Chúa Nhật XXIX thường niên - Năm A
HÃY DÂNG CHO THIÊN CHÚA
NHỮNG GÌ LÀ CỦA THIÊN CHÚA
 Charles E. Miller

Nếu Đức Giêsu phải qua một cuộc kiểm tra trong trường học ngày hôm nay, thì Ngài sẽ không Vượt Qua nổi. Ngài không bao giờ trả lời một câu hỏi, hay ít nhất là không trả lời trực tiếp. Một số người cũng giống như thế. Các bạn hỏi họ: “Bạn thế nào?”. Và họ trả lời: “Cám ơn bạn vì đã hỏi”. Đó không phải là một câu trả lời.

Trong bài Phúc Âm ngày hôm nay Chúa Giêsu đã bị hỏi là để chu toàn Lề Luật có trả thuế cho đế quốc hay là không? Một câu trả lời có hay là không đủ để trả lời cho câu hỏi này. Thay vào đó, Chúa Giêsu đã làm cho đối thủ của Ngài phải đưa cho Ngài đồng bạc Rôma, tiếp đến Người đòi hỏi họ phải đưa ra chính kết luận của họ. Chúa Giêsu có một lý do đúng đắn trong việc không đưa ra một câu trả lời trực tiếp bởi vì những người hỏi Ngài không chân thành; họ cũng đặt bẫy trong câu hỏi của họ. Nếu Ngài trả lời có, phải chu toàn Lề Luật đóng thuế thì người Pharisiêu sẽ tố cáo Ngài phản bội lại những người đồng hương Do Thái, xứ sở của chính Ngài. Mặt khác nếu trả lời không, họ sẽ có thể bắt Ngài bởi chống lại người Rôma.

Từ bài học đồng bạc, không ngạc nhiên gì khi Chúa Giêsu đã nói với họ hãy trả cho Cesar những gì thuộc về Cesar. Còn hơn là ngạc nhiên và ngay cả bị sốc nữa, khi Chúa Giêsu nói thêm hãy trả cho Thiên Chúa tất cả những gì thuộc về Thiên Chúa. Điều đó giông như là nói với cổ động viên bóng đá nhiệt thành rằng đừng quên xem một số trò chơi trên TV, nếu một người nào đó cho anh một vé chơi trò chơi hãy bảo đảm rằng anh sẽ đi. Loại trò chơi đó đối với một người cổ động viên bóng đá là một chuyện dư thừa. Vì những người Pharisiêu cũng gần giống như thế nếu nói với họ hãy trao cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa thì không chỉ là dư thừa nhưng đúng là một sự nhục mạ.

Ý của Chúa Giêsu thì không cố ý nhục mạ họ, nhưng là thách đố họ. Không nghi ngờ gì họ đã trả thuế cho đế quốc cai trị họ. Những người Rôma làm điều đó bằng cưỡng bách, bằng bạo lực nếu cần thiết. Nhưng Thiên Chúa không cưỡng bách chúng ta bất cứ điều gì. Ngài tìm kiếm sự phục vụ, trao ban một cách tự do. Trên tất cả Ngài yêu cầu một tình yêu mà tình yêu đó phải thành thật và không ích kỷ, giống như tình yêu của Ngài hướng đến chúng ta. Những người cố ý gài bẫy Chúa Giêsu trong bài giảng của Ngài, tin rằng tôn giáo là một cái gì nhỏ bé hơn qua việc giữ luật bên ngoài. Họ nghĩ rằng tôn giáo như xây một bức tường, cứ đặt những viên gạch với nhau thì bức tường sẽ được dựng lên. Họ không nhận ra rằng với cái vẻ đạo đức bên ngoài đã đặt nên một bức tường giữa họ với Thiên Chúa, và giữa Thiên Chúa với dân của Người. Họ cũng thành công trong việc cô lập chính họ khỏi những đòi hỏi cần quảng đại trong việc lạy Thiên Chúa hoặc trong việc phục vụ đồng loại, những kẻ đang có nhu cầu cần giúp đỡ.

Những thách đố đối với chúng ta là gì? Chúng ta có trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa không? Chúng ta có xứng đáng được khen ngợi như thánh Phaolô đã khen ngợi tín hữu Thessalonica: “Chúng tôi đã kiên bền, chú ý… Còn anh em có chứng minh đức tin của anh em, khổ nhọc trong tình yêu, và trình bày cách kiên bền trông cậy vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta không?”.

Chứng mình đức tin của chúng ta: nó có nghĩa là sống theo một cách mà mọi người biết chúng ta là người Công giáo, những người thực thi tôn giáo của chúng ta một cách nghiêm chỉnh và sẵn lòng chịu những điều khác nữa. Lao nhọc trong tình yêu: đó là nhận biết chúng ta phải thực hiện theo cách của mình như chúng ta tử tế với những người khác, chúng ta tự nguyện thăm viếng đau ốm hoặc đi mua sắm đồ hco những người không thể đi được. Trình bày niềm hy vọng kiên bền vào Đức Kitô: Thách đố này là sống cuộc sống của chúng ta không theo cảm tính, như Thiên Chúa không hiện diện bởi vì chúng ta một là được thúc đẩy bởi cái vĩnh cửu còn không chỉ là do những giá trị thế lực.

Chúa Giêsu cảm thấy không cần thiết để trả lời những câu hỏi của người Pharisiêu nhưng chúng ta sẽ nồng nhiệt và sẵn lòng trả lời với một lòng sốt sắng khi Người hỏi: “Các con có sẵn lòng trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa không?”.

                   trang suy niệm hằng tuần