Chúa Nhật XIX thường niên - Năm A
TIN VÀO CHÚA KITÔ
Sưu tầm

Cuộc sống người môn đệ Đức Kitô ở bất cứ thời đại nào cũng dược dệt nên bởi đức tin và sợ hãi, bày tỏ niềm tin trong cuộc sống hoặc tỏ ra bất tín, nghi ngờ trước những nghịch cảnh. Nhưng Thiên Chúa đã muốn sắp xếp như vậy để những thách đố cuộc đời trở thành bài trắc nghiệm cho đức tin, và để cho đức tin của người tín hữu nhờ cọ xát, va chạm với những cái không nghĩ trước và không ngờ tới mà lớn lên và đạt tới tầm vóc viên mãn. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy, dù ở hoàn cảnh nào, bình an hay bão táp, bình thường hay bất bình thường, Đức Giêsu vẫn luôn có mặt trong từng biến cố cuộc sống của người tín hữu, và chính Người, đồng thời chỉ mình Người là Đấng gìn giữ đức tin và củng cố đức tin cho thêm lớn mạnh.

"Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt"

Khi xuống thuyền qua bờ bên kia, các môn đệ thấy rõ Đức Giêsu không cùng đi với họ, mà Người còn ở lại để giải tán đám đông. Một thời gian dài trôi qua, các ông đã ra xa bờ và phải vất vả chèo chống vì thuyền ngược gió. Các ông phải tự mình giải quyết chuyến đi trong đêm tối. Còn Thầy thì đang ở xa các ông, ở một nơi nào đó trên đất liền. Các ông cũng không thắc mắc đặt vấn đề về chuyến đi qua biển, vì đây là nghề của các ông. Các ông quen rồi ! Vào gần sáng (khoảng canh tư) Đức Giêsu đến với các môn đệ đã mệt mỏi vì chèo chống .Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau : "Ma đấy”. 

Tại sao các môn đệ trông thấy Đức Giêsu đi trên mặt biển lại hoảng hết sợ hãi ?

- Các ông không tin rằng Thầy lại đến với các ông lúc này. Thầy đang ở trên đất liền, ở một nơi nào đó và đang cầu nguyện. Thầy đang ở xa các ông. Các ông không nghĩ tới và cũng không mong chờ Thầy đến. Cho nên thấy Người, các ông không nhận ra Người, và các ông hoảng hết. Hai môn đệ trên đường về Em-mau cũng không hề hy vọng gặp lại Thầy, vì Thầy đã chết nằm trong mồ. Cho nên khi đức Giêsu phục sinh đồng hành với các ông, cả gần một một ngày trời, các ông vẫn không nhận ra Người. Các môn đệ ở đây chưa đủ đức tin để chờ mong Chúa đến, và để có thể nhận ra Chúa có mặt trong bất cứ hoàn cảnh nào.

- Các môn đệ không tin Thầy có đủ quyền phép để đi trên mặt biển và như vậy chỉ có thể là ma quái ! Khi đi trên mặt biển đến với các môn đệ, Đức Giêsu muốn tỏ cho các ông thấy Người là Đức Chúa: có quyền năng làm chủ các quái vật hung dữ của biển cả, và quyền năng khắc phục mọi thế lực chống đối. Nhưng lúc này rõ ràng các môn đệ chưa đủ đức tin để nhận ra, mà phải đợi sau khi đức Giêsu từ cõi chết sống lại và nhận lãnh tràn đầy Thánh Thần, các ông mới nhận ra và tuyên xưng Thầy là Đức Chúa và là Đấng Kitô (x Cv 2,36)

2. "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài,
thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài"

Khi thấy các môn đệ hoảng sợ vì đức tin yếu kém, Đức Giêsu dùng lời Người để củng cố đức tin và trấn tĩnh các ông: "Cứ yên tôm, chính Thầy đây, đừng sợ !" Lời Chúa đã tác động trên các môn đệ, và các ông đã lấy lại được niềm tin. Được Thầy khuyến khích, "ông Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giêsu”.

Hành trình của ông Phêrô ở đây là hành trình đức tin. Đức tin có đối tượng rõ rệt là đức Giêsu, nhằm trực tiếp Đức Giêsu. Tin là đến với đức Giêsu. Nhưng làm sao có thể đến với đức Giêsu nếu không phải là ân huệ Người ban cho: nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài” Và ân huệ đức tin ông Phêrô nhận được vượt quá mọi khả năng thông thường và mọi tính toán tự nhiên của phàm nhân. Ông đã bước xuống nước một cách táo bạo và liều lĩnh. Táo bạo vì ông chưa hề bao giờ có một hành vi như vậy; ông là dân chài chuyên nghiệp kia mà? Liều lĩnh vì ông Phêrô đã dám đặt mạng sống trong tay Đức Giêsu và hoàn toàn phó thác cho Người. Tin ở đây là “đi trên mặt nước và đến với Đức Giêsu ".

Hơn nữa, đức tin của ông Phêrô không chỉ thể hiện khỉ ông đi trên mặt nước và đến với đức Giêsu, mà còn tỏ ra hiệu quả ngay khi ông bắt đầu chìm xuống nước. “Thưa Ngài, xin cứu con với " Tiếng kêu của ông Phêrô là tiếng kêu của đức tin. Tiếng kêu vắn tắt này vừa tự tố cáo sự bất lực hoàn toàn của mình và từ chối mọi cậy dựa tự nhiên, vừa hướng thẳng trực tiếp vào Đức Giêsu, vắn tắt nhưng đầy đủ. Tin ở đây cũng chính là từ chối bản thân trọn vẹn, để hoàn toàn thuộc về Đức Giêsu.

3. Những kẻ ở trong thuyền bái tạy Người và nói:
"Quả thật, Ngài là Con Thiên Chúa"

Những kẻ ở trong thuyền không chỉ là các môn đệ tại chỗ lúc xảy ra sự kiện, mà còn là cộng đoàn các tín hữu mà Thánh Mát-thêu có liên hệ. Sau khi đức Giêsu từ cõi chết sống lại, đức tin của cộng đoàn tín hữu trong cùng một "con thuyền Hội Thánh” đã nhận những lời tuyên xưng ở đây làm của mình, với đầy đủ ý nghĩa và nội dung sâu xa và đích thật: "Quả thật, Ngài là Con Thiên Chúa". Khi tuyên xưng mối tử hệ thần linh của Chúa Giêsu, là Đức Chúa và là Cứu Chúa của mình, cộng đoàn tín hữu đã đạt tới tột đỉnh của đức tin là sự sống muôn đời (x Ga 3,16 ; 1Ga 5,10-12 )

Các Kitô hữu hôm nay đã được đón nhận trọn vẹn đức tin tông truyền của cộng đoàn Hội Thánh qua hai mươi thế kỷ. Là những con người có tự do và ý thức, các tín hữu ở mỗi thời đại, đều phải khám phá kho làng đức tin đã được truyền lại và đi tại hành trình đức tin của cộng đoàn, mà đón nhận cho riêng mình.

Hành trình đức tin của Kitô hữu có khởi điểm và cùng đích là chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã đến trong xác phàm, "là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin”  (Dt 12,2)

 Công việc cần thiết và chính yếu của lữ khách trên hành trình đức tin là khám phá và đón nhận Đức Giêsu Kitô, Đấng không chỉ là khởi đầu và tận cùng của lòng tin, mà còn là con đường của đức tin. Người luôn có mặt và hoạt động nơi các tín hữu, trong công việc làm và trong mọi tương quan với tha nhân cũng như với toàn thể vạn vật hoàn vũ. Mọi sự xảy ra, kể cả những sự kiện vượt quá giới hạn con người, hoặc ra ngoài định luật tự nhiên, không thể gán cho bất cứ quyền lực ma quái" nào, mà tất cả phải qui về Chúa Giêsu Kitô, Đấng "đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất" (Mt 28,l8), Đấng đã từng "ngăn đe gió và biển và biển liền lặng như tờ (x Mt 8.26.).

Nhưng làm sao có thể khám phá và nhận diện Chúa Giêsu trong cuộc sống đức tin, vốn không thiếu thử thách và nghịch cảnh như con thuyền đi ngược gió trong đêm tối? Lời Chúa sẽ hướng dẫn người tín hữu trong từng bước đi giữa đêm tối trần gian: “ Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi (Tv  1l8/ 119, l05)

Lời Chúa đem lại bình an vững tâm giữa những xao xuyến cuộc đời?  “ Cứ yên tâm, chinh Thầy đây, đừng sợ".

Lời Chúa an ủi khích Lc và giúp ta can đảm tiếp bước như đi trên mặt nước: “cứ  đến”

Lời Chúa nhắc nhở soi sáng cho ta thấy những yếu kém và mời gọi lên không ngừng : “Người đâu mà kém tin vậy. Sao lại hoài nghi ?"

"Khi Thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay"

Đức Giêsu là khởi điểm và cùng đích của đức tin, là con đường đức tin và còn là nội dung đức tin. Tin vào Chúa Giêsu Kitô là nên một với Người, là gắn bó với Người như cành nho với cây nho, là nên đồng hình đồng dạng với Người. Lúc đó. Chúa Giêsu không chỉ ban bình an cho chúng ta (xGa 14,27) mà hơn nữa chính Người là bình an của chúng ta (Ep 2,14). Điều này vẫn tiếp tục xảy ra khi Thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. "

                   trang suy niệm hằng tuần