Chúa Nhật XXIII thường niên - Năm A
ANH ĐÃ ĐƯỢC MÓN LỢI
Suy niệm của Noel Quession

Đức Giêsu bảo các môn đệ:"Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình".

Đoạn Tin Mừng ngày hôm nay được trích từ bài giảng lớn thứ tư của Đức Giêsu, theo cách bố cục Tin Mừng của Matthêu. Đây là những giáo huấn về đời sống "cộng đoàn".

“Cộng đoàn" mà chắc chắn Matthêu nghĩ đến chính là nhóm nhỏ Kitô hữu, tập hợp mỗi Chúa nhật để cữ hành Thánh Thể, và tạo thành một Giáo hội địa phương. Ngay từ đầu, chúng ta nhận thấy tính chất thực tế của Đức Giêsu: "Nếu người anh em của anh trót phạm tội…” Giáo hội không phải là một cộng đoàn gồm những "người thanh khiết các thánh", nhưng những "người tội lỗi". Đức Giêsu đã rất sáng suốt tiên liệu rằng "các Kitô hữu không tốt hơn những người khác", như thỉnh thoảng người ta vẫn nói. Giáo hội được tạo nên bởi những con người mỏng dòn như xã hội thế tục. Đức Giêsu không mơ đến một Giáo hội không có vấn đề. Người sẽ đưa ra một thủ tục để thử giải quyết những khó khăn mà có ngày sẽ phát sinh trong mọi nhóm người.

Thật vậy điều Đức Giêsu nói ở đây có thể được áp dụng cho mọi môi trường sống của chúng ta với một tỉ lệ nào đó:Gia đình, nhóm, hiệp hội, nhóm bạn, các đồng nghiệp… Biết bao nhiêu là xung đột, căng thẳng, chống đối nhau!

Đôi khi lúc mới khởi đầu, mọi sự xem ra đơn giản và hài hòa. Và rồi với thời gian trôi qua, nhiệt tình xuống dần, nhóm có nguy cơ tan rã nếu không ai quan tâm đến sự liên kết và hiệp thông.

Không một nhóm con người nào tránh được tội lỗi, sự khốn khổ của con người... kể cả Giáo Hội!"Nếu anh em của anh trót phạm tội…”

Phải làm gì, bây giờ?

Anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi của người anh em mình...

Chúng ta nhận thấy ngay, trong những chữ cô đọng ấy bầu khí mà Đức Giêsu đặt chúng ta vào. Đó là một bầu khí của tình yêu chứ không phải là của sự phán xét.

Than ôi, có những "vị quản giáo mắc khuyết điểm" lẫn lộn hết mọi sự, và lúc nào cũng sẵn sàng lên lớp những người khác trong một thái độ phê phán có hệ thống. Như thế là làm sai lạc tư tưởng của Đức Giêsu, vì đã có xu hướng "buộc tội" và "đè nặng" lên kẻ có tội. Tất cả Tin Mừng rõ ràng nói với chúng ta điều ngược lại. Và văn cảnh trực tiếp của bài giảng này về cộng đoàn chỉ nói về sự tế nhị và lòng nhân hậu đối với anh em mình. Ngay trước đoạn văn mà chúng ta đọc hôm nay, Đức Giêsu đã kể lại dụ ngôn con chiên lạc: "Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này… Hãy như người chăn chiên mất một con chiên chạy đi tìm nó…Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất" (Matthêu 18,10-14). Và ngay sau bản văn của chúng ta về sự sửa lỗi anh em, Đức Giêsu sẽ đòi hỏi Phêrô "tha thứ bảy mươi lần bảy" (Matthêu 18,21-22) Kế đó Đức Giêsu sẽ lên án thái độ của người đầy tớ không biết thương xót, không có trái tim, không biết tha thứ một món nợ cho người bạn mình (Matthêu 18,23-35).

Như thế, chúng ta phải can thiệp, chỉ với một bầu khí của tình yêu thương. Người ta chỉ có quyền phê bình một người anh em nếu người ta " yêu thương người ấy!Toàn bộ Tin Mừng cao rao với chúng ta Đức Giêsu nhân hậu với những người tội lỗi.

"Hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó..." “Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình ..”

Người ta cảm thấy rằng Đức Giêsu rất muốn đó là giải pháp cho sự xung đột. Khi một người được món lợi là anh em mình thì trời cao sẽ xuống với đất?Đó chính là niềm vui của giải pháp ấy!

Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh.

Đức Giêsu thực hiện thêm một bước với biết bao sự tế nhị tâm lý!

Trước tiên là mặt giáp mặt trong sự kín đáo, để cho nếu có thể không ai biết có điều xấu và người phạm lỗi có thể giữ được tiếng- tăm và danh dự của mình... và rồi, đến lúc phải đem theo một, hai anh em khác là để tránh những phán đoán quá chủ quan trong đó người ta có thể đánh giá sai lầm, và cũng để ý số đông tìm thấy những lập luận có thể thuyết phúc hơn. Phải làm mọi sự để tránh sự hấp tấp và sự độc đoán.

Chỉ sau khi đã dùng hết cách khuyên nhủ, người ta mới phải cắt bỏ một cách đau đớn.

Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.

Công thức này đụng chạm đến chúng ta, nhất là lại do Đấng là người ta đã gọi "bạn của những người thu thuế và những người tội lỗi (Matthêu 1 1, 19). Sự lên án khắc khe này chỉ có thể hiểu được một cách chính xác bởi người ta đã thử hết cách để cứu người anh em. Người ta cũng có thể nói rằng chính người anh em đã tự mình loại mình ra khỏi cộng đoàn với việc nhiều lần khước từ sửa lỗi. Đã ba lần, người ấy gạt bỏ bàn tay mà người ta đã giơ ra cho người ấy. Sau khi đã nhẫn nại đem lại cho người ấy mọi cơ may, cộng đoàn thấy mình bất lực đối với người anh em đó…

Nhưng phải nói thêm rằng, cả trong những trường hợp tối hậu ấy, chúng ta không giảm bớt lòng yêu thương người ấy, kẻ tội lỗi ấy... bới lẽ chúng ta phải yêu thương cả kẻ thù của mình (Matthêu 5,43~8). Và Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai của Chúa nhật này, nhắc chúng ta rằng "Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái" một món nợ không bao giờ trả hết (Rm 13,8).

Thầy bảo thật anh em:"Dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì trên trời cũng cầm buộc như vậy, dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì trên trời cũng tháo cởi như vậy.”

Đức Giêsu không bao giờ chỉ là một nhà luân lý, một hiền giả, một nhà nhân bản. Những lời khuyên mà chúng ta đã nghe cho đến nay là những nguyên tác tâm lý sơ đẳng, có giá trị đối với mọi quan hệ của con người. Nhưng Đức Giêsu giờ đây đưa ra thêm một khía cạnh "thần học". Người mạc khải một mầu nhiệm ẩn giấu. Thiên Chúa hiện diện trong toan tính cứu vớt anh em mình... Thiên đàng liên quan với những gì xảy ra trên mặt đất.

Ý muốn của Thiên Chúa là không một con chiên nào bị hư mất, nên sự sửa lỗi anh em trở thành một con đường của lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, nhiều người chỉ khám phá sự tha thứ của Thiên Chúa (trên trời) nếu họ khám phá sự tha thứ của anh em (dưới đất) được thực hiện bằng một thái độ nhân bản của lòng yêu thương cứu độ.

Vại trò “cầm buộc và tháo cởi" mà Đức Giệsu đã ban cho cá nhân Phêrô một vài ngày trước đó (Matthêu 16,19), cũng được ban cho toàn thể cộng đoàn, trong cùng những từ ngữ (Matthêu 18,18). Giáo hội là môi trường của lòng thương xót, nhân hậu. Những Kitô hữu đưa về Thiên Chúa. Ôi trách nhiệm to lớn biết bao?

Giữa "đất” và "trời” có sự tương giao?

Giữa "thời gian" và "vĩnh cửu”, có sự tương giao?

Sự mạc khải của Đức Giêsu là ở điều này:Điều mà người ta cầm buộc được hay tháo gỡ được ở trần gian này, trong lúc này... được "cầm buộc" hoặc "tháo gỡ" nơi Thiên Chúa mãi mãi…

Và không chỉ cho chúng ta, nhưng cũng cho những người khác Giáo Hội là một cộng đoàn ở đó mỗi người chịu trách nhiệm về đời sống Đức Tin của anh em mình. Chúng ta có thật sự gánh trách nhiệm cho nhau không?Giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái?Thông thường, chúng ta hay -hèn nhát chúng ta không quan tâm đến đức tin của những người khác, Một vấn đề thời sự nóng bỏng... Biết bao đứa trẻ đã từ bỏ đức tin của cha mẹ chúng. Biết bao anh em dường như đi theo con đường rời bỏ cộng đoàn đức tin..

Vậy có nên tuyệt vọng không?

Thầy còn bảo thật anh em: "Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời- cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho"

Đức Giêsu lặp lại công thức nhấn mạnh long trọng:Thầy còn bảo thật anh em!Công thức ấy thường chỉ một mạc khải về mầu nhiệm đức tin, được che khuất khỏi sự nhận xét của con người. Và Đức Giêsu trở về chủ đề về sự tương quan giữa "đất" và "trời".

Có nên tuyệt vọng khi chúng ta không "nhìn thấy" kết quả của những nỗ lực đối với những anh em, tội lỗi từ chối sống đời thánh thiện theo ơn gọi Kitô hữu của họ? ít ra bề ngoài là như' thế? Đức Giêsu đáp lại "không" với chúng ta!

Bỏ vì, Người nói, cộng đoàn - Giáo Hội không phải là một hiệp hội như – những hiệp hội khác. May mắn thay!

Cộng đoàn đức tin này ít lệ thuộc vào những nỗ lực của con người để có thể kết thúc bằng sự thất bại mà lệ thuộc nhiều hơn vào: Chúa Cha, Đấng ngự trên trời. Đức Giêsu yêu cầu chúng ta phải tin vào hiệu quả... ẩn giấu ở trên trời của lời cầu nguyện, những hiệu quả mà những phương tiện thông thường của con người không thể nhận thấy được. Sự cầu nguyện ấy không phải là sự lười biếng, bởi vì người ta đã làm hết sức trước đó. Nhưng là phương sách cuối cùng Đức Giêsu khẳng định với chúng ta phải tin vào hiệu quả của phương sách đó. Đối với nhiều bậc cha mẹ trong gia đình, lời nói ấy của Đức Giêsu phải là ánh sáng quyết định mặc dù không kiểm chứng được... "Nếu ở dưới đất hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì thì lời cầu nguyện của họ sẽ có hiệu quả với Chúa Cha; Đấng ngự trên trời"…

Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy thì có Thầy ở đấy giữa họ.

Không, Giáo hội, cộng đoàn những người tội lỗi như mọi người khác, không phải là một hiệp hội như các hiệp hội khác:Đức Giêsu sống lại với tất cả quyền năng tinh thần của Thiên Chúa ở đấy giữa những người quy tụ nhân danh Người. " '

Rõ ràng chúng ta không còn ở trong lãnh vực luân lý xã hội học, hay nhân bản. Chúng ta ở trong lãnh vực đức tin. Sự thống nhất của Giáo Hội ở bên trên những xung đột chia rẽ con người. Mọi nỗ lực hòa giải luôn phải được thực hiện. Nhưng khi những bàn tay chúng ta đưa ra không được tiếp nhận, thì chúng ta vẫn phải tin rằng điều mà con người không làm được, Thiên Chúa làm được" (Mt 17,20-19.26; Lc 1,37).

Một giấc mơ điên rồ chăng? Một ảo tưởng không có thật chăng? Không phải thế! Nhưng đó là một bí quyết tuyệt vời của chủ nghĩa lạc quan đi đến mức tin rằng không môt người nào, không một hoàn cảnh nào mà sau cùng không thể cứu vãn được (1Cr 8,11).

"Người anh em này mà Đức Kitô đã chịu chết để cứu chuộc...". Làm thế nào mà chúng ta lại thất vọng vì người ấy.