Chúa Nhật XXXII thường niên, Cung Hiến Thánh Đường Latêranô |
LATÊRANÔ |
SƯU TẦM |
Hôm nay chúng ta mừng kính ngày cung hiến đền thờ Latêranô, đền thờ đầu tiên của Giáo hội La mã, được
coi
như là mẹ của các đền thờ khác. Đền thờ Latêranô là
nhà
thờ chánh tòa của Đức Giáo Hoàng, với tư cách là
Giám mục Rôma. Đền thờ này được hoàng đế Constantinople xây dựng vào năm 320, thời gian Giáo hội vừa thoát
khỏi
cơn bách hại tàn khốc để bước vào giai đoạn huy
hoàng. Trong tất cả các tôn giáo, đền thờ là nơi thánh
thiêng, là nơi thần linh hiện diện với con người để tiếp nhận
những sự thờ kính và cho họ thông phần vào các ân huệ và sự
sống
thần linh. Chắc hẳn nơi cư ngụ của các thần linh không thuộc
trần gian này, nhưng có thể nói, đền thờ đồng hóa với
nơi cư ngụ ấy, nhờ đó con người giao tiếp được với thế
giới của
các thần linh. Chính trong chiều hướng này mà chúng
ta tìm thấy những hình ảnh của đền thờ Giêrusalem. Đền thờ Giêrusalem là dấu chỉ sự hiện diện của
Thiên Chúa giữa loài người, nhưng đó mới là một dấu chỉ
tạm thời, sẽ được thay thế bằng thân xác Đức Kitô với
Giáo hội của Ngài, như là một đền thờ mới và có tính cách
vĩnh cửu.
Vào thời các tổ phụ, người Do thái không biết đến
đền thờ, cho dù họ vẫn có những nơi thánh để kêu cầu với Đức Giavê như Bêtal, như Sichem, như Sinai…Nhưng rồi
sau đó, họ đã dùng một thánh điện lưu động, để Thiên
Chúa có thể ngự trị thường xuyên giữa dân chúng đang được
Ngài dẫn qua sa mạc. Đó là nhà tạm với hòm bia giao ước. Sau khi người Do thái đã tiến vào miền đất hứa và
lập thành vương quốc, bấy giờ Đavid mới nghĩ đến việc
xây 11 dựng đền thờ dâng kính Thiên Chúa. Ước mơ ấy được Salomon thực hiện. Ông đã xây dựng đền thờ
Giêrusalem với tất vả vẻ huy hoàng của triều đại ông, và Thiên
Chúa đã nhận đền thờ ấy như nơi cư ngụ của Ngài. Vì thế,
đền thờ Giêrusalem trở nên trung tâm sinh hoạt chính trị về
tôn giáo của người Do thái. Người ta từ khắp nơi hành hương
về Giêrusalem vào những dịp lễ lớn để cầu nguyện, kết
hiệp
và tôn thờ Thiên Chúa. Năm 587 trước công nguyên, đền thờ Giêrusalem bị
vua Nabucodonosor phá hủy và bắt một số người Do thái
phải lưu đày sang Babylon. Sống dưới ách nô lệ với những
đau
khổ và nặng nhọc, nhưng lòng họ vẫn hướng về đền
thờ Giêrusalem. Thế nhưng, bây giờ đền thờ Giêrusalem
đã bị đổ vỡ hoang tàn. Vì thế, họ đã tìm thấy một chiều
hướng
tôn thờ mới, đó là tôn thờ thiêng liêng, tôn thờ
trong tâm hồn vì Thiên Chúa ở khắp mọi nơi. Trong Tân ước, đền thờ chính là thân xác Đức Kitô:
Đền thờ ấy bị phá hủy nhưng dã được xây dựng lại trong
ba ngày. Đây mới chính là đền thờ vĩnh cửu, không do
tay người trần thế làm nên, nhưng do chính Ngôi lời.
Đền thờ ấy nói lên sự hiện diện thiết thực của Thiên Chúa ở
giữa
chúng ta. Ngoài ra, các Kitô hữu còn ý thức rằng chính họ kết
thành đền thờ mới, đền thờ thiêng liêng nơi thân thể Đức
Kitô, đó chính là Giáo hội. Giáo hội là đền thờ của Thiên
Chúa, thiết lập trên Đức Kitô. Ngài là nền móng, là đầu và là
viên đá góc tường. Còn chúng ta thì sao? Tâm hồn mỗi người cũng phải
là một
đền thờ cho Thiên Chúa ngự trị. Khi lãnh nhận bí
tích Rửa 12 tội, vị linh mục đã nói với chúng ta: Hỡi thần ô
uế, hãy xéo đi, hãy ra khỏi người này để nhường chỗ cho Thần
Linh Thiên Chúa. Bao lâu sạch tội trọng, bao lâu còn sống trong ân
nghĩa
Chúa thì linh hồn chúng ta chính là một ngôi đền
thờ sống
động cho Thiên Chúa. Trái lại, khi phạm tội trọng,
chúng ta là những kẻ dám nói với Thiên Chúa như sau: Hỡi
Thiên Chúa, xin Ngài hãy ra khỏi tâm hồn tôi để nhường
chỗ cho ma quỷ. Chúng ta hãy gìn giữ tâm hồn mình cho trong sạch,
xứng đáng là nơi cho Chúa ngự trị, chứ đừng biến nó
thành hang trộm cướp. Chúng ta hãy noi gương bắt chước ông
Giakêu đã tiếp đón Chúa tại nhà mình. Chính sự hiện diện
của Chúa đã đem lại cho ông niềm vui mừng và hy vọng,
để rồi
ông đã hoán cải bản thân, làm lại cuộc đời. Hãy sửa
đổi
những sau lỗi để tâm hồn chúng ta thực sự là một
đền thờ được dâng hiến cho Thiên Chúa. |