Chúa Nhật XXI thường niên - Năm A |
NHẬN LÃNH TRÁCH NHIỆM CHÚA TRAO |
Lm Giuse Đinh lập Liễm |
A. DẪN NHẬP.
Chúa
nhật 21 hôm nay giúp chúng ta hướng lòng về Mầu nhiệm Hội thánh. Công
đồng Vatican II gọi “Hội thánh là Dân Thiên Chúa” , một dân có tổ
chức hẳn hoi, một Hội có đầy đủ các đặc tính của nó. Hội
thánh được coi như một gia đình, trong đó mỗi người đóng một vai trò
hoặc lớn hoặc nhỏ nhưng mọi người đều có trách nhiệm phải bảo vệ vàø xây
dựng gia đình đó.
Trong
số các hồng ân Chúa ban cho loài người, Hội thánh chắc hẳn là hồng ân
qúi giá nhất. Chính Hội thánh có nhiệm vụ tiếp tục công trình của Đức
Kitô, và ban cho chúng ta những đặc ân Người mang đến. Chính Hội thánh
làm cho Chúa Kitô hiện diện giữa chúng ta. Chúng
ta hãy tìm hiểu Hội thánh để thêm lòng yêu mến và cố gắng làm tròn nhiệm
vụ của chúng ta đối với Hội thánh.
Chúng
ta là những thành viên trong Hội thánh. Đã là thành viên thì mỗi người
đều có quyền lợi và bổn phận bởi vì quyền lợi và bổn phận phải đi liền
với nhau. Chúng ta đã được lãnh nhận nhiều ơn Chúa qua Hội thánh thì
chúng ta cũng phải có bổn phận bảo vệ và xây dựng Hội thánh . Tuy mỗi
người chỉ là một thành phần nhỏ nhưng cũng quan trọng, bởi vì một ngôi
nhà được xây dựng lên phải bao gồm nhiều yếu tố, nhiều chất liệu mà
thiếu một yếu tố nào thì ngôi nhà ấy chưa được hòan hảo. Hội thánh là
một ngôi nhà chung, mỗi người phải có trách nhiệm góp vần vào việc xây
dựng ngôi nhà đó.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài
đọc 1 : Is 22,
19-23.
Lời
tiên tri của Isaia hôm nay nói về việc truất phế một vị quan coi đền thờ
là Sobna, dưới triều vua Ezechia, vì ông này có những hành vi nhũng
lạm. Ông này không xứng
đáng, nên chức vụ này được trao cho người khác là Éliakim, ông này sẽ lo
quyền lợi chung và sẽ là người cha cho dân của ông.
Mặc
dù Eliakim phục vụ cho vua Ezéchia, nhưng trách nhiệm của Eliakim không
phải do vua trao, mà do chính Thiên Chúa. Ngài trao cho Eliakim “chìa
khoá”, nghĩa là thẩm quyền để hành xử trong phạm vi trách nhiệm của
mình. Ngài còn hứa sẽ che chở, trợ giúp để ông thi hành trách nhiệm được
giao phó.
+ Bài
đọc 2 : Rm
11,33-36.
Trong
thư gửi cho tín hữu Roma, thánh Phaolô ca tụng sự khôn ngoan vô cùng của
Thiên Chúa. Đường lối của Ngài không ai hiểu thấu vì mọi vật đều do Ngài
mà có, nhờ Ngài mà tồn tại. Chúng ta chỉ biết ca ngợi tình thương của
Chúa đối với chúng ta và cố gắng sống theo đường lối và thánh ý của Ngài
: Xin tôn vinh Thiên Chúa
đến muôn đời.
+ Bài
Tin mừng : Mt
16,13-20.
Sau
khi các Tông đồ cho Chúa Giêsu biết dư luận của dân chúng về Ngài, thì
Chúa Giêsu lại hỏi chính các ông xem các ông bảo Ngài là ai ? Thánh
Phêrô đã thay cho các ông khác mà tuyên xưng :”Thầy là Đấng Kitô, Con
Thiên Chúa hằng sống”. Chúa
Giêsu đã chấp nhận lời tuyên xưng ấy và để đáp lại, Ngài đã đặt
Phêrô làm thủ lãnh Hội thánh, tượng trưng cho tước vị và quyền hạn này
là việc trao chìa khóa.
Như
vậy, thánh Phêrô và những người kế vị đã nhận được nhiệm vụ tiếp
tục sứ mạng của Chúa Kitô điều khiển Hội thánh, là dân Thiên Chúa. Ngài
còn hứa sẽ bảo trợ thánh Phêrô và các Đấng kế vị trong chức vụ mình, và
bảo đảm với các vị là Hội thánh của Ngài luôn bền vững, không một quyền
lực nào có thể phá nổi.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Hội thánh của Chúa Kitô
I. HỘI THÁNH VÀ VIỆC TRAO QUYỀN
BÍNH.
1. Xây
dựng Hội thánh.
Sau
khi Phêrô đã tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu :”Thầy là Đấng Kitô,
Con Thiên Chúa hằng
sống”, Chúa Giêsu liền thưởng cho ông :”Phêrô, con là Đá trên Đá
này Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy”.
Con
là Đá : Đá ở
đây vừa là tảng đá vừa là tên mới của Simon. Trong Kinh thánh, khi trao
nhiệm vụ đặc biệt cho một nhân vật nào thì Thiên Chúa thường đổi tên
người đó (St 17,5-15. 35,10 . Tv 13,16. 2V 23,34) . Việc đổi tên như vậy
cho thấy có mối liên hệ mới mẻ giữa người đổi tên và kẻ được đổi tên. Quả
vậy, khi đổi tên Simon là Phêrô (Đá), Chúa có ý chỉ Phêrô sẽ
là Đá tảng vững chắc, trên đó Người sẽ xây Hội thánh của Người. Tất
nhiên đây chỉ là tảng đá hữu hình của Hội thánh, còn đá vô hình là Chúa
Giêsu (1Cr 3,10-11 ; 1Pr 2,6-8).
Qua đặc tính tự nhiên của đá, ta có thể hiểu về đặc tính của Hội thánh. Đá có đặc tính :
* Cứng :
nói lên sức mạnh của Hội thánh.
* Bền :
nói lên sự trường tồn của Hội thánh. * Chắc : nói lên sự vững bền của Hội thánh.
Vì
thế Phêrô quả là nền tảng của Hội thánh.
(Trần hữu Thành, Suy
niệm Tin mừng Chúa nhật, năm A, tr 257)
Hội
thánh là chính Chúa Giêsu tiếp
tục sống giữa chúng ta. Qua các thời đại, cũng có những người lớn tiếng
hô hào rằng : Hội thánh đã đến ngày tận số ! Nhưng
Hội thánh vẫn còn tiếp tục qua 2000 năm nay và vẫn còn tiếp tục. Chúng
ta hãy nghe một số phát biểu :
Năm
305, hoàng đế Dioclesianô ra
lệnh đúc những kim tiền với
dòng chữ : Để kỷ niệm ngày
đạo Kitô bị tiêu diệt.
Năm
1758, Voltaire nói
tiên tri : hai mươi năm nữa đạo Công giáo sẽ hết đời.
Năm
1850, P. Proudhon quả
quyết : các người đạo đức hãy lo giấy thông hành trước đi. Mười năm nữa
sẽ không còn vị linh mục nào để
xức dầu cho đâu.
Và
năm 1904, Combes tuyên
bố : ba tháng nữa bọn giáo sĩ phản động sẽ bị tiêu diệt.
Đời
nào cũng có những người cao hứng muốn làm nhà tiên tri để phê phán về số
mạng của Hội thánh. Nhưn bây giờ họ ở đâu ? Họ đã chết. Hội thánh vẫn
còn sống, sống mạnh, sống mãi.
Thánh Augustinô nói
:”Họ nhìn thấy Hội thánh, họ nói : Hội thánh sẽ chết, giáo dân đã đến
ngày tận số. Nhưng tôi thấy họ chết mỗi ngày mà Hội thánh vẫn tồn tại để
rao giảng quyền lực của Thiên Chúa cho các thế hệ nối tiếp nhau”.
2. Phêrô
được trao quyền lãnh đạo.
Sau
khi Chúa Giêsu tuyên bố sẽ lập Hội thánh trên nền tảng là Phêrô, Chúa
Giêsu liền ban quyền lãnh đạo cho ông :”Thầy sẽ trao cho con chìa
khoá Nước Trời, dưới đất con cầm buộc điều gì, trên trời cũng cầm buộc
như vậy ; dưới đất, con tháo cởi điều gì, trên trời cũng tháo cởi như
vậy” (Mt 16,19).
Không
còn nghi ngờ gì nữa, Đức Giêsu đã tuyển chọn và tấn phong Phêrô làm thủ
lãnh của Hội thánh. Ngài xây dựng Hội thánh của Ngài trên tảng đá Phêrô
và hứa sẽ bảo vệ Hội thánh khỏi mọi tấn công của tử thần. Ngài
còn trao cho Phêrô chìa khóa Nước Trời, tượng trưng cho quyền bính trên
trời dưới đất. Với quyền tối
thượng này, Phêrô sẽ cai quản, giáo huấn và thánh hóa Hội thánh của Đức
Kitô trong tinh thần phục vụ và yêu thương, sẵn sàng hiến mình cho đoàn
chiên đã được trao phó.
II. SỨ MẠNG LÃNH ĐẠO HỘI THÁNH.
Hội
thánh được Công đồng Vatican II gọi là “Dân Thiên Chúa”. Đã là
một dân thì phải có tổ chức hẳn hoi. Chúa Giêsu đã lập một hội giáo. Hội
đó là một hội hoàn toàn, có người chỉ huy và có kẻ phục tùng, không phải
cá mè một lứa, theo hình thức quân chủ theo nghĩa một người có trọn
quyền chỉ huy. Hội đó có đủ
các quyền hành của một hội hoàn toàn : có quyền cai trị, quyền giáo huấn
và quyền thưởng phạt. Các
quyền này nhận thẳng từ Đấng sáng lập không chịu quyền của trần gian.
Như
chúng ta đã biết, Chúa Giêsu đã thiết lập Hội thánh không rõ từ lúc nào,
các nhà thần học chưa đồng ý với nhau, nhưng biết chắc chắn rằng Chúa
Giêsu đã thiết lập và trao quyền lãnh đạo Hội thánh cho thánh Phêrô :”Thầy
trao cho con chìa khóa Nước Trời, dưới đất con cầm buộc điều gì, trên
trời cũng cầm buộc như vậy, dưới đất con tháo cởi cái gì, trên trời cũng
tháo cởi như vậy”.. Do đó, thánh Phêrô là vị Giáo hoàng tiên khởi,
rồi các vị khác tiếp tục thay phiên nhau mà cai trị Hội thánh. Các ngài
cũng chỉ là con người như mọi người, nhưng được Chúa Giêsu tuyển chọn để
thay quyền Ngài mà cai trị Hội thánh. Các
ngài là những vị đại diện của Chúa Kitô ở trần gian.
Truyện : ĐGH Gioan-Phaolô II
Một
tờ báo Ý đã tiết lộ một tin quan trọng về ĐGH Gioan-Phaolô II. Tờ báo
cho biết, khi Đức Giáo hoàng còn là sinh viên du học tại Roma, một hôm
đã cùng với các bạn đi thăm
cha đáng kính Piô, một Linh mục được Chúa in 5 dấu thánh. Vừa gặp, Cha
Piô ôm chầm lấy ngài và nói rằng một ngày kia Cha sẽ làm Giáo hoàng và
sẽ chịu đau khổ, máu sẽ chảy. Wojtyla
trả lời : “Điều ấy tôi không sợ vì tôi sẽ không bao giờ làm Giáo
hoàng”. Nhưng thánh ý Chúa
nhiệm mầu ! Wojtyla đã làm Giáo hoàng và máu đã chảy trong cuộc mưu sát
ngày 13.10.1981 tại công
trường thánh Phêrô. Gioan-Phaolô
là vị Giáo hoàng thứ 264, từ ngày vị Giáo hoàng tiên khởi là thánh Phêrô
được Chúa trao quyền tối thượng.
(Lm
Hồng Phúc, Suy niệm lời
Chúa, năm A, tr 128)
Giáo hoàng là vị Cha chung
Cầm quyền thống trị với
lòng yêu thương.
Chúa
Giêsu xây dựng Hội thánh trên Tảng đá Phêrô. Đá là một vật cứng , nhưng
người ta thường nói :”Nước chảy đá mòn” nên tảng đá Phêrô có thể
bị sứt mẻ nhưng không bị vỡ tan. Điều
đó nói lên sự yếu đuối của Phêrô. Mặc dù ông đã hứa với Chúa :”Dầu
tất cả có vấp phạm vì
Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã” (Mt 26,33). Và
ngay đêm sau đó, không ai bắt ông phải chết, không ai ra tay tra khảo,
chỉ có mấy người đầy tớ gặng hỏi, ông đã thốt lên những điều độc địa và
thề rằng :”Tôi không biết người ấy” (Mt 26,74).
Thế
là đã rõ, Chúa Giêsu đã không chọn một vị thánh để dẫn dắt Hội thánh của
Ngài, mà đã chọn một dân chài, ít học, nóng nảy, bộc trực, sa ngã và...
phản bội. Vượt lên những
khuyết điểm, sai lầm và yếu đuối của Phêrô, hẳn Chúa Giêsu đã nhìn thấu
suốt tâm can của Phêrô một tâm tình khiêm tốn sâu thẳm và một lòng sám
hối chân thành.
Thật
vậy, trước đây trong bữa tiệc ly Chúa Giêsu đã tâm sự với các môn đệ :”Đêm
nay tất cả các con sẽ
vấp ngã vì Thầy” (Mt 26,21) thì Phêrô không thể nào tin được. Ông
quả quyết với Chúa :”Dầu
có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy” (Mt 26,35). Nhưng “ngay
lúc ông còn đang nói,
thì gà gáy. Chúa Giêsu quay lại nhìn Phêrô” (Lc 22,60). Ánh
mắt của Chúa nhìn thấu tâm hồn ông làm cho ông đau nhói. Ông rút lui ra
ngoài, tan nát cõi lòng, bước đi nặng trĩu.
Ông
ra ngoài khóc lóc thảm thiết vì lầm lỗi của mình : tại sao mình lại phản
bội Thầy ? Lúc này Phêrô mới
nhận thấy mình không còn là tảng đá vững chắc nữa, mà mình chỉ là cát
bụi, mình yếu đuối dễ sa ngã, không còn cậy vào sức mình như trước nữa,
mà phải hoàn toàn trông cậy vào sự nâng đỡ của Chúa. Gương
sa ngã của thánh Phêrô làm cho chúng ta nhớ đến lời khuyên của thánh
Phaolô : Ai đang đứng, ý tứ kẻo ngã. Cái cột trụ Hội thánh đã đổã thì
những cột khác có đứng vững không ?
Tuy
thế, ông Phêrô cố quên đi quá khứ tội lỗi để hướng tới tương lai của ơn
thánh : cảm nghiệm sâu xa của lòng Chúa khoan dung tha thứ. Với
kinh nghiệm bản thân đã kinh qua, sau này thánh Phêrô đã khuyên bảo các
tin hữu của mình :”Vậy anh
em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xóa bỏ tội lỗi cho
anh em” (Cv 3,19).
III. SỨ MẠNG XÂY DỰNG
HỘI THÁNH.
Trong
bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã chọn thánh Phêrô là Tảng đá để Ngài
xây dựng Hội thánh trên đó. Hội
thánh này phải vững chắc vì xây nhà trên nền đá thì phải vững chắc,
không sợ mưa sa bão táp (x. Mt 7,24-27). Hội
thánh được xây dựng trên đá tảng Phêrô là đúng rồi, nhưng câu hỏi được
đặt ra là “Chúa còn xây dựng Hội thánh của Ngài trên tảng đá nào
khác nữa không” ? Thánh
Phêrô đã trả lời cho chúng ta trong thư thứ nhất của ngài :”Hãy để
Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên đền thờ
thiêng liêng”(1Pr 2,5).
Như thế có nghĩa là thánh Phêrôâ trả lời cho chúng ta là “có” : vì mỗi
Kitô hữu cũng là một viên đá để xây dựng Hội thánh.
Như
thế, thánh Phêrô không dành độc quyền xây dựng Hội thánh mà chia quyền
ấy cho mọi tín hữu. Công đồng Vatican II cũng không nói khác với Phêrô :
mọi Kitô hữu đều có sứ mạng xây dựng Hội thánh, mỗi người trong cương vị
của mình, hoàn cảnh của mình và theo khả năng của mình mà xây dựng.
Hội
thánh là gia bảo mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta qua các tông đồ và
các Đấng kế vị. Trải qua
2000 năm Hội thánh đã phải chịu bao phen sóng gió, bao cuộc bách hại
nhất là tại đế quốc Rôma trong 250 năm
kể từ năm 64 đến năm 315, và tại Việt nam chúng ta trong suốt hơn 100
năm dưới triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và nhóm Văn thân. Tuy thế
Hội thánh vẫn luôn đứng vững vì Chúa đã hứa với Phêrô là không sức mạnh
nào có thể phá nổi.
Nếu
Hội thánh là di sản quí báu cha ông chúng ta đã để lại, chúng ta phải
bảo vệ và xây dựng Hội thánh, đừng bao giờ để cha ông chúng ta phải than
vì “Đời cha vo trò, đời con bóp méo”.
Hội thánh là ai ? Hội thánh là ta, là mỗi người chúng ta. Chúng ta phải
làm sao cho Hội thánh luôn mặc
một vẻ đẹp và hấp dẫn trước mặt luơng dân. Bảo vệ và xây dựng Hội thánh,
đó là công tác của chúng ta. Hãy giữ lấy gia sản quí báu ấy như các em
thiếu nhi thuờng hát trong các buổi sinh hoạt giáo lý :
Cái
nhà là nhà của ta
Ông
cố ông cha làm ra.
Cháu
con hãy gìn giữ lấy
Muôn
năm với nước non nhà.
Qua
2000 năn lịch sử của Hội thánh, chúng ta thấy Hội thánh luôn được phát
triển trong những hoàn cảnh thật khó khăn, có biết bao thế lực chống
phá, ngăn cản việc truyền giáo, nhiều nhà truyền giáo đã phải đổ máu ra
để xây dựng Hội thánh vì “máu
các thánh Tử đạo là hạt giống sinh ra các tín hữu” (Tertulien).
Truyện : Viên đá đầu tiên
Cho
đến năm 1896, vùng Cayenne ở Saint Ouen không bao giờ thấy bóng chiếc áo
dòng đen. Nhưng một ngày trong năm đó, một vị Linh mục cả gan xâm nhập
vào vùng ấy. Một người thấy vậy liền ném đá vào đầu Linh mục. Vị Linh
mục cúi xuống nhặt lấy viên đá đầy máu đỏ.
-
Xin cảm ơn ông, đây là viên đá đầu tiên của một đền thờ tôi muốn xây ở
đây.
Và
sự thật viên đá đó là viên đá đầu tiên của đền thờ Mân côi được xây ở
đó.
Nước
Chúa trên mặt đất này là Hội thánh, cũng bắt đầu trong nhỏ hèn, trong
bạc đãi như vậy. Hội thánh vẫn phát triển trong âm thầm và đau khổ.
(Nguyễn
hài Đồng, Tự điển câu truyện, 1969, tr 114).
Chúng
ta luôn tin tưởng rằng Hội thánh của Chúa luôn vững bền, mặc dầu luôn
gặp muôn vàn khó khăn vì Hội thánh là ngôi nhà được xây trên đá vững
chắc. Vậy xây nhà trên đá là gì ? Thưa là biết lắng nghe Lời Chúa và
nhất là biết đem Lời Chúa ra thực hành trong đời sống hằng ngày. Theo
giáo huấn của Chúa Giêsu, ai xây nhà trên đá là người khôn (Mt 7,24-27),
còn ngược lại, kẻ nào không
lắng nghe Lời Chúa và nhất là không thực hành Lời Chúa thì giống như
người ngu xây nhà trên cát.
Còn
đối với các Đấng bậc trong Hội thánh, Chúa Giêsu đã muốn cho thánh Phêrô
và những người kế vị trở thành lãnh đạo Hội thánh mà Ngài đã lập ra,
điều này không thể chối cãi được. Bởi đó, chúng ta phải công nhận quyền
uy của các Ngài, phải vâng theo lời dạy của các Ngài và làm cho nhiệm vụ
của các Ngài được dễ dàng. Vâng lời các Ngài là vâng lời chính Đức Kitô.
Ngài đã phán :”Ai nghe lời
các con là nghe Ta”.
Nếu
người ta đang hô hào người dân phải bảo vệ và xây dựng Tổ quốc vì đó là
bổn phận của mỗi công dân, thì
chúng ta, mỗi người la đều là công dân Nước Trời , làø thành viên trong
Hội thánh, chúng ta cũng có nhiệm vụ phải yêu mến, bảo vệ và xây dựng
Hội thánh, xây dựng giáo xứ, xây dựng xã hội và xây dựng gia đình. Việc
xây dựng đầu tiên , làm nền tảng cho mọi cuộc xây dựng tiếp theo, chính
là nỗ lực lắng nghe và sống Lời Chúa.
|