Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm A
TIẾN TRÌNH NHẬN RA ĐỨC KITÔ
Chú giải của Fiches Dominicales

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Cuộc gặp gỡ bên bờ giếng Samaria:

Câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và người phụ nữ Samari, một trong những trang đẹp đẽ nhất của Phúc âm thánh Gioan, thuộc trong số những bài đọc quan trọng của vị thánh sử thường được Hội Thánh, ngay từ những thế kỷ đầu, dùng trong nghi thức khai tâm các dự tòng.

+ Sự việc xảy ra tại Samari. Miền đất này ngày xưa đã từng là đất thánh của các tổ phụ nhưng kể từ cuộc phân ly của người Samari, đã biếrl nên vùng đất bị thù ghét, tránh lai vãng.

Đức Giêsu bỏ miền Giuđê mà trở lại miền Galilê. Người có hai lối dể đi: một "nên đi", khó khăn vất vả hơn vì nắng nóng; một "không nên đi", không tốt cho những người Do Thái phải thường xuyên giữ mình sạch sẽ theo luật tế tự, thì lại qua ngã Samari.

Đức Giêsu cố tình chọn lối đi thứ hai này: "Người phải băng qua Samaria. Theo X. Dufour, có lẽ để chứng tỏ Người đến "để hoà giải các dân tộc, nối kết những anh em đã phân ly" (xem "Bài đọc Phúc âm theo thánh Gioan”, tập I, trang 342).

+ Sự việc diễn ra bên bờ giếng Giacob. Trong tất cả các nền văn minh Sêmít, giữa một thiên nhiên khắc nghiệt do hạn hán và sa mạc nóng cháy, giếng là chỗ duy nhất cung cấp nước, đã trở thành nơi có tính chất biểu tượng: nơi của sự sống, nơi để gặp gỡ, đối với những ai thông thạo Kinh Thánh, thì giếng nước còn là khung cảnh cho nhiều cuộc Giao ước, và là cái gợi nhớ lại ơn Thiên Chúa đã ban cho Dân Người trong thời xuất hành qua sa mạc.

2. Tiến trình nhận ra Đức Kitô.

Qua bài tường thuật Phúc âm, thánh sử Gioan muốn đưa chúng ta vào hành trình nhặn biết Đức Kitô.

+ Những xê dịch đi lại trong không gian là hình ảnh biểu trưng cho những chuyến trở về nội tâm.

+ Những thay đổi trong danh xưng Đức Giêsu đánh dấu từng bước của sự nhận biết: lúc đầu chỉ là "người Do Thái", rồi được tuyên bố là "lớn hơn tổ phụ Giacob là người đã cho chúng tôi giếng này, sau đó được gọi là "vị Tiên tri" trước khi xưng mình là "Đấng Messia" và được những người Samaria nhận là "Đấng cứu độ trần gian".

+ Những ngộ nhận giữa đôi bên đối thoại chỉ cho chúng ta thấy những chặng đường phải vượt qua: Từ nước giếng đến nước Hằng Sống.

Từ nơi chân thờ phụng đến việc tôn thờ Thiên Chúa trong tình thần và chân lý.

Từ của ăn nuôi thân xác đến lương thực là thi hành ý Cha.

Từ chuyện mùa màng đến sứ mạng trên cánh đồng truyền giáo. Từ nước giếng đến Nước Hằng sống:

"Có một người phụ nữ Samaria đến lấy nước”. Chị cho tôi xin chút nước uống, Đức Giêsu xin với người phụ nữ ấy, như ngày xưa dân Israel cũng đã xin cho có nước uống trong sa mạc (Bài đọc I). Người phụ nữ bỡ ngỡ trước lời đề nghi khó hiểu của người đàn ông Do Thái qua đường này, bởi trải qua nhiều thế ky đã có quá nhiều hiểu lầm và thù ghét giữa người Do Thái và người Samari. Chị không ngại chấp nhận cuộc trao đổi: "Ông là người Do Thái mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao?”. Vô tình chị đang từng bước đi vào một cuộc mặc khải nhiệm mầu chưa từng có.

Đức Giêsu "xin người phụ nữ nước uống". Vẫn theo X. Dufour, "Người ta có cảm tưởng là điều mà Người thực sự đang khát chính là cái khát, là nỗi ước ao của người phụ nữ làm sao có được thứ Nước Hằng Sống mà chỉ một mình Người có thể ban cho" (Sđd trang 354). Và quả thực, sau đó Đức Giêsu đã trả lời: "Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với chị: cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị Nước Hằng Sống? Là kẻ "không có thùng để múc nước", giờ đây Người lại xưng mình sẽ ban Nước Hằng Sống, thứ nước sẽ làm thoả mọi cơn khát, thứ nước "sẽ trở thành nơi người uống ‘một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời’.

Câu chuyện chuyển dần theo nhận định của Alain Marchadour - từ cái giếng nước vật chất sang người đàn ông, một người Do Thái đã mệt lả và đói khát. Con người ấy, ngay trong tình thế thiếu thốn của mình, lại tự giới thiệu như một Đấng có quyền ban phát. Mà ân ban ở đây lại không có liên can gì tới thứ nước trong giếng cả, vòi từ nơi con người ấy, nó trở thành một nguồn suối mới ngàn trùng vượt xa cái giếng nước ban đầu Đức Giêsu đã đưa vào trong cuộc đối thoại một chiều kích mầu nhiệm từ chuyện một cái giếng nước vật chất mà Người ghé vào để xin nước uống, người đã huớng đến chính bản thân Người, là ân ban của Thiên Chúa, Đấng có quyền năng ban cho loài người Nước Hằng Sống" ("Phúc âm thánh Gioan”, Centurion, 1992, trang 76-77).

Từ nơi chốn thờ phượng đến việc tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý:

Đức Giêsu lúc này đặt người phụ nữ trở về đối diện trước chuyện đời tư của mình: một cuộc sống thiếu chung thuỷ chẳng khác gì biểu tượng về sự bất trung tôn giáo nơi những người dân Samari. Chúa nói với người phụ nừ: "Chị hãy gọi chồng chị rồi trở lại đây”. "Tôi không có chồng, chị ta đáp. Chúa không nhượng bộ: "Chị nói tôi không có chồng là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi (con số có thể khiến liên tưởng tới năm vị thần mà người Samari thờ), và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng. "Thưa ông tôi thấy ông thật là một ngôn sứ, người phụ nữ nói tiếp, thêm một bước khám phá về chân tính của người khách lạ. Sau đó chị lái câu chuyện sang một vấn đề đã từng là nguyên cớ gây chia rẽ giữa người Do Thái và người Samari: nơi phải thờ phượng Thiên Chúa. "Trên núi này (núi Garizim)?” hay "ở Giêrusalem?”. Đức Giêsu báo cho chị ta hay rằng từ nay, với Người, một thời cũ đã qua, một thời mới bắt đầu: không còn chỗ cho thứ thờ phượng gắn liền với một ngọn núi; đã hết thời cho những cái đã là đền thờ này hay đền thờ kia (D. Mollat). Kể từ bây giờ sự hiện diện của Thiên Chúa không còn lệ thuộc vào một nơi chốn hay một đền đài nào nữa, nhưng vào một con người: Đức Giêsu Kitô. Người loan báo: "Những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật". Họ sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Người, Đức Giêsu, Đấng là đền thờ mới (Ga 2,19-22), và nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng được ban cho họ để trở nên con cái Thiên Chúa trong Người Con.

Và khi người phụ nữ đề cập tới việc “Đấng Messia mà người ta gọi là Kitô sẽ đến, Đức Giêsu trả lời: "Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây”.

Để vò nước lại, bởi nó chẳng còn dùng vào việc gì nữa, người phụ nữ chạy đi chia sẻ với bà con của mình niềm vui của cuộc gặp gỡ: người phụ nữ từng thèm khát được uống, được tồn tại, nay đã tìm ra được con người đã làm vọt lên trong chị một nguồn sống mới: "Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?”

3. Dẫn tới việc tuyên xưng đức tin:

Đang lúc đó thì các môn đệ trở về, mang theo đồ ăn thức uống. Người phụ nữ đã đi khỏi, các ông mời Chúa: “Rabbi, xin mời Thầy dùng bữa". Lại một ngộ nhận nữa liền xảy ra về chuyện "lương thực". Điều Đức Glêsu hằng tìm kiếm, cái là lương thực là sự sống của người chính là “thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và họàn tất công trình của Người”.

Rồi từ đề tài lương thực và sứ mạng dẫn tới đề tài “mùa gặt”. Thêm một ngộ nhận mới: các môn đệ chỉ nhìn thấy cánh đồng còn phải chờ bốn tháng nữa mới tới mùa gặt, còn Đức Giêsu lại mời gọi các ông "hãy ngước mắt lên mà xem" thấy những người Samari đang lại gần kia, họ chính là những hoa trái đầu tiên của mùa gặt truyền giáo. Bài tường thuật đạt tới đỉnh cao với lời tuyên xưng đức tin của những người Samari: chính chúng tôi đã nghe và biết rằng người thật là Đấng cứu độ trần gian. Lời tuyên xưng không trực tiếp nói với Đức Giêsu, nhưng với người phụ nữ. X. Dufour nhận xét: Ngay những kẻ đã được nghe Tin Mừng người phụ nữ loan báo, nay lại loan báo cho chị ta biết Đức Giêsu kia thực sự là ai: đúng là một trao đổi lạ lùng!, và kết luận: Qua phong cách và lời nói của người đàn ông Do Thái tên Giêsu đã đến ở giữa họ này, những người Samari đã được mở ra tới một chân trời mới vượt xa ranh giới mảnh đất của họ. Họ đã nhận ra con người này không chỉ là Đấng Messia cho một dân tộc mà họ mong đợi, nhưng là Đấng Cứu độ trần gian. (Sđđ, trang 39S và 395).

Đức Giêsu đã sẵn lòng ở lại với họ hai ngày, điều này làm sáng tỏ rằng đối với Người, không còn đâu là "miền đất được ưu tiên", không còn đâu là "miến đất bị ghét bỏ" nữa, nhưng tất cả mọi người không phân biệt đều được mời gọi đến với ơn cứu độ.

BÀI ĐỌC THÊM:

1. “Theo kiểu của họ, các anh chị tân tòng nói với chúng ta về tính chất muôn đời mới mẻ của Đức tin”.

"Người phụ nữ Samari". Đối với nhiều người đó là tên một cửa tiệm lớn ở Paris mà người ta đôi lúc còn nhắc đến thời còn bán đồ cũ. Nếu từ này còn có thể khiến ai đó chú ý đến chương IV của Phúc âm thánh Gioan này, thì chúng ta tin chắc rằng phải có một cái gì đó đặc biệt có sức thu hút, “nói là thu hút", nhưng trong câu chuyện Phúc âm không hề có vấn đề thu hút gì cả. Đúng hơn đây là một sự tiếp cận. Một sự khám phá và là một lời mời gọi không thể chối từ. Người phụ nữ Samari ở đây đúng là mẫu mực, là điển hình của người tân tòng đang dấn thân tìm gặp Đức Giêsu.

Chị ta lại chịu hai mặt bất lợi: là phụ nữ và là thành phần của một sắc dân bị người Do Thái miệt thị (bằng chứng về sự xuất hiện và có mặt của những cộng đoàn Kitô hữu tại Samari ngay vào thời Tin Mừng IV đang được biên soạn). Nhưng đó không thành vấn đề, Đức Giêsu vẫn tìm cách lôi kéo người phụ nữ này, nhưng một sức hấp dẫn vô hình. Cách tiếp cận thật lạ lùng: người khách lạ đã mỏi mệt dừng chân bên bờ giếng xin người phụ nữ chút nước uống. Đấng có quyền năng ban phát mọi sự, nay lại làm kẻ ngửa tay xin. Thiên Chúa luôn rộng ban ơn của Người cho tất cả những ai biết sẵn sàng cho đi chút của cải mình có. Người tân tòng sẽ tìm thấy không phải là một vị Thiên Chúa thích huỷ diệt để rồi lại ban phước, nhưng một Thiên Chúa nghèo, dường như phải cần đến loài người. Thế rồi câu chuyện bỗng đổi chiều, giờ đây cái nhìn của Đức Giêsu soi thấu vào ngõ ngách đời tư của người phụ nữ. Cái nhìn của loài người chỉ dừng lại ở bề ngoài, nhưng Thiên Chúa nhìn sâu vào cõi lòng. Người tân tòng phải chăng là kẻ mà Đức Giêsu đã trở nên thiết thân hơn chính bản thân họ?

Đến đây, người phụ nữ ngỡ ngàng nhận ra vị ngôn sứ Chị biết rằng giòng Nước Hằng Sống kia có thể rửa sạch mọi bất trung tội tình của chị. Kẻ sắp lãnh nhận phép Thánh Tẩy cũng thế, họ khát khao giòng nước rồi đây sẽ cho phép họ thầm thì kêu tên Thiên Chúa là Cha. Chưa hết, người phụ nữ còn bỏ lại tất cả, cả cái vò nước, cả những người tình, cả cuộc đời chị, để loan báo cho mọi người về cuộc gặp gỡ có tính chất quyết định cho chị. Chúng ta có khả năng để lắng nghe tiếng của những anh chị em tân tòng nói với chúng ta, theo cách của họ, sau khi đã giã từ cuộc đời dĩ vãng, về cái mới mẻ muôn thuở của Đức Tin?".

2. “Người phụ nữ bỏ quên vò nước bên bờ giếng”

"Bên bờ giếng, có một khánh bộ hành mỏi mệt dừng chân, chân lý đã vọt lên từ những lời ông ta nói. Cũng bên bờ giếng đó, người phụ nữ nọ đã để lại cái vò nước của mình, bởi từ nay nó những giúp gì cho chị đón nhận hồng ân Thiên chúa ban. Cái vò nước bỏ quên đó sẽ mãi mãi nói với chúng ta về một người phụ nữ mà số phận từng bị giam hãm trong đủ thứ công việc hằng ngày, trong những quan hệ không tới đâu với một loạt đời chồng, nay bỗng tìm thấy ý nghĩa cho đời mình qua cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu, qua những trao đổi với Người. Cũng thế đối với những người Samari kia, những kẻ đã biết đón nhận người khách đường xa không hẹn mà đến này. Như thế, chính qua những chuyện của đời thường như ăn, uống, cuộc sống chung, cố gắng quay về với Thiên Chúa... mà con người nghe tiếng nói của Thánh Thần. Nhưng ở đây và lúc này, lại đến như một ân ban qua những bất trắc khôn lường của lời nói, qua thái độ chân thành của các bên đối thoại qua những khoảnh khắc thinh lặng để cho chân lý nói.