Chúa Nhật XXXII thường niên, Cung Hiến Thánh Đường Latêranô |
ĐỀN THỜ THIÊN CHÚA LÀ NƠI THÁNH |
Lm. Trần Bình
Trọng
|
Triết gia cũng như thần học gia luôn tìm kiếm xem
Thiên
Chúa hiện diện ở đâu và hiện diện thế nào trong vũ
trụ.
Người ta biết Chúa hiện diện khắp mọi nơi, nhưng họ
cũng dành những cách thế đặc biệt và những nơi đặc biệt
cho Chúa ngự trị. Trong Cựu ước, đền thờ và hòm bia
giao ước
được coi là những nơi ngự trị đặc biệt của Chúa như
Chúa phán Ta đã chọn và thánh hoá nhà này, để muôn đời
Danh Ta ngự tại dây (2Sb 7:16). Đó là lý do tại sao Chúa
Giêsu tỏ ra khó chịu với những người đổi tiền bạc vì họ đã
biến nhà Chúa Cha thành nơi buôn bán (Ga 2:16). Trong Tân
Ước, ta có thánh đường và nhà tạm là nơi Mình thánh Chúa
ngự.
Ta biết Chúa hiên diện khắp nơi, nhưng đặc biệt
Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh thể nơi nhà
tạm. Có những người có thể tự hỏi tại sao hôm nay Giáo
Hội mừng nơi thờ phượng thay vì mừng kính ông thánh no,
bà thánh kia. Giáo hội mừng kính nơi thờ phượng vì đền
thờ Latêranô, nhà thờ chính toà của Đức Giáo Hoàng,
tượng trưng cho các thánh đường công giáo, còn là biểu
hiệu của
hai sự vật quan trọng. Trước hết thánh đường là
biệu hiệu
của sự hiệp nhất và cộng đồng, qui tụ giáo dân lại
trong một nhiệm thể màu nhiệm của Đức Kitô, để cầu
nguyện, thờ phượng, cảm ta và xin ơn. Thánh đường còn là
biểu hiệu của sự tiếp nối và truyền thống, có liên kết
với quá khứ và cùng nhau hướng về tương lai để đối phó với
những đổi
thay và thách đố mới trong xã hội và trong Giáo
hội. Có những người cho rằng Chúa hiện diện khắp mọi nơi
nên
họ cho rằng không cần đến nhà thờ cầu nguyện và thờ phượng. Họ cần nhận thức rằng, loài người cần những biểu hiệu bên ngoài để khơi dậy những tâm tình bên
trong. Loài người cũng cần những biểu hiệu đạo giáo để đưa
họ21 vào thế giới thần linh và để khơi dạy những tâm
tình thiêng liêng. Nếu là thiên thần, họ không cần biểu hiệu.
Còn loài người thì lại cần biểu hiệu như thánh đường, bàn
thờ, tượng ảnh, đèn nến... trong việc thờ phượng thể
khơi dạy
đức tin và tâm tình đạo đức bên trong. Do đó người
chủ trương giữ đạo tại tâm, không cần thờ phượng ở
thánh đường, là lừa dối mình. Đến thánh đường thờ phượng,
đức
tin của người tín hữu được nâng đỡ một cách tối đa.
Khi
thờ phượng công cộng tại thánh đường thì người có
đức tin mạnh có thể giúp củng cố đức tin của người yếu đức
tin.
Đến thánh đường thờ phượng, người tín hữu được bổ dưỡng và tăng sức bằng lời Chúa và Mình thánh Chúa.
Khi
kiệt sức về đàng thiêng liêng, họ lại đến nhà thờ
để được
bổ dưỡng và tăng sức bằng lời Chúa và mình thánh
Chúa. Thánh đường công giáo được cung hiến để làm nơi thờ phượng công cộng. Trong thánh đường có sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh thể trong nhà tạm. Một dấu chỉ
có Chúa hiện diện trong Bí tích thánh thể trong nhà
tạm là khi đèn nhà tạm, thường là màu đỏ, được thắp sáng ở gần
nhà
tạm. Do đó người công giáo cần biểu lộ lòng tôn
kính khi vào nhà Chúa. Người công giáo nên học hỏi với người thuộc các đạo khác xem họ tỏ ra tôn kính nơi thờ
phượng
của họ thế nào? Chẳng hạn người Do thái luôn tỏ ra
tôn kính đền thờ và bàn thờ dâng lễ vật của họ. Họ luôn
cảm tạ Thiên Chúa cho họ có được đền thờ và bàn thờ dâng
lễ vật. Còn người Hồi giáo khi vào đền thờ, họ phải để
giày dép ở ngoài để tỏ ta tôn kính nơi thờ phượng của
họ. Nhà thờ là trung tâm điểm của đời sống đức tin của
người
công giáo. Nhà thờ là nơi ta thường lui tới để cầu
nguyện
và thờ phượng hàng tuần hoặc hàng ngày, để nghe lời Chúa và rước Mình thánh Chúa. Sau khi chào đời, ta
được 22 đưa đến nhà thờ để lãnh nhận bí tích rửa tội. Ta
được rước lễ lần đầu và thêm sức ở trong nhà thờ. Khi sa phạm
tội, ta đến nhà thờ để lãnh phép cáo giải. Khi cưới hỏi, ta
lại đến nhà thờ để lãnh nhận bí tích hôn phối. Khi một
người đươc gọi lên bàn thánh, ta đến nhà thờ chính toà để dự
lễ truyền chức linh mục. Khi mang bệnh nặng, ta còn được chịu
phép sức dầu trong nhà thờ, hoặc tại nhà tư hay ở nhà
thương. Và khi nằm xuống vĩnh viễn, xác ta được đem đến nhà
thờ để được cử hành thánh lễ an táng. 8. Đền thờ Thiên Chúa - Trần Thanh Sơn Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta cùng
kỷ niệm việc cung hiến Đền thờ Latêranô. Đây là ngôi
đền thờ đầu tiên của Giáo Hội Công giáo được chính quyền
hợp pháp La mã công nhận, sau hơn 3 thế kỷ dài cấm
cách. Đây cũng là nhà thờ chính toà của Giáo phận Roma,
và là
nơi đặt ngai toà của Đức Giáo Hoàng. Nhân dịp này, tôi muốn được chia sẻ cùng quý ông bà
anh
chị em một vài suy nghĩ về ý nghĩa của đền thờ vật
chất
trước mắt chúng ta và cả ngôi đền thờ thiêng liêng
là mỗi
người chúng ta. |