Chúa Nhật XVI thường niên - Năm A
DỤ NGÔN HẠT CẢI VÀ CỎ LÙNG,
BỘT VÀ MEN
Chú giải của Fiches Dominicales

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1) Theo gương nhẫn nại của Chúa

Chúa nhật trước, chúng ta đã bắt đầu đọc bài giảng thứ ba trong năm bài giảng lớn của Phúc âm thánh Matthêu là dụ ngôn Người gieo giống. Hôm nay chúng ta tiếp tục với ba dụ ngôn khác. Trước tiên là dụ ngôn hạt cải và cỏ lùng, rồi sau là dụ ngôn bột và men. Cả ba đều tiếp theo sau phần giải thích dụ ngôn người gieo giống.

Dụ ngôn hạt cải và cỏ lùng đều mở đầu giống như dụ ngôn người gieo giống: "Nước Trời thì ví như người kia gieo giống tốt trong ruộng "mình...? Thế rồi đột nhiên câu chuyện trở nên bi đát: các đầy tớ sửng sốt khám phá thấy cỏ lùng đã mọc lan khắp cả ruộng lúa vừa gieo. Họ hỏi ông chủ: "Cỏ lùng ở đâu mà ra vậy ông đáp: "Kẻ thù đã làm đó". Họ sẵn sàng đi ra ruộng ngay để nhổ hết thứ cỏ dại làm hư ruộng của chủ.

+ "Vậy ông có muốn chúng tôi nhổ cỏ đi không”. Phản ứng tự phát của những người đầy tớ trong dụ ngôn cũng đúng là phản ứng của những người đã mắt thấy tai nghe bài giảng của Đức Giêsu, phản ứng của những tín hữu ở mọi thời. Đó là phản ứng của thánh Gioan Tẩy Giả, người đã vẽ nên bức tranh gây ấn tượng về việc Đấng Mêsia sắp đến: "Tay Người cần nia. Người sẽ rê sạch lúa. trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tốt là đốt đi" (Mt 3,12). Hụt hẫng vì không thấy cách xét xử của Chúa diễn ra y như mình đã loan báo, nên từ trong ngục tù, Người sai hai môn đệ đến hỏi Chúa rằng: "Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác”. Đó là phản ứng ngỡ ngàng của tất cả những ai đã nghe lời Đức Giêsu loan báo: "Nước Trời đã đến gần, thế mà họ lại chẳng thấy có gì được phác hoạ giống như sự xét xử vẫn trông đợi khi Nước này tới.

Đó là phản ứng tỏ ra thất vọng của mấy môn đệ thân tín của Chúa khi thấy người ta không lịch sự tiếp đón Thầy mình. Giacôbê và Gioan, hai con ông Dêbêđê rất bực mình vì thái độ tiêu cực của một thôn làng miền Samari, liền hỏi Chúa: “ Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa trời xuống tiêu diệt họ không?”.

Thực vậy, làm sao tin được rằng những hành động chẳng có gì là vẻ vang của Chúa Giêsu như chữa lành người bệnh, quan tâm đến các trẻ em và những người hèn mọn, tiếp xúc gần gũi với những người tội lỗi, mà lại loan báo và thực thi Nước Chúa một cách hiệu quả đang lúc giờ phút xét xử của Thiên Chúa còn muộn màng, chưa tỏ hiện và sự ác thì hoành hành và có mặt khắp nơi.

+ Ông chủ bình tĩnh đáp lời những người giúp việc tỏ ra quá mẫn tiệp: "cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt... sợ rằng khi nhặt cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa”.

Từ hình ảnh mùa gieo Nước Thiên Chúa đến-đến mùa gặt kèm theo việc đập lúa - hình ảnh việc xét xử - có một khoảng giữa: Lúc này đang là thời kỳ lúa lớn lên là thời gian nhẫn nại của Thiên Chúa: nếu Thiên Chúa gớm ghét sự ác, thì Người vẫn cứ phải yêu thương con người - kẻ tội lỗi cũng như người công chính - và Người biết rõ tiềm năng lạ lùng của Lời gieo trong lòng họ. Ngày thu hoạch mùa và lựa lọc sẽ đến vào giờ của Người; ngày đó không thể dự đoán trước. ông chủ nói với các gia nhân ông rằng: "Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: Hãy nhặt cỏ lùng trước đã, bó thành bó mà đốt đi còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi. Là một lời mời gọi sống theo gương nhẫn nại của Thiên Chúa, dụ ngôn này đồng thời cũng đề nghị ta suy niệm về thời gian của Giáo Hội: đó là thời gian mà tiềm năng của Lời đang hoạt động, bất chấp mọi trở ngại và chống đối; thời gian chờ đợi ngày cánh chung, thời gian của niềm hy vọng. Lời giải thích dụ ngôn chúa có ý nhắm nói năng cho các môn đệ khi đã về tới nhà xem ra xa với bài học về lòng nhẫn nại mà dụ ngôn đã đưa ra. Điểm nhấn mạnh ở đây không còn nhắm tới sự sống giữa giống tốt và cỏ lùng nữa, mà là sự chọn lựa cuối cùng; đang khi chờ đợi sự chọn lựa này, thì phải cố gắng sống không như "con cái ác thần" mà như "những con cái Nước Trời".

2….trong niềm hy vọng hạt giống sẽ nẩy mần:

Xen giữa dụ ngôn cỏ lùng và người gieo giống được giảng cho đám đông, mà giải thích thì dành cho các môn đệ, ta thấy có hai dụ ngôn mới: dụ ngôn hạt cải và dụ ngôn men trong bột. Dụ ngôn này cũng như dụ ngôn kia đều nói đến mối tương quan be,1ớn, mà có ý làm nổi bật sự bất cân xứng khác thường giữa một bên là cái bé nhỏ, khiêm tốn hầu như vô nghĩa lúc khởi đầu và bên kia là sự bành trướng lạ thường khi tới đích.

Quả thực, chẳng có tỉ lệ cân xứng chút nào giữa "một hạt nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống" và một cây lớn lên từ hạt đó" vì khi mọc lên thành cây lớn nhất trong vườn, nó trở thành cây cổ thụ, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được!".

Và thật là chẳng cân xứng chút nào giữa một bên là một dúm men hầu như không trông thấy mà người phụ nữ vùi vào trong bột, và ba đấu bột là dùng để ủ men: từ ba trở thành 40 hạt đủ bảo đảm bữa ăn cho hơn 100 người!

Cũng vậy, để làm cho Nước Chúa đến, Thiên Chúa cũng không xử sự khác người nông dân khi gieo vào đất một hạt bé nhỏ, hay như người đàn bà vùi một chút men vào bột. Dù bề ngoài xem quá khiêm tốn, sứ mệnh của Đức Giêsu vẫn cứ khai mào việc Thiên Chúa nhất định can thiệp vào lịch sử của con người. Vậy thì có lẽ nào mà phải nghi ngờ về kết quả chung cuộc?

BÀI ĐỌC THÊM:

1) “Chưa nhẫn nại đợi chờ”

"Sự nhẫn nại đợi chờ này thực là rõ nét trong dụ ngôn cỏ lùng, tâm điểm của Tin Mừng hôm nay. Cánh đồng được gieo toàn hạt giống tốt. Con người đã gieo vào trần thế những con cái Nước Trời. Ban đêm kẻ thù xuất hiện, Satan tới gieo cỏ lùng. Và thế là có cảnh lẫn lộn trên trần gian, người lành kẻ dữ cùng chung nhau một mảnh đất. Nếu chỉ thoáng nhìn, đôi khi khó mà không phê phán Thiên Chúa. Làm sao Chúa lại để điều ác phát triển như vậy? Những người xấu đôi khi xem ra lại được ưu đãi trong đời sống vật chất hơn những kẻ lành. Đó là vấn đề thường nhật mà không phải chỉ riêng cho những người chân chất. Thiên Chúa để cho như vậy. Và quả thực Thiên Chúa muốn để cho mọc lên hạt giống Người đã gieo; đó là người con Chúa đã tuyển chọn, những người Chúa đã ban ơn thanh tẩy, những người mà Thần Khí đã biến đổi nên đồng hình đồng dạng với Con của Người. Chúa để cho họ phát triển, cùng lúc để cho cỏ lùng Người đã không gieo và không thể gieo lớn lên. Nhưng Người kiên nhẫn đợi chờ. Thế giới phải đi con đường của mình, và Thiên Chúa cứ để cho họ đi. Người đợi cho đến mùa thu hoạch. Cuộc đời trần gian cứ trà trộn như vậy, nên tốt hơn ta đừng can thiệp quá sớm kẻo làm chết đi cái gì còn đang sống. Nhưng Nước Chúa vẫn không ngừng tiến triển như hạt cải như, bột lên men: Chúa đợi chờ cho mọi cái đạt tới độ chín mùi. Thánh Matthêu khi viết điều này không phải là người không biết đến tình trạng của cộng đoàn mà ngài trách nhiệm. Ngài thấy cộng đoàn ấy lớn lên bước đầu từ hạt cải nhỏ tí ti, rồi trở thành cây lớn. Ngài hiểu biết rằng men đang nằm trong bột, nhưng ngài cũng không thể không biết rằng cỏ lùng lẫn lộn với hạt giống. Chắc chắn điều đó tạo nên vấn đề cho các tín hữu của ngài, cũng như ngày nay vậy và vấn đề không chỉ đơn giản là trấn an những nổi lo âu và hâm nóng lòng tin tường vào Chúa quan phòng. Chứng tỏ cho thấy rằng Nước Chúa vẫn có sức năng động, mặc dầu có những kẻ thù, mặc dầu có những khiếm khuyết, và đồng thời giúp cho cộng đoàn biết suy nghĩ về trách nhiệm của mình đang khi chờ đợi Ngày hội ngộ, đấy mới phải là mục tiêu mà thánh sử nhắm tới.

2. “Hạt giống tốt và cỏ lùng lẫn lộn xà ngầu”

Phân loại nhưng "người lành", "kẻ dữ ” thực ra có quá dễ dàng như thế không? Chúa Giêsu phán rằng sẽ chỉ đến mùa gặt thì việc phân biệt lựa chọn (nghĩa là đến ngày tận thế) mới thực hiện được: "Con người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người. Phải, việc đó sẽ được thực hiện, nhưng chỉ những tình huống tuyệt vọng nhất, nơi những con người xem như tồi tệ nhất, vẫn còn lập loè vài tia sáng. Hơn nữa, trong tình liên đới giữa con người với nhau, những người bị hãm hại và bị ức hiếp không để mình chịu thua sự độc ác của những kẻ hành hạ mình, mà lại trở thành con đường hộ phù và cứu độ cho những kẻ ấy. Đức Giêsu người đứng đầu các kẻ công chính khi hấp hối trên thập giá đã cầu nguyện: "lạy Cha, xin tha cho chúng..!”. Nét đẹp của con người, vẻ cao cả của một tấm lòng, đức tận tuỵ hy sinh của tình yêu thương cho đến tận cùng cũng biểu lộ cả trong những tình huống tội lỗi hỗn loạn hoàn toàn. Đôi khi chính ở đó mà những vẻ đẹp kia lại tìm những cứ chỉ yêu thương và anh hùng bất ngờ, phải là phép lạ khi hình ảnh của Thiên Chúa thường bị biến dạng mà vẫn ẩn vùi trong thâm sâu của bản thân mỗi người phải là phép lạ khi tình yêu vẫn le lói như một tia sáng yếu ớt và kiên cường ngay ở nơi xem ra chỉ cồ bóng tối; hạt giống nhỏ xíu của Nước Trời "loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống" mà người ta tưởng chừng nó phải mất hút, thế mà lại xuyên qua được đá cứng nhất nhờ sức mạnh của nhựa cây? Hạt giống rất quý giá đó mà Thiên Chúa vốn nhẫn nại không cho phép người ta tạo nguy cơ loại bỏ nó, chỉ vì vội muốn nhổ ngay đám cỏ dại. "Sợ rằng khi nhặt cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa... ". Ta phải học cho biết hy vọng cả khi phải nguyện vọng như thế nào?; phải có lòng trắc ẩn và xót thương biết bao để biết tôn trọng tình trạng "'hổ lốn" mà ta vốn thích phân loại cho rõ rệt! Ta phải học đức nhẫn nại của Chúa, một sự nhẫn nại không mệt mỏi cho đến tận thế, học thương yêu con người, hết mọi người để cho không một ai phải hư mất, học lòng thương yêu của Chúa Con, Đấng đã mặc lấy xác phàm để các anh em nhân loại của Người không phải là những nạn nhân của chính lòng độc ác của họ. Đức nhẫn nại của Cha đâu có biết đến giới hạn? "Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt...? Con người thật là quý giá, nên phải coi chừng đừng để mất đi một mảnh vụn nào hết! Thiên Chúa không hề mệt mỏi khi phải kiên nhẫn "cho đến ngày tận thế".