Chúa Nhật XVIII thường niên - Năm A |
THÁNH LỄ LÀ NHỮNG GÌ... |
Suy niệm của Charles E. Miller |
THÁNH LỄ LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA THỰC HIỆN NHƯ LÀ NHỮNG NGƯỜI CÔNG GIÁO (Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’) Một tường thuật viên bóng rổ khi thấy đội bóng của mình ở lượt thứ chín đã đánh hụt để thua trong khi họ đã có nhiều cơ hội dẫn trước. Anh ta nhìn và nói: “Mời bác”, tiếp đó anh nói thêm một câu buồn cười: “Lại quá đã rồi”. Thật sự lối diễn tả trên không có nghĩa là anh ta xem thấy điều gì xảy ra nữa nhưng đúng hơn những lời đó ám chỉ đến minh họa, một sự không đáng có mà trước đây người ta đã có kinh nghiệm từ trước rồi và kinh nghiệm đó mới thật sự. Một người công giáo nghe bài Phúc âm hôm nay về việc hóa bánh ta nhiều nuôi năm ngàn người phải bị cám dỗ để thốt lên: “Quá đã” để bộc lộ tâm tình của mình. Chúng ta cử hành hy tế Thánh Thể vào mỗi Chúa nhật. Trong bài Phúc Âm hôm nay chúng ta thấy những hành động, chúng ta nghe Lời Chúa là thành phần của thánh lễ. Khi thánh Mathêu viết Phúc âm của ngài, các cộng đoàn Kitô hữu đã thực hành việc cử hành hy tế Thánh Thể vào mỗi Chúa nhật, giống như chúng ta làm hôm nay vậy. Ngài trông đợi kể lại cho những thính giả của ngài những gì Chúa Giêsu đã làm ở một nơi hoang mạc, những gì mà họ đang thực hiện trong các cuộc hội họp của họ. Thánh Mathêu viết: “Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, và các môn đệ trao chúng lại cho dân chúng”. Có gì giống với điều linh mục nói và làm tại thánh lễ, khi trao Thánh Thể cho các thừa tác viên phân phát Bánh Thánh cho dân chúng? Dĩ nhiên những gì Chúa Giêsu đã làm nơi hoang mạc thì không phải là Thánh Thể, vì khi đó Người chưa thiết lập bí tích Thánh Thể cho đến đêm trước ngày chịu nạn. Những gì Chúa Giêsu đã làm tại bữa Ăn Tối sau hết với các môn đệ tụ họp chung quanh Người thì cao cả hơn nhiều so những gì Người đã làm để nuôi năm ngàn người ăn no. Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng có phúc hơn những người đã được đặc ân bởi đã chứng kiến phép lạ kỳ diệu ấy. Thánh Thể là một tặng ân quý giá ban cho chúng ta là những người công giáo. Giá trị của tặng ân ấy không thể đo lường được. Không bao giờ chúng ta xứng đáng để lãnh nhận tặng ân được ban cho cách nhưng không. Chúng ta có thể tránh sai lầm và thật sự lớn lên trong môi trường thích hợp, bằng cách cho phép những khía cạnh của cuộc sống nhắc nhở chúng ta về bí tích Thánh Thể như bài Phúc âm hôm nay đã làm. Khi chúng ta cảm thấy đói và khát, chúng ta sẽ không chỉ nghĩ đến bữa ăn kế tiếp mà cả lần rước lễ kế tiếp nữa. Khi chúng ta vui hưởng một bữa tối với gia đình hoặc với bạn bè chúng ta sẽ cho phép những ngày lễ hội hướng tâm trí chúng ta đến việc cử hành hy tế Thánh Thể. Khi chúng ta mua một miếng bánh hay một chai rượu vang, chúng ta sẽ nhớ đến Chúa Giêsu đã lấy những yếu tố bánh và rượu thế nào để biến đổi chúng ta thành Thịt và Máu Người trong thánh lễ. Khi chúng ta đọc thấy những món ăn thường ngày, chúng ta sẽ nhận ra rằng Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta một của ăn nuôi dưỡng hoàn hảo cho đời sống thiêng liêng chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Thánh Thể giá trị như thế đối với chúng ta vì đó là của ăn vô giá. Nói cách khác, giá trị của Thánh Thể chúng ta không thể đo lường được. Tiếp đây, chúng ta sẽ nghe lời mời gọi của tiên tri Isaia: “Các bạn là những người không tiền, hãy đến, hãy lấy bánh mà ăn”. Đây là một lời mời gọi dân chúng ta đang từ cuộc lưu đày trở về để dự phần vào tình yêu Thiên Chúa. Thông thường trong Cựu Ước hay dùng hình ảnh ăn hay uống với nhau, như là một dấu hiệu Giao ước của Thiên Chúa, giao ước tình yêu của Người. Chúng ta vui hưởng bí tích Thánh Thể cao cả này, là thân mình Chúa Giêsu ban cho chúng ta và Máu Người là giao ước mới và vĩnh cửu. Chúa Giêsu là thực phẩm và là thức uống thiêng liêng của chúng ta. Thánh Thể không phải là “mời bác, quá đã”. Mà đó là một thực tại cao cả của đức tin nơi người công giáo chúng ta. |