Chúa Nhật Truyền Giáo - Năm A
TRUYỀN GIÁO LÀ YÊU THƯƠNG PHỤC VỤ
Đức Giám Mục G.B. Bùi Tuần

1. Truyền giáo là yêu thương phục vụ.

Có bộ phim tựa đề " Mỹ nhân và người thú" kể một hoàng tử đẹp trai nhưng kiêu căng. Ngay nọ có bà lão trao tặng cho anh ta đóa hoa hồng, chẳng những anh ta không nhận mà còn đuổi xua bà lão. Bà nổi giận biến anh thành người xấu xí giống như dã thú và nói:

- Nếu anh ta không được ai yêu thương thì suốt đời phải xấu xí như thế.

Một hôm có cụ già làm cha anh ta tức giận nên ra lệnh tống giam vào ngục.

Khi hay tin cha bị tống giam: cô Been tự nộp mình để cứu cha. Cô tự nguyện yêu hoàng tử dã thú đó để cha cô khỏi bị tù ngục.

Thoạt đầu cô rất khó chịu vì tính cộc cằn của người thú đó, nhưng cô cố gắng giúp người thú sửa mình. Nhờ tình yêu mà cô Been là mỹ nhân đã giúp đỡ người thú trở lại nguyên hình hoàng tử đẹp trai, không phải hoàng tử kiêu căng như trước mà là hoàng từ đẹp lòng mọi người.

***

Chuyện phim trên đây chỉ do trí tưởng tượng của con người, nhưng nó tích chứa bài học quí giá cho các Kitô hữu chúng ta về việc truyền giáo ngày nay.

Trong ngày thế giới Truyền giáo hôm nay, chúng ta cùng cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội được càng ngày một phát triển. Đặc biệt chúng ta cầu xin cho có nhiều người xả thân làm thợ gặt cho cánh đồng truyền giáo bao la bát ngát của Chúa vì "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít". Chúng ta tuyên xưng và làm chứng Chúa Giêsu là Đấng cứu độ duy nhất của nhân loại. Nhưng quan trọng hơn cả là mổi người chúng ta được mời gọi ý thức sứ mạng truyền giáo của mình và hiểu được ý nghĩa đích thực của việc truyền giáo trong thời đại hôm nay.

Mẹ Têrêxa Calcutta định nghĩa nhà truyền giáo là "một tín hữu say mê Chúa Giêsu Kitơ đến nỗi không có ước muốn nào khác hơn là làm cho mọi người nhận biết và yêu mến Người". Mẹ không nói suông mà còn bày tỏ gương mặt của Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống yêu thương phục vụ của mẹ. Do đó đối với mẹ, truyền giáo là dùng cả cuộc sống mình làm cho người khác nhận biết và yêu mến Chúa qua cuộc sống yêu thương phục vụ của người tín hữu chúng ta . Cô Been trong câu chuyện trên đây đã hy sinh thương yêu nên đã biến đổi được hòang tử.

Truyền giáo không chỉ là rao giảng Tin mừng, không chỉ là dạy bảo một mới giáo lý mà khẩn thiết là chia sẻ cuộc sống yêu thương. Trong những nước mà Kitô Giáo chỉ là thiểu số như những nước vùng Á Châu chúng ta người Kitô hữu phải sống thế nào cho mọi người nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu, Đấng đã rao giảng "Đạo Tình thương" Trong một thế hệ mà con người sống ích kỷ, thù hận nhau như hiện nay, truyền giáo đích thực là biểu lộ bộ mặt đích thực của "ĐẠO TÌNH THƯƠNG" (Theo “Lẽ sống").

2. Nhà truyền giáo đích thực.

Có vua kia được mọi người thương mến vì lòng khiêm tốn và tinh thần phục vụ của ông. Ông có chiếc nhẫn vạn năng có thể biến kẻ đeo nó thành người sẵn sàng phục vụ.

Ông có hai người con, không biết phải nhường ngôi cho đứa con nào. Ông nghĩ cách nầy: Ông cho làm thêm một chiếc nhẫn nữa, giống như chiếc nhẫn vạn năng ông đeo. Khi sắp lìa đời ông gọi hai con đến và bảo :

- Cha không còn sống bao lâu nữa. Cha có hai chiết nhẫn đây. Mỗi đứa chọn một. Đứa nào may mắn chọn được chiếc nhẫn vạn năng của cha thì được lên kế vị cha.

Hai người vội chọn cho mình một chiếc nhẫn và người nào cũng tự cho là mình đã được nhẫn thần. Sau khi vua qua đời, họ nhờ các quan trong triều đình phân định người nào trong họ được lên ngôi kế vị vua cha. Các quan bàn luận xong thì tuyên bố :

- Hãy chờ xem hoàng tử nào trở nên người khiêm tốn và sẵn sàng phục vụ thì người đó có chiếc nhẫn vạn năng và sẽ được lên ngôi kế vị vua Cha.

***

Câu chuyện trên đây giúp chúng ta đi vào đề tài chính của ngày Khánh nhật truyền giáo hôm nay :

Chúa Giêsu là nhà truyền giáo đầu tiên được Thiên Chúa sai đến rao giảng Tin mừng cứu độ cho nhân loại. Người là mẫu mực cho các nhà truyền Giáo, cho các tông đồ và cho tất cả chúng ta. Bí quyết người dùng cho công cuộc rao giáng của Người là chính Lời Người tuyên bố :

"Ta đến khơng phải để được phục vụ mà để phục vụ và hiến mạng sống cứu độ moị người"

Chúa Giêsu, nhà truyền giáo gương mẫu của chúng ta thực hiện bí quyết nầy trong suốt cuộc dời của Người đặc biệt trong ba năm công khai rao giảng Tin mừng. Và Người đã thực hiện bí quyết này cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng trên khổ giá.

Phương thế vạn năng này Chúa Giêsu dùng để truyền giảo không phải là chiếc nhẫn vạn năng của nhà vua trên đây mà là chíùnh sự hy sinh mạng sống của Người trên trên thập giá. Và Người muốn tất cả các nhà truyền giao tiếp sau Người cũng đi con đường này là "uống chén Người uống và chịu một Phép Rửa Người chịu" để được thanh luyện và được tràn đầy Chúa Thánh Thần mà trở nên nhà truyền giáo sẵn sàng hy sinh phục vụ như Người.

Thực sự các tông đồ đã trải qua con đường thập giá để đem Tin mừng cứu rỗi đến cho muôn dân như thánh Phaolơ tâm sự: "Tơi chịu đóng đinh trên thập giá với Chúa Giêsu để trở nên nhà truyền giáo. Đây là điều kiện căn bản và đầu tiên không thể không có. Còn nhiều điều kiện khác nữa nhưng điều kiện chịu đóng đinh vào thập giá với Chúa Giêsu là điều kiện căn bản nhứt. Vì thế năm lần tôi bị người Đo thái đánh 40 roi bớt một ; ba lần bị đóng đinh; một lần bị ném đá, ba lần bị đắm tàu. (2Cr. 11,24-25)

Trong ngày cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo hôm nay, chúng ta cầu xin cho có nhiều người thiện chí hiến thân làm tông đồ; chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta nhiệt thành rao giảng đạo Chúa bằng lời cầu nguyện, bằng việc bác ái, bằng gương sáng đời sống. Song quan trọng hơn cả là chúng ta cầu xin Chúa ban cho nhiều nhà truyền giáo dích thực, sẵn sàng hy sinh vác thánh giá hằng ngày trên đường rao giảng Tin mừng cứu rỗi của chúa. (Theo""Phút Cầu Nguyện Cuối Ngày" tập IV)

3. Các con là chứng nhân của Thầy.

Anh Indira đến gặp đạo sĩ Makia, xin ông chỉ cho một vị thần để thờ, một tôn giáo để sống. Đạo sĩ liền dẫn anh ta đến thần Bátđa và bảo :

- Đây là vị thần sẽ cất hết mọi đau khổ. Indira lắc đầu và xin dẫn đến vị thần khác. Đạo sĩ liền đưa anh đến thần Sôpha và nói:

- Đây là nữ thân Sôpha có bí quyết giúp con người tránh khỏi đau khổ. Nhưng Indira cũng tắc đầu và xin dẫn đến vị thần khác. Và hai người đến trước vị thần bị treo trên thập giá. Indira tò mò hỏi:

- Vị thần nầy là ai vậy ?

- Đây là vị thần của người Công giáo.

Xúc động trước cái chết đau khổ của vị thần đó. Indira nói với đạo sĩ :

- Vị thần Bátđa hứa cất hết mọi đau khổ khỏi thế giới là hứa suông, vì không ai cất được đau khổ. Vị thần Sôpha dạy con người tránh đau khổ là dạy họ sống thấp hèn nhu nhược và cũng không bao giờ tránh được đau khổ. Còn vị thần của người Kitô giáo chấp nhận đau khổ trên thập giá sẽ giúp con người hiều biết đau khổ và chấp nhận để được sống an vui hạnh phúc. Đó là lý do tôi tin Đấng chịu chết đóng đinh trên thập giá và muốn làm đệ tử Ngài... Xin đạo sĩ giúp đưa tôi đến nơi người Kitô để được trở nên đồ đệ.

Đạo sĩ liền dẫn Indira đến nơi người Công giáo sinh sống. Vừa đến nơi hai người đã thấy nhóm người này cải lộn, nhóm người kia chửi rủa nhau, chỗ nọ có những người đấm đánh nhau và chỗ khác có bảng đề : “Coi chừng móc túi”.

Thấy thế, mdira liều nói với đạo sĩ :

- Chúng ta hãy di nơi khác. Tôi mộ mến và tin Đấng chịu đóng đinh trên thập giá, nhưng tôi không thế làm đệ tử của Ngài .

***

Trong Tin mừng của ngày thế giới truyền giáo hơm nay, Chúa Giêsu đã sai các tơng đồ "đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho moị lồi thọ tạo. Ai tin và chiụ phép Rửa sẽ được cứu độ. (Mc 16.15-16) Và Người cịn mời gọi chúng ta cách khẩn thiết hơn: "Các con hãy làm chứng nhân cho Thầy" (Lc.24,48). Cuộc sống đạo của chúng ta hiện nay là chứng từ hay phản chứng Chúa chúng ta như những người Kitơ hữu trong câu chuyện trên đây.

Truyền giáo không phải chỉ là rao giảng Tin mừng cứu rỗi, không chỉ là dạy một mớ giáo lý mà cốt yếu là giúp moị người nhận biết và tin kính Chúa là Thiên Chúa cứu độ qua cuộc sống của chúng ta là mơn đệ Chúa. Là mơn đệ Chúa chúng ta phải sống thế nào cho mọi người nhìn vào chúng ta mà tin mến Chúa như Lời Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: "Các con hãy sống trọn lành để moị người nhìn thấy việc lành của chúng con làm mà ngợi khen Cha chúng con trên trời là Đấng trọn lành"

Trong ngày cần nguyện cho công cuộc truyền giáo hôm nay, chúng ta , hiệp nhau xin Chúa cho chúng ta biết chu tồn bổn phận truyền giáo Chúa trao phĩ cho chúng ta bằng lời cầu nguyện, bằng từ thiện bác ái, nhứt là bằng gương sáng đời sống của chúng ta ( Theo "Truyện vui suy niệm")

4. Trở thành Tin mừng

Khoảng thập niên 60, một nhóm chuyên gia tâm lý Hoa Kỳ mở cuộc thăm dò nghiên cứu xem có bao nhiêu người nhặt được ví tiền và đem trả lại. Họ rãi các ví tiền trên đường phố. Vài ngày sau họ được lại hơn phân nửa. Nhưng trong ngày 4 tháng 6 năm 1968 là ngày bào đệ của tổng thống Kenedy bị ám sát, không có chiếc ví nào được trả lại: Họ kết luận: Tin buồn ảnh hưởng sâu xa đến đời sống tinh thần của con người. Khi nghe tin vui, con người cảm thấy phấn khởi và mau mắn thi hành điều thiện. Ngược lại khi nghe tin buồn, con người dễ bị chán nản và từ đĩ ý thức trách nhiệm trong lãnh vực luân lý cũng bị giảm sút.

***

Kết quả cuộc nghiên cứu trên đây báo động nguy hại của những tin buồn và hình ánh xấu xa của những phương tiện truyền thơng trên đời sống luân lý của con người.

Các Kitơ hữu chúng ta hiện đang sống trong một xã hội tồn là những tin buồn: Tin buồn của dối trá lường gạt, của tham những bĩc lột, của hận thu2, của buơng xuơi bỏ cuộc, của đĩi khổ chết chĩc!... Đạo của chúng ta là đạo của Tin Mừng. Hai chữ Tin Mừng sẽ trở thành trống rỗng nếu cuộc sống người Kitơ Hữu chưa trở thành Tin Mừng. Khơng thể là Kitơ hữu mà khơng đồng thời là người loanbáo Tin Mừng. Khơng thể là người loan báo Tin Mừng mà khơng đồng thời chính mình là Tin Mừng.

Chúa Giêsu chính là Tin Mừng và Ngài muốn Tin Mừng đĩ được tiếp tục loan báo qua cuộc sống của các Kitơ hữu chúng ta. Do đĩ, để trở thành Tin Mừng Kitơ hữu chúng ta cần phải kết hợp mật thiết với Chúa Kitơ. Họf để Chúa Kitơ sống và hoạt động trong họ và qua họ, nhờ đĩ Tin Mừng được tiếp tục loan báo.

Thánh Phaolơ tâm huyết với chúng ta: "Chúng ta cần bổ túc những gì còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Điều đó có nghĩa là Tin Mừng của Chúa Giêsu phải được loan báo bằng ngôn ngữ, bằng cuộc sống của người Kitô hữu trong mọi hồn cảnh. Giữa một xã hội chỉ có tin buồn thất vọng chán nản người Kitô hữu phải loan báo Tin Mừng của phó thác tin tưởng; giữa một xã hội chỉ cĩ tin buồn gian xảo lường gạt, người Kitơ hữu phải loan báo Tin Mừng của chân thật, trung tín; giữa một xã hội chỉ cĩ tin buồn ích kỷ hận thù, người Kitơ hữu phải loan báo Tin Mừng yêu thương tha thứ bằng chính cuộc sống của mình.

Trong ngày thế giới truyền giáo hôm nay, chúng ta sốt sáng cầu xin Chúa sai nhiều nhà truyền giáo đến với Hội Thánh. Xin cho chúng ta nhiệt thành làm thợ gặt trong cánh đồng Truyền giáo bao la của Chúa bằng lời cầu nguyện, bằng việc bác ái, nhứt là bằng đời sống Tin Mừng của chúng ta (Theo "Chờ đợi Chúa")

5.Mời người bạn lương dân

Hôm nay mình bước lên giảng đài một cách hiên ngang hơn bao giờ hết. Mình dõng dạc tuyên bố :

“Năm nay chúng ta sẽ tổ chức ngày truyền giáo một cách long trọng. Mỗi người mời bạn lương dân của mình đến dự lễ.

Người lương dân tới thì người đạo nhường chỗ ngồi. . .

Mỗi gia đình hãy nhắc nhau cầu nguyện cho người bạn lương dân của gia đình được nhìn biết tin kính Chúa.. .

Chuông nhà thờ đổ hồi. Dòng người tràn vào nhà thờ như thác lũ. Bạn đạo nhường chỗ cho bạn lương. . . Hết chỗ, có những bàn tay giơ lên... Một bà phước dẫn theo hai người lương đến chỗ có hai chú nhí :

- Tụi con nhường chỗ cho người lương đi. Thằng cu tí nhỏng mỏ cự nự :

- Đây là bạn người lương của con mà. Bà phước đáp lại bằng nụ cười đắc chí :

- Vậy thì chúng con cứ ngôi đó đi..

(Theo “Nhật ký truyền giáo”).

***

Thiết nghĩ đây là một cách mừng lễ Truyền giáo llong trọng, đồng thời cũng là một phương thế giúp người Kitơ hữu truyền giáo.

Mỗi người hoặc mỗi gia đình Cơng giáo cầu nguyện, mời gọi người bạn lương dân của mình đến với Chúa để được nhờ ơn Chúa giúp, những người bạn lương dân đĩ được nhìn biết Chúa, tin kính Chúa, nhứt là nếu người Kitơ hữu biết làm gương sáng, biết sống yêu thương phục vụ theo gương Chúa Giêsu đối với người bạn lương dân, thì càng cĩ hy vọng đem người bạn lương dân đến với Chúa.