Chúa Nhật XXXIII thường niên - Năm A
NHU CẦU
Sưu tầm

Trước hết, tài năng cần được phát hiện và thừa nhận. Người ta nói rằng nơi sinh thực sự của chúng ta là nơi mà, chúng ta được đánh thức những năng khiếu và tài năng của mình. Thông thường, cần có một người bên ngoài nhận ra tài năng của chúng ta.

Tương tự như mặt trời làm trổ sinh những bông hoa thơm ngát còn đang nằm ẩn bên dưới lòng đất ở những cánh đồng, cũng vậy, có những người tìm kiếm cách hoàn thành nhiệm vụ, bằng cách giúp cho những tài năng nơi người khác được bộc lộ ra. Có lẽ đây là những người có tài năng nhất.

Dostoevsky, một văn sĩ người Nga, đã viết tác phẩm Người Khốn Khổ, năm ông chỉ mới lên 20 tuổi. Belinsky là một nhà phê bình lỗi lạc nhất thời nay. Khi Belinsky đọc bản thảo của cậu thanh niên Dostoevsky, ông nói “Cậu đã làm cho chúng tôi chú ý đến một sự thật khủng khiếp. Cậu có một tài năng vĩ đại. Hãy chăm sóc cẩn thận tài năng này, rồi cậu sẽ trở thành một nhà văn lớn”.

Dostoevsky đã say sưa với những lời nhận định của nhà phê bình nổi tiếng này. Nhiều năm sau, ông viết “Đó là một giây phút hạnh phúc nhất trong suốt cuộc đời của tôi”.

Tại sao giây phút đó lại quan trọng đối với Dostoevsky đến thế? Bởi vì Belinsky đã thực sự làm chỗi dậy tài năng viết văn của ông. Ông vẫn còn đang chưa chắc chắn gì về bản thân mình, và do đó, rất dễ bị tổn thương. Sự phát hiện của Belinsky đã xác nhận được nơi ông niềm tin tưởng về tài năng của mình. Hơn thế nữa, điều này đã thúc đẩy ông tiến tới trên đường đời. Thông qua các tác phẩm của ông, ông đã sử dụng cả cuộc đời để diễn tả về bản thân mình.

Một trong những nhu cầu lớn nhất của chúng ta là tự diễn tả về bản thân mình. Chúng ta không thể nào thể hiện hoặc phát huy hết năng lực bản thân, trừ phi chúng ta tự diễn tả về mình. Sự tự diễn tả cần thiết đối với chúng ta, tựa như hoa lá cần thiết cho một thân cây. Thi sĩ và nghệ sĩ Kahil Gibran  đã nói về điều đó như sau: “Trong hầu hết mọi người, đều có một nỗi cô đơn lớn lao – một niềm khát vọng được tự diễn tả về bản thân”. Và họa sĩ Van Gogh nói “Giữa điều mà tôi nhận thức và điều mà tôi diễn tả, có một bức tường ngăn cách; tôi đã trải qua cả cuộc đời mình để tìm cách phá bức tường đó”.

Diễn tả về bản thân là một cách thức sống trọn vẹn con người của mình, và từ đó, trở nên thánh thiện. Liệu có bao nhiêu người trong chúng ta có thể nói rằng mình đã phát triển đầy đủ các tiềm năng của mình, với tư cách là những con người? Tất nhiên là người ta có thể tự diễn tả về bản thân bằng nhiều cách thức. Tuy nhiên, người ta lại có thể bộc lộ ra rất nhiều tài năng của mình. Khi điều này xảy ra, chính sở hữu chủ của tài năng là người bị mất mát nhiều nhất. Một số người cứ sống trôi nổi cả cuộc đời mình, rồi đã chết đi, mà vẫn không thể hiện ra, dù chỉ một đôi chút tiềm năng của họ.

Sự diễn tả trái ngược hẳn với sự ngăn chặn. Ngăn chặn là kiềm chế, đè nén, giấu giếm, ức chế. Sự ngăn chặn không tránh khỏi tình trạng phát sinh ra sự trầm cảm. Diễn tả là nói rõ ràng ra,  là bộc lộ, thể hiện mình… Sự diễn tả có thể lôi kéo theo nỗi đau, nhưng cuối cùng, lại đưa đến niềm vui.

Chính bằng lối sống đó, mà chúng ta phát hiện ra những tài năng của mình, và chính bằng cách sử dụng chúng, mà chúng được phát triển. Mỗi tài năng cần phải được phát triển. Nếu một tài năng cần phải mang lại hiệu quả đầy đủ của nó, thì người ta phải biết chịu khó làm việc, sống kỷ luật và kiên nhẫn. Chúng ta nhận thấy điều này ở người đầy tớ thứ ba trong dụ ngôn của Đức Giêsu.

Trong trường hợp người đày tớ thứ ba, chúng ta nhận thấy có sự trái ngược. Không phải do tính khắt khe của ông chủ, đã ngăn cản anh ta không sử dụng được những nén bạc của mình – đó chỉ là lý do biện hộ. Anh ta cũng không thiếu cơ hội. Bản thân anh ta đáng bị khiển trách, do tính lười biếng, hèn nhát và ích kỷ.

Cuộc sống là quà tặng của Thiên Chúa đối với chúng ta. Chúng ta làm được gì cho cuộc đời, đó chính là quà tặng của chúng ta đối với Thiên Chúa.

                   trang suy niệm hằng tuần