Chúa Nhật X thường niên - Năm A - CHÚA BA NGÔI |
MẶC KHẢI BẤT NGỜ CỦA PHÚC ÂM |
Chú giải của Fiches Dominicales |
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI: 1. Tình yêu của Chúa Cha trong Con,Đức Giêsu Kitô, được biểu lộ. Trong năm A này, sách bài đọc đã mượn bài Phúc âm trong chương 3 của thánh Gioan, phần cuối của cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và Nicôđêmô. Dựa vào giai thoại "con rắn đồng" (Ds 21,4-9), Đức Giêsu đi đến cử hành tế lễ treo trên thập giá như là đỉnh cao của mặc khải về tình yêu, tiếng nói đầu tiên và cuối cùng của ý định của Thiên Chúa: "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình: vì thế ai tin vào Ngài sẽ không chết nhưng được sống đời đời. Cụm từ "Con Một" gợi lên lễ hiến tế của Abraharn (Gen 22,2-12). Còn về việc "Nâng cao Con Người lên" (Ga 3,14) nơi thánh Gioan, bao gồm vừa là cái chết của Đức Kitô trên thập giá vừa là sự tôn vinh Người bên hữu Chúa Cha, và theo X.lon Dufour, "bao gồm rộng hơn nữa, cả hành trình của Ngài ở trần gian" (Đọc Tin Mừng thánh Gioan Tom I, Ed. du Seuil p.306-307). Thánh giá này là nguồn sống của tín hữu, không phải do khía cạnh hiến tế và đổ máu, nhưng theo A. Marchadour, là cách diễn tả cuối cùng của tình yêu Thiên Chúa". Ông viết tiếp: "Không như một vài người nhìn thánh giá như là nơi diễn tả cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, khi Chúa Cha từ bỏ Chúa Con để chuộc tội loài người. Ở đây, Con và Cha hiệp thông với nhau trong cùng một tình yêu đối với thế gian (Tin Mừng Gioan, Centurion, p.69). Dự án tình yêu nhưng không của Thiên Chúa Cha mà Đức Giêsu mặc khải, mang tính phổ quát: "cho thế gian", chứ không chỉ dành riêng cho một ít người. X.lon Dufour nhận xét: "Ba câu này liên kết mật thiết với nhau, hai câu đầu nói lên động cơ (3,16) và mục đích (3,16-l7) của ơn Chúa hay việc Cha sai Con Một mình. Trong chương trình này, lần thứ nhất, hai lần Thiên Chúa là "chủ từ”. Thiên Chúa được coi là nguồn gốc của hành động cứu rỗi, vì tình yêu cao cả ngất ngây của Ngài. Ở trung tâm của tất cả, nhất là trung tâm vai trò của Con Người và con đường dẫn tới thập giá, người ta tìm thấy Thiên Chúa yêu thương thế gian. Sự khẳng định đó coi Thiên chúa và tình yêu của Ngài như là thực tại nền tảng và tuyệt đối ... Tình yêu đi trước tất cả, như trong lời mở đầu của thánh Gioan ánh sáng thiên linh đã hiện hữu vì con người trước khi có tối tăm. Thiên Chúa tình thương chỉ có một mục đích là cứu rỗi và ban sự sống (O.C. p.305-306). 2. Kêu gọi câu trả lời tự do của chúng ta “bây giờ” Nhưng không, vô điều kiện, phổ quát, tình yêu Chúa Cha tỏ hiện trong Con Một, đòi hỏi một câu trả lời tự do của con người. Sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng mặc khải tình yêu Chúa Cha, đòi hỏi mọi người ‘bây giờ phải chọn lựa, một sự chọn lựa sẽ quyết định cho số phận của mình’. Với kẻ kết hiệp trong đức tin, với Thiên Chúa tình yêu được bày tỏ trong Đức Giêsu Kitô, với kẻ tin "nhân danh Con Một", thì được hiệp thông với "sự sống đời đời”. Từ hôm nay họ được dẫn vào sự duy nhất vĩnh viễn và trong sự thân mật hoàn hảo của Chúa Cha và Chúa Con: “Như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, xin cho chúng nên một với Ta” (Ga 17). Còn với "ai không muốn tin" thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào Con Thiên Chúa". X. lon Dufour nhấn mạnh: "sự sống đời đời và án phạt không dành cho ngày sau hết mà thôi (phán xét chung thẩm): cả hai được thể hiện trong hiện tại khi gặp gỡ Đức Kitô. Tin vào Ngài tức thì "có sự sống", trái lại, từ chối không tin là tự định đoạt cho mình phải chết" (O.C. p.308-309). BÀI ĐỌC THÊM: 1. “Sống và yêu theo nhịp Chúa Ba Ngôi” (J.N. Bezencon, trong, "Babor p.131-132). Mặc khải về Chúa Ba Ngôi không chỉ là sự bổ sung vào ý niệm chung về Thiên Chúa. Sẽ không đủ nếu chỉ thêm thắt vào ý niệm về Thiên Chúa của các tôn giáo khác. Mặc khải về Chúa Con và Chúa Thánh Thần để từ đó khám phá ra Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô. So với tôn giáo độc thần của Do Thái mà một Chúa Ba Ngôi là sự hoàn thành, ý niệm Chúa Ba Ngôi của người Kitô hữu là cả một cuộc cách mạng trong sự hiểu biết về Thiên Chúa. Vì thế trong kinh Tin Kính của Kitô giáo, không có một đoạn đầu chung chung nói về Thiên Chúa trong những từ mà chúng ta có thể chia sẻ với anh em Do Thái giáo hay Hồi giáo. Chức làm Cha của Thiên Chúa, quyền năng vô biên của Ngài, hành động sáng tạo của Ngài, quyền làm Chúa của Ngài trên vũ trụ phải được đọc dưới ánh sáng của Đức Giêsu và thập giá của Ngài. Đức tin Kitô giáo, đức tin vào Chúa Ba Ngôi, không chỉ khác bởi nội dung của nó, như thể là trong danh mục các chân lý phải tin, chỉ cần thêm vào, cho là ở đâu đi nữa, một chương về Ba Ngôi là đủ. Chính đức tin đã khác biệt rồi, khác trong chính kết cấu, trong năng động. Đức tin cách nào đó, đảo ngược: khi tôi nói tôi xây dựng cuộc sống tôi trên Ngài, trước hết tôi muốn nói trong Ngài là nguồn suối, Ngài tin ở con người và phó thác cho tôi, ràng buộc mình với chúng ta, và tuỳ may rủi, Ngài chọn xây dựng tất cả dự tính tình yêu của Ngài, và chia sẻ, dựa trên sự đáp trả tự do và mong manh của chúng ta: Đức tin của chúng ta, tiếng Amen của chúng ta là câu trả lời như tiếng dội của lòng tin của Thiên Chúa. Nói Ngài là Cha là mẹ (đứa trẻ nói: Thiên Chúa là người Cha, thương yêu như người mẹ) điều đó muốn nói chính Ngài luôn luôn đi bước đầu. Huấn giáo (catécalèse) không có điểm xuất phát nào ngoài phát minh làm chóng mặt rằng một ai đó đã tin tôi đến nỗi làm cho tôi sống: "Con là con Ta, trong con Ta đặt tất cả tình yêu”. Bởi thế ngay lập tức, đức tin ấy là tin vào Chúa Ba Ngôi. Dựa vào huấn giáo là đặt mình ở điểm chính xác nơi mà Lời của Thiên Chúa có thể tìm thấy tiếng dội trong con người. Đó là đi vào kinh nghiệm làm con của Đức Giêsu. Cuối cùng huấn giáo là huấn giáo về Chúa Ba Ngôi vì đời sống Kitô giáo là tin vào Chúa Ba Ngôi: ở chỗ để Thánh Thần chiếm đoạt, đến nỗi nên một với Đức Giêsu mà Chúa Cha hằng sinh ra. Từ đó huấn giáo các bí tích mà người Kitô giáo học sống sự hiệp thông Ba Ngôi là rất quan trọng. Đó là dịp để quảng diễn các kinh trong sách nghi lễ, với điều kiện là đừng bắt đầu cách loại bỏ những gì mà tất cả những ai được giáo huấn (catéchisés) cho rằng không hiểu. Một nhóm nhỏ làm công tác giáo huấn làm ta nghĩ đến bức tượng thánh Icône của André Roublev, ba thiên thần được Abraham đón tiếp, truyền thống công nhận đó là hình ảnh tiên báo về Chúa Ba Ngôi. Tất cả Giáo Hội, tất cả mọi tế bào của Giáo Hội, là hình ảnh của Chúa Ba Ngôi nếu như mỗi người đều hướng về kẻ khác trong sự chia sẻ và trong sự hiệp thông. Trong một êkip làm công tác huấn giáo, trong đó mỗi người đều biết đón nhận những gì mà người khác nói và làm ở đó, những lúc thinh lặng và cầu nguyện thật là những giây phút hiệp thông, một cái gì đó sống, đồng thời cũng có giá ăn mặc khải mầu nhiệm của Thiên Chúa như là cái nhìn nhau giữa các thiên thần của bức tượng thánh của Roublev. Sự tuần hoàn của tình yêu trong Ba Ngôi Thiên Chúa, được anh em Hy Lạp gọi là "Périchorèse" (một thứ vũ vòng quanh, cũng có gốc với từ chorégraphie). Thiên Chúa không bất động. Và vì Ngài luôn luôn là chuyển động và chia sẻ chính Ngài, Ngài là chuyển động hướng về chúng ta. Huấn giáo là nơi mà trẻ con, chúng biết chúng không bao giờ ở yên, được mời gọi đi vào chuyển động điệu múa Ba Ngôi, học sống và yêu với nhịp điệu của Cha, Con và Thánh Thần...". 2. “Giáo Hội nói những gì Giáo Hội làm" (Pour dire le Credo, Cerf). Nhìn Giáo Hội trong những gì Giáo Hội là, không phải là chuyện dễ dàng đâu. Giáo Hội loan báo Phúc âm, Tin Mừng của Đức Kitô vì hạnh phúc con người, và Giáo Hội làm cho con người sống các bí tích mà Đức Kitô đã truyền lại, đặc biệt và ngay từ đầu, Giáo Hội làm cho con người sống bí tích Thanh Tẩy. Giáo Hội hiện hữu là thế đó, nghĩa là như một công đồng của những ai, nam cũng như nữ, chấp nhận tình yêu Chúa Cha và liều mình sống đời sống của Ngài. "Hãy đi khắp muôn dân thu tập các môn đệ, làm phép rửa cho họ" (Mt 28,19). Nhiều khi chúng ta cho lời nói của Giáo Hội có tầm quan trọng (sự can thiệp của Đức Thánh Cha, các tuyên bố của các giám mục) hơn là việc làm của Giáo Hội, và chúng ta có cảm tưởng Giáo Hội là một tổ chức để nói, một bà già rất đáng kính nói hơi nhiều. Phải rồi Giáo Hội nói, và Giáo hội phải làm thế để nói lại với loài người vẻ đẹp của lời dạy của Đức Giêsu, và giúp họ thay lòng đổi dạ. Nhưng trong chân lý sâu thẳm của mình, trước hết Giáo Hội hành động, và khi suy nghĩ đến hành động của mình, Giáo Hội nói và khám phá ra những gì Giáo Hội đã làm. Như thế Giáo Hội kiểm tra lại sự thật của hành động mình, và cắt nghĩa giá trị của hành động ấy. Giáo Hội làm phép rửa, một hành động huyền bí cho phép con người nhận ra mình được Cha yêu thương và được hợp nhất với Đức Giêsu, nhờ ơn sức mạnh của Thánh Thần của Đức Giêsu…,được trở nên chứng nhân của tình yêu phổ quát của Cha. Chúng ta luôn phải tái khám phá ra vẻ đẹp và sự quan trọng của phép Rửa mà chúng ta đã lãnh nhận. Và trong dây liên kết chặt chẽ với hành động chịu phép rửa mà Giáo Hội đã đề ra kinh Tin Kính, để cho mọi người sẽ chịu phép rửa, cùng nhau nhận ra kho tàng họ được chia sẻ không do công lệnh gì của họ. Phải luôn lặp lại lời thánh Phaolô: "Nhờ ơn thánh mà anh em được cứu chuộc, anh em chẳng có công trạng gì trong đó cả, chỉ là một ơn huệ của Thiên Chúa" (Ep 2,8). Kinh Tin Kính là bản đồ đi đường chỉ cho chúng ta thấy vẻ đẹp của thế giới mới trên bờ bến mà bí tích rửa tội đã đưa chúng ta tới. Việc tuyên xưng đức tin bắt đầu trong ngây ngất (của tâm hồn) và trong lời kinh tạ ơn. 3. “Hội Thánh của Thiên Chúa Ba Ngôi”. (B. Franck, trong "La Croix", 12/2/1995, p.27). Nếu Giáo Hội thật là một hiệp thông (koinonia), nếu từ cơ bản Giáo Hội là "dân Thiên Chúa”, "thân thể Đức Kitô và đền thờ Chúa Thánh Thần, nếu Thiên Chúa Ba Ngôi vừa là nguồn gốc vừa là khuôn mẫu của sự sống của Giáo Hội, nếu những người chịu phép (giáo sĩ, giáo dân, tận hiến) phải được đào tạo theo mẫu những liên hệ nối kết Ba Ngôi Thiên Chúa, khi ấy Giáo Hội phải cố gắng phản ảnh lên trái đất, giữa các Kitô hữu, những mối liên hệ bình đẳng hỗ tương và bác ái, mối liên hệ giữa Cha, Con và Thánh Thần. Giữa Ba Ngôi, không có trên cũng không có dưới, không có Đấng quyết định và Đấng thi hành quyết định, Ba Ngôi với nhau, hoạt động với nhau sống với nhau mà vẫn giữ được căn tính của mình và Ngôi vị riêng biệt, tuy mỗi Đấng có một sứ mệnh đặc trưng có một không hai. Giáo Hội tự mình muốn và tự nói mình là "bức tượng thánh của Ba Ngôi". Giáo Hội phải luôn cố gắng hướng tới để trở nên cái mà mình phải là, chứ không phải luôn làm biến dạng khuôn mặt Ba Ngôi mà Giáo Hội tự cho mình là hình ảnh. |