Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm A |
NGƯỜI CON YÊU DẤU |
Chú giải của Fiches Dominicales |
ĐỨC GIÊSU BIẾN HÌNH TRÊN NÚI MẠC KHẢI VỀ MẦU NHIỆM “NGƯỜI CON YÊU DẤU” VÀ BÁO TRƯỚC VINH QUANG PHỤC SINH VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI: l. Mối liên lạc chặt chẽ với lời báo trước khổ nạn: Bị đám đông lòng dạ thất thường ở Galilê trở mặt và thường xuyên bị những kẻ thù kiếm chuyện gây rối, Đức Giêsu phải liên tục di chuyển. Người lên tận miền Césarée Philipphe, nơi đầu nguồn sông Giođan, và ở lại đó tập trung vào việc huấn luyện các môn đệ của mình. “Người ta nói Con Người là ai?” Đức Giêsu thăm dò trước. Sau đó Người mới hỏi ngay họ: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai. Phêrô lên tiếng thay cho nhóm anh em: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Đức Giêsu đáp lại bằng một lời chúc phúc: “Này anh Simon, con ông Giona, anh thật là người có phúc. và đồng thời một uỷ thác sứ mạng: “Anh là Phêrô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”. Rồi “từ lúc đó”, thánh sử Matthêu ghi rõ, Đức Giêsu bất đầu báo cho các ông biết trước điều khiến Phêrô phải lấy làm xúc phạm, và phải lãnh nguyên lời quở trách của Chúa: “Satan, lui lại đằng sau Thầy. Đó là con đường đau khổ mà Con Người sẽ phải đi: “Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và các kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (16,21). Và Chúa tiếp tục cho biết con đường của các môn đệ cũng không thể là gì khác: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (16,24). Đúng vào thời điểm quan trọng này, thánh Matthêu cho biết rõ: “sáu ngày sau” - chúng ta liên tưởng đến chuyện ông Môsê dẫn theo ba người bạn lên núi Sinai (Xh 24,9), để nhận lãnh mạc khải của Thiên Chúa “sáu ngày sau” đó (Xh 24,16), và cuối cùng diện mạo ông biến đổi khác thường (Xh 34,29) - Theo các tác giả Tin Mừng đó là lúc xảy ra biến cố biến hình trên núi. Jean Potin viết: đây là một câu chuyện “chắc chắn dựa vào sự kiện xác thực”, và được ba thánh sử nhất lãm ghi chép lại “bằng một thứ ngôn ngữ biểu tượng, vay mượn một số những yếu tố chính từ cuộc thần hiện (Thiên Chúa tỏ bày thần tính) trên núi Sinai” (“Giêsu, lịch sự thật”, Centurion, trang 330). 2. Cuộc biến hình trên núi cao: a. Ba nhân chứng được tách riêng trên núi: “Chỉ có ‘các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê’ được Đức Giêsu gọi riêng đi theo Người. Là chứng nhân mục kích cuộc biến hình của Chúa hôm nay, rồi đây, cũng chính họ sẽ được chứng kiến cảnh khuôn mặt Chúa bị “biến dạng” tàn tạ trong vườn Cây Dầu (26,37). Chi tiết “ngọn núi cao”, nơi sẽ xảy ra cuộc biến hình, mang ý nghĩa thần học hơn là tính chất địa lý. Trong Kinh Thánh, núi thường là cho cho những cuộc mạc khải của Thiên Chúa. Ở đây nó khiến nhớ lại núi Sinai, ngọn núi lẫy lừng nhất trên trái đất, vì là nơi xưa kia Thiên Chúa đã hiện ra và phán truyền cho con người. J.Potin nhắc nhớ lại: “Chính trên ngọn núi này Môsê đã được đám mây bao phủ, khiến dung mạo ông ngời sáng. Đây cũng là núi mà vị ngôn sứ vĩ đại Êlia đã đặt chân tới để dưỡng sức, lấy lại can đảm trong cuộc chiến đấu chống lại tội thờ ngẫu tượng của dân chúng. Đến lượt chính Đức Giêsu cũng lên núi này” (Sđd trang 330). 2. Đức Giêsu biến hình, đứng giữa Môsê và Êlia: “Như ông Môsê khi xuống núi Sinai, sau khi đã có cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa của Giao ước, “dung mạo Đức Giêsu bỗng rực rỡ như mặt trời, và y phục Người trắng tinh thư ánh sáng”. Trong trường hợp của Môsê, thì đó chỉ là sự phản chiếu trong chốc lát ánh hào quang của Thiên Chúa; còn đối với Đức Giêsu, thì lại là sự lan toả của chính hữu thể của Người, là sự chiếu giãi của “vinh quang” Người (xem Lc 9,32). Cả 3 Phúc âm nhất lãm đã ghi nhận có hai nhân vật cùng hiện ra đàm đạo với Đức Giêsu. Đây là hai con người đầy uy lực là hiện thân cho cả Cựu ước Môsê là biểu tượng của Lề Luật; Êlia đại diện cho hàng ngũ các ngôn sứ. Người ta tin rằng ông này sẽ trở lại vào thời sau hết, để đi trước dọn đường cho Đấng Messia ngự đến. Hai nhân chứng hiện ra rồi chợt biến mất, muốn chỉ rằng giáo ước cũ nay đang được hoàn thành nơi Đức Giêsu Kitô. Vào khoảnh khắc tái diễn lại cảnh thần hiện Xuất Hành, J.Potill giải thích, có sự tham dự của hai nhân vật lớn của lịch sử Israel, cả hai đều đã từng đặt chân trên ngọn Sinai. Họ chính là hiện thân cho Lề Luật và các ngôn sứ, và từ bao thế kỷ, đã loan báo và chuẩn bị cho Con Người đến. Hai vị đã trò chuyện với Đức Giêsu và qua đó nhìn nhận Người là Đấng phải đến (Sđd trang 330-331). Cũng với ý chống lại cuộc khổ nạn của Đấng rnà ông xưng là “Messia”, Phêrô chỉ muốn giây phút này trở thành vĩnh cửu: “Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, Ngài một cái, ông Môsê một cái, và ông Êlia một cái. 3. Từ đám mây có tiếng phán: Người môn đệ còn đang nói thì bản thân ông và hài môn đệ kia bị bao phủ trong một “đám mây sáng ngời”. Trong Cựu ước đó chính là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa Dân Người qua sa mạc (Xh 13,21). Từ nay, Đức Giêsu sẽ là sự hiện diện đích thực ấy của Thiên Chúa giữa loài người. Từ đám mây, vang lên một “tiếng phán”. Ở dây chúng ta thấy lặp lại từng chữ trong tiếng phán với một mình Đức Giêsu khi người chịu phép rửa tại sông Giođan: “Đây là Con Yêu Dấu của Ta, Ta hài lòng về Người, nhưng thêm: “Hãy vâng nghe lời Người. Điều này gợi nhớ lại lời kêu gọi của Thiên Chúa đối với dân chúng khi loan báo vị Môsê mới sẽ ngự đến (Đnl 18,15). J.Potin giải thích: “Đức Giêsu không chỉ là vị ban lề luật không chỉ là ngôn sứ, Người chính là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa, là Con Người đứng ở bên ngai Thiên Chúa. Từ nay, phải vâng nghe lời Người. Điều Người nối làm ứng nghiện những gì, Lề Luật và các ngôn sứ đã tiên báo xưa” (Sđd trang 331). 4. Xuống núi: Biết mình đang chứng kiến một cuộc hiển linh của Thiên Chúa, các môn đệ “sấp mặt xuống đất”. Đức Giêsu “lại gần”, “chạm vào các ông”, và trong một cử chỉ như để cứu chữa, Người thúc giục các ông hãy “chỗi dậy” (động từ mà những thế hệ Kitô hữu đầu tiên dùng dể chỉ sự phục sinh): sức mạnh phục sinh của Chúa đã khởi đầu trong cuộc sống và đức tin của các môn đệ. Bây giờ chỉ còn lại “một mình Đức Giêsu”. Khi xuống núi, Chúa truyền cho các ông phải giữ kín những điều vừa xảy ra, “cho đến khi Con Người từ cõi chết chỗi dậy”. Cuộc tiếp xúc của các ông với Thiên Chúa chỉ diễn ra trong khoảnh khắc, J.Potin kết luận liền sau đó, họ thấy Đức Giêsu đã trở lại với trạng thái bình thường của phận làm người phải chết. Tuy nhiên, cốt lõi của sứ điệp đã được công bố, phải vâng nghe lời của Người Con Yêu Dấu, cho dù đôi khi lời ấy xem ra rất nghịch thường. Bóng đen u ám của cuộc khổ nạn đã đè nặng ngay trên ánh quang của cuộc Biến hình. Thánh sử Luca đã cho: thấy rõ điều đó khi thêm chi tiết là Môsê và Êlia hiện ra đàm đạo với Đức Giêsu về “cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem” (Lc 9,31), nghĩa là về cái chết của Người. Máccô (và Matthêu) cũng hướng sự chú ý của các nhân chứng tới cuộc hy sinh sắp tới của Đức Giêsu khi đề cập đến lệnh Người truyền cho các ông ‘đừng nói cho ai hay những gì mình thấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết chỗi dậy’. Mặc dù cuộc biến hình dường như loại trừ khả năng phải chết của Đức Giêsu, bởi nó mặc khải Người là Con Người đến từ trời, nhưng các môn đệ chỉ nắm bắt được ý nghĩa của nó sau khi Chúa đã sống lại (Sđd trang 331). BÀI ĐỌC THÊM “Trên đường đời ta đi, Thiên Chúa vẫn ở bên” “Cuộc biến hình của Chúa dạy cho chúng ta nhiều bài học: Thứ nhất, chúng ta đừng thích mơ tưởng đến những mặc khải lạ lùng của Thiên Chúa. Người dành cho ai Người muốn: ở đây Đức Giêsu chỉ đem theo ba môn đệ, và dặn họ không được tiết lộ cho ai về thị kiến cho đến khi Người sống lại. Vậy mà đến giờ phút khổ nạn, các ông này vẫn là những môn đệ bỏ Thầy, thậm chí chối Thầy như thường! Thứ đến, đó là con đường bình thường người môn đệ của Chúa phải đi, luôn ngang qua bóng tối Đức Tin của đời thường. Phêrô cảm thấy quá sung sướng được ở trên núi. Ông đề nghị dựng ngay ba lều và định cư ở đây chúng ta cũng thường thích ở lại nơi đâu mọi sự xảy ra cỏ vẻ như ý, nơi đâu đức tin và đời sống đạo của mình xem ra an toàn, vô sự, và chúng ta cảm thấy như Thiên Chúa rất gần. Chúng ta nghĩ rằng chính khi đó chúng ta mới thực sự là Kitô hữu. Thực ra Thiên Chúa không kém gần gũi với chúng ta trong giờ phút khó khăn của sa mạc hơn là trong những lúc dịu êm dưới bóng mát của ốc đảo! Hơn nữa, sự ham muốn tìm kiếm một sự hiện diện khả giác của Thiên Chúa thực ra rất hàm hồ và chính Đức Giêsu cũng chẳng muốn ba môn đệ mình kể lể về thị kiến họ được hưởng. Nhưng lần hiện ra của Chúa sau khi Người phục sinh, cũng giống như cuộc biến hình này, đều chỉ là chút ánh sáng vụt tắt. Chúng ta cần phải bước đi trên con đường mà Đức Giêsu đã đi qua để đạt tới hoàn toàn và vĩnh viễn sự mạc khải của Thiên Chúa, chúng ta hãy đối diện với cuộc sống và cái chết của mình. Môsê và Êlia là những kẻ đi tìm Thiên Chúa và đã từng được thấy hôm nay họ là nhân chứng của Đức Giêsu biến hình, chính họ đã chẳng từng phải vất vả lê bước trong sa mạc? Sứ điệp của Biến hình chính là trên đường đời ta đi Thiên Chúa vẫn ở bên. |