Chúa Nhật II thường niên - Năm A
ĐÂY CHIÊN THIÊN CHÚA
Chú giải của Fiches Dominicales

Gioan giới thiệu Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa.

Trong một bối cảnh thù nghịch cuộc vận động của các thầy cả, thầy lêvi yêu cầu Gioan tự xác định vai trò trong cuộc chờ đợi Đấng Cứu Thế: "ông là ai". Gioan Tẩy Giả đã trả lời trước hết bằng ba phủ định: ông không phải là Đấng Cứu Thế, không phải là Êlia, cũng không là một đại tiên tri. Rồi ông tuyên bố. "ở giữa anh", “một người mà anh em không biết; chính Ngài đến sau tôi nhưng tôi không xứng đáng cởi dây giày cho người” (l,2-27).

Bây giờ, Gioan Phúc âm xác định là ngày hôm sau, đối diện với các môn đệ, sau khi nhóm người điều tra bỏ đi.

+ Gioan Tẩy Giả thấy Chúa Giêsu "tiến về phía Ngài”. Không phải là để xin rửa tội như ta tự nhiên nghĩ tới vì phép rửa đã xảy ra, nhưng để làm ứng nghiệm lời sấm của Isaia 40,10 "Chúa đến”.

+ Cũng trong chiều hướng làm ứng nghiệm lời tiên tri Isaia 40,2 đã loan báo cho Israel biết rằng "tội lỗi họ đã được tha thứ", Gioan tuyên bố: "Đây là hiểu ngầm một lời mời hãy nhận xem chiên Thiên Chúa Đấng xoá tội tràn gian. Một nhận dạng mà ta sẽ gặp lại ở chương 1,36.

Sự đối chiếu với Chiên Thiên Chúa có thể có 3 nền tảng trong Cựu ước. Hoặc con chiên của Israel 53,7: "Như con chiên bị đưa đến lò bát tế, như cừu đến trước mặt kẻ xén lông... Trong trường hợp này, thánh sử Gioan đã thấy nơi Đức Giêsu khuôn mặt của Người Tôi Tớ đau khổ gánh lấy tội lỗi thế giới. Nhưng cũng nên biết rằng cùng một từ ngữ Aram ấy có thể có 3 nghĩa: "trẻ em”, "tôi tớ” hoặc "con chiên”. Hoặc con chiên bị sát tế và đứng trong sách Khải Huyền, có thể thắng vượt tội lỗi và sự chết, là Đức Kitô phục sinh (Kh 5,6; 14,10; l.7,14). Hoặc con chiên vượt qua. Thực vậy, theo Gioan 19,14, Đức Giêsu bị kết án vào giờ mà các thầy cả bắt đầu sát tế chiên để mừng lễ Vượt qua. A. Marchadour nhận định: "Một tước hiệu như thế có thể có 3 ý nghĩa. Một độc giả không am hiểu bối cảnh Kinh Thánh của từ ngữ sẽ ghi nhận rằng có 2 so sánh vay mượn. Ở thế gian động vât: con chiên Thiên Chúa và chim bồ câu từ trời xuống. Hai hình ảnh của sự bất bạo động này rất thích hợp với bản chất của Đức Giêsu và với công cuộc nối kết với thế giới của Thiên Chúa". Và làm chứng: "Chính Ngài là Con Thiên Chúa”. Rồi, khi gợi lại phép rửa ở sông Giođan, Gioan Baotixita, người đã loan báo trước về Đấng Messia mà không biết (“Tôi không biết Ngài câu 31 và 33), đã làm chứng: "người đã thấy Ngài quả quyết 2 lần như vậy (câu 32 và 34): "Mọi người sẽ nhìn thấy vinh quang của Chúa và ơn cứu độ Nơi Đức Giêsu, trên Ngài Gioan đã nhìn thấy "Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự xuống từ trời và đậu lại", Thiên Chúa đã mạc khải cho ông biết đó là Con Thiên Chúa…X lon Dufour nhận xét: "Sự chứng nhận này hiển nhiên phù hợp với lời tuyên bố của Thiên Chúa khi Đức Giêsu chịu phép rữa: Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người (Mt 3,17). Nhưng đây không phải là tiếng nói từ trời cao. Đó là tiếng nói của người phàm, Gioan Tiền hô đã nói.

Trong tước hiệu “Con Thiên Chúa" độc giả Kitô hữu tìm ra ý nghĩa vượt quá lời tuyên xưng về Đấng Messia, tước hiệu ấy nối kết với tước hiệu "Con duy nhất" đã được nhấn mạnh ở phần nhập đề. Đó chính là ý nghĩa mà bản văn này nhẩm tới, vì Phúc âm đã viết "để anh em tin rằng Đức Giêsu, Đấng Messia là con Thiên Chúa (20,31).

BÀI ĐỌC THÊM:

1. Dấu chỉ đến từ Thiên Chúa.

(Mgr. L. Daloz, "Nous avons vu ta gloire”, DDB).

Nơi ngọn nguồn của việc tỏ mình ra của Đức Giêsu, chứng từ của Chúa Cha: "Đấng mà trên Người ngươi sẽ thấy. Thần Linh xuống và ở lại, chính người sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần". Ta chỉ nhận biết Đức Giêsu sau lời mạc khải của Chúa Cha. Đức Giêsu thường nhắc lại: "Ai nghe lời Cha và đón nhận thì đến với Ta” (6,45). Và chính Thánh Thần do Chúa Cha sai đến đã chỉ cho Gioan Tẩy Giả biết Đức Giêsu. Nhờ ông, ta đi vào mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Ta chỉ nhận biết Đức Giêsu khi Thánh Thần Thiên Chúa đến mở mắt và chỉ cho ta thấy. Nếu không có Thánh Thần, không có lời chứng của các chứng nhân, ta sẽ không nhận biết Người. Người đâu phải là đối tượng của khoa học nhân văn mà ta có thể nhận dạng nhờ việc nghiên cứu và suy gẫm. Người là ngôi vị Con Thiên Chúa mà ta chỉ nhận biết được khi chính Thiên Chúa tỏ ra cho ta. Người là đối tượng của một chứng từ, không ai có thể nhận biết Người nếu họ không có trái tim rộng mở đón nhạn những dấu chỉ của Chúa Thánh Thần.

2. Con đường của Con Chiên.

(H. Denis, 100 mots pour dire la foi. DDB).

Hằng bao lần ta đã chẳng đọc và nghe: Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian sao? Thư thánh Phêrô sử dụng một đề tài Kinh Thánh cổ xưa như chuyện phiêu lưu của Môsê bên Ai Cập, tôi muốn cùng các bạn đi lại con đường của Con Chiên Thiên Chúa, Người đi từ sự báo oán giải phóng đến sự bất bạo động hoà bình.

Con đường ấy khởi đi từ một lịch sử đẫm máu. Dân Thiên Chúa được cứu khỏi Ai Cập nhờ máu Con Chiên. Con Chiên sẽ trở nên biểu tượng của công cuộc giải phóng Israel. Vì, ta đừng quên điều này, cuộc gặp gỡ của Môsê ở bụi gai cháy đỏ không, phải là một câu chuyện thần bí phóng đại hoặc truyện trẻ em ham thấy Chúa Mẹ hiện ra. Không, Môsê đã giết ngọt một tên Ai-cập đáng ngờ và Thiên Chúa của ông, dù chưa rõ tên Ngài, đã hứa nghe thấy dân Ngài đang bị nô lệ kêu xin. Như thế Con Chiên thuộc về phía cánh tay báo oán của Thiên Chúa, cùng với tất cả sức mạnh của Người. Nhưng chẳng bao lâu, đặc biệt với các ngôn sứ (Is 53, Gr 11...) Con Chiên này sẽ trở nên kiểu mẫu của những ai chết cho dân Người, như con cừu câm rùn bị dẫn tới lò sát sinh...

Thiên Chúa rời bỏ ngai Đấng toàn Năng. Ta nói rằng Người đứng về phía Con Chiên chịu đau khổ. Như thể thời gian dần dần chín mùi để đón nhận một Đức Giêsu nào đó, được Gioan tuyên xưng là Đấng xoá tội trần gian, còn thư Phêrô thì nhận là Con Chiên không khiếm khuyết, không tì vết, giải thoát ta khỏi cuộc sống không mục đích như là chiên vất vưởng lầm lạc. Nhưng sự đảo ngược hình ảnh chưa hoàn toàn. Cuộc giải phóng bằng việc báo oán của Thiên Chúa chưa chuyển hoá thành lễ dâng của một vát hy sinh tự nguyện và tự hạ. Thật vậy, Con Chiên phải mặc lấy những màu sắc và những hình thức của Sự Sống thực sự và của Vương triều thiên quốc. Đó chính là Con Chiên của sách Khải Huyền, hiện diện trong biết bao trang sách khi thời gian viên mãn. Điều đó nhắc tôi nhớ tới một bức bích hoạ rất đẹp và rất cổ xưa ở vùng ngoại ô Lyon, trong đó ta thấy Đức Kitô vinh hiển dưới hình Con Chiên mặt người. Đó là cuộc khải hoàn của niềm bình an, sức mạnh của sự bất bao động của Thiên Chúa. Vâng, chỉ Con Chiên mới có thể ban sự Bình An của lễ Phục Sinh, niềm bình an được hứa ban cho thế giới đã được giải phóng. Xin ban bình an cho chúng con.