dám đến gần Chúa. Điều thường xẩy ra là chúng ta hay đến nhà Chúa mà không sửa soạn chút nào. Nếu mỗi người chúng ta đều sửa soạn trước khi đến nhà thờ bằng lời cầu nguyện ngắn, suy nghĩ và tự kiểm điểm bản thân thì sự thờ phượng mới đúng là sự thờ phượng thật.  Một sự thờ phượng đem lại nhiều tốt lành cho tâm hồn mỗi người, cho Hội thánh và cho thế giới.

 

          Chúng ta đã nhận lời mời của Chúa mà vào dự tiệc Nước Trời. Đây là một vinh dự lớn lao Chúa dành cho ta. Nhưng vinh dự ấy đòi chúng ta phải vươn lên bằng một đời sống lành thánh, một đời sống kết hợp với Chúa, để có thể nói như thánh Phaolô :”Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Trách nhiệm của chúng ta là phải giữ mình không để cho vật dục hay của cải trần gian lôi kéo xuống giống như con vật, ngược lại phải vươn lên làm con cái ánh sáng để xứng đáng là công dân Nước Trời.

Một nạn đói xảy ra trong vùng. Cỏ người ăn xin bên góc đường bước đến bên ông Tolstoi là đại văn hào Nga đang đi ngang qua đó. Tolstoi dừng lại, định lấy tiền cho, nhưng không tìm được đồng nào. Ông nói với sự tiếc nuối:

- Nầy người anh em, đừng giận tôi. Tôi chẳng có đem theo gì

Mắt người ăn xin sáng lên và nói:

- Ông gọi tôi là anh em, đó đã là món quà rất lớn rồi.

*Tại sao chỉ được gọi là anh em mà bảo là món quà lớn nhất? Vì nó nói lên tấm lòng yêu mến, tôn trọng nhau. Đó cũng là một cách thi hành bác ái huynh đệ Chúa dạy. (Trích Minh hoạ Lời Chúa)