Chúa Nhật XIX thường niên - Năm A
SÓNG GIÓ BA ĐÀO
Sưu tầm

“Thầy đây, chúng con đừng sợ”

Trong Kinh Thánh, có nhiều đoạn nói đến việc Thiên Chúa khắc phục biển cả và những sức mạnh thến dữ (Tv 103,5-9;105,9;73,13-14; Is,9-10).

Sau khi ăn uống no nê, dân chúng được Chúa giải tán. Các Tông đồ được lệnh chèo thuyền sang bờ bên kia, trong khi Ngài lên núi cầu nguyện.

Giữa đêm thâu, con thuyền ra biển thì gặp cơn bão lớn. Các Tông đồ cố hết sức chèo chống. Chúa Giêsu hiện ra đi trên mặt biển. Các Tông đồ hoảng sợ, cho là bóng ma. Chúa lên tiếng trần an : “Thầy đây, chúng con đừng sợ”. Chúa bước lên thuyền và gió yên biển lặng.

Đây là một cuộc hiển linh, bày tỏ quyền năng của Thiên Chúa. Đây là một thài độ đức Tin đáp lại. Những người ở trong thuyền đến lạy Ngài mà rằng : “Thật, Thầy là Con Chiên Thiên Chúa”.

Thánh Matthêô là Thánh sử nhân chứng của Giáo Hội tiên khởi gồm những cộng đoàn mỏng manh như những con thuyền chơ vơ trên sóng nước. Ngài ghi lại câu chuyện để trần an họ xưa Thầy đã trần an các Tông đồ: “Thầy đây, chúng con đừng sợ’.

Thật là tương phản khi Chúa ở một mình trên núi cầu nguyện và các môn đệ đơn độc chống lại ba đào. Điều đánh trách là các ông không đủ niềm tin vào Ngài, mặc dầu ngài không có mặt ở đó. họ cho rằng họ có thể vượt qua được, không cần đến Ngài. Hơn nữa, khi Ngài đến với họ, họ cho là bóng ma.

Nhưng câu chuyện nói lên lòng ưu ái Chúa dành cho Giáo Hội của Ngài, qua sóng gió ba đào, Ngài sẽ đưa về đến bến.

Matthêô lại là một tác giả nhiều mẫu chuyện vui về Phêrô như việc ông thử đi trên mặt biển như Thầy. Phêrô là con người đầy tương phản, đầy chất người. Lúc thì can đảm hết mức, lúc thì sợ hãi thê thảm. Thấy Thầy đi trên mặt biển, ông cũng muốn đi đến với Thầy, nhưng lại hoài nghi khi nhìn thấy sóng cả. Nhưng Chúa giơ tay nâng đỡ ông. Rồi đây, Giáo Hội cũng được gọi là “Con thuyền của Phêrô”, ông sẽ được trao trách nhiệm như Thầy, ông sẽ khắc phục được biển cả với niềm tin trọn hảo vào Thầy.

“Khi cả hai (Chúa và Phêrô) đã lên thuyền thì gió yên biển lặng”. Không có Chúa và Phêrô, con thuyền Giáo Hội sẽ lâm nguy, nhưng khi hai Đấng đã bước vào thuyền thì tứ bể im lặng, sóng gió cõi lòng đầu lắng xuống, hình ảnh Giáo Hội của Chúa sau này qua các thời đại. Phêrô được trao phó trách nhiệm lèo lái con thuyền Giáo Hội, nhưng đàng sau Phêrô có Thầy: “Thầy hằng ở với chúng con cho đến tận thế”.

“Lạy Chúa xin cứu con”, khi con bị sóng gió phủ tứ bề.

                   trang suy niệm hằng tuần