Chúa Nhật V thường niên - Năm A
MUỐI VÀ ÁNH SÁNG
Sưu tầm

TIN VÀO ĐIỀU TỐT ĐẸP

Trong cuốn "The Power of positive thinking" (Sức mạnh của tư tưởng tích cực), Norman Vincent Peale có kể lại câu chuyện : Một người cha có một người con trai lớn đã ngoài ba mươi, ông ngạc nhiên tự hỏi về trường hợp mình : “Không biết tại sao con tôi cứ thất bại hoài bất cứ trong công việc gì !” Quả thật cũng khó biết được nguyên do của thất bại đó, vì hầu như cậu có đủ mọi sự cần thiết để thành công : Gia đình tốt, có giáo dục, công việc làm ăn trên mức trung bình. Tuy nhiên cậu ta cứ thất bại liên miên, mó vào công việc gì cũng thấy hỏng cả. Cậu có cố gắng lắm nhưng cũng luống công.

Tuy nhiên bây giờ anh ta đã tìm ra được một giải đáp rất đơn giản nhưng rất hữu ích cho vấn đề. Sau khi tìm được bí quyết này một lúc, anh có cảm tưởng từ nay sẽ không biết thế nào là thất bại nữa và thành công thì đến nơi rồi. Nhân cách của anh ta bắt đầu tập trung lại, nghị lực hội tụ. Cách đây không lâu, trong một buổi tiệc trà, tôi bỡ ngỡ thán phục con người đầy nghị lực căng thẳng đó.

Tôi đã hỏi: "Có phải ông vào năm trước đây, hễ động vào việc gì là y như thất bại việc đó. Giờ đây, ông đang thực hành một tư tưởng đặc sắc vào một công trình hữu ích. Ông vị lãnh đạo trong giới của ông. Xin ông vui lòng giải thích sự thay đổi lạ lùng đó. " Ông trả lời: " Thật ra thì đơn giản lắm. Tôi chỉ học quyền năng của lòng tin ". Tôi nghiệm ra rằng, khi mình cầu mong những đìều tệ hại thì tự nhiên mình sẽ gặp những chuyện tệ hại, còn nếu như ta cầu mong những điều tốt đẹp, thì chúng ta sẽ được những điều tốt đẹp. Đó cũng là nhờ tôi đã thực hành một lời trích ở Kinh Thánh. "Câu đó là gì vậy ? "Tôi hỏi. Ông trả lời: "Cái gì cũng có thể, đối với người có lòng tin "(Mc 9, 23)

Tin vào một điều tốt đẹp, và tin rằng có thể biến điều tốt đẹp đó thành hiện thực. Đó là tin và hy vọng vào một tương lai tươi sáng, tương lai của thành công. Nếu tương lai đó là hạnh phúc đích thật, nghĩa là được hưởng tôn nhan Chúa, thì người ta phải tin và sống điều tốt đẹp nào ? Câu trả lời quả là rõ ràng: người ta phải sống và làm chứng về Tám Mối Phúc Thật, được cụ thể hóa trong hai yếu tố của đời sống : MUỐI và ÁNH SÁNG; là hai yếu tố, nhưng cũng là hai đặc tính của môn đệ Đức Giêsu, tức là làm chứng tá cho một niềm hy vọng vào tương lai có thật.

TÌNH YÊU HUYNH ĐỆ

1. Muối và ánh sáng

Một chứng tá có giá trị là một chứng tá có tác dụng như muối và ánh sáng. Muối là một gia vị cần thiết cho con người (Hc 39,26) làm cho thức ăn thêm ngon (6,6,6). Người ta dùng muối để ướp thực phẩm (thịt, cá) nhờ đó thực phẩm được giữ lâu bền và sử dụng được mà không bị hư hoại . Bất cứ thức ăn nào muốn đậm đà hay mặn mà, người ta phải dùng muối làm gia vị. Bất cứ thực phẩm nào muốn được lâu bền, người ta phải ướp chúng bằng muối. Và bất cứ thực phẩm nào cũng phải có muối hay những phó sản của nó. Đặc tính gia vị và vững bền là không thể thiếu được của thứ chất khoáng có vị mặn này.

Do đó không chỉ dùng cho thức ăn, muối còn dùng cho giao dịch lài chính. Người ta trả lương bằng muối, là nguồn gốc của từ ngữ Salaire, và kiểu nói "ăn muối đền vua " (Edr 4, 4) có nghĩa là lãnh lương của vua. Có tiền thì cuộc sống đậm đà hơn, có lương là có khả năng lao động lâu bền, có lương tốt thì hic suất công việc sẽ cao, và thiếu lương thì công việc kém hic quả.

Trong tôn giáo, đặc biệt nơi Do Thái giáo, đặc tính giữ gìn thức ăn của muối (Br 6,27) còn được dùng để chỉ giá trị lâu bền của Khế ước: "Giao ước muôí"(Đức Giêsu 18,19) là một giao ước lâu dài như giao ước giữa Thiên Chúa với Đavít (2Sbn 13, 5). Giá trị lâu bền của giao ước muối cũng là giá trị mặn nồng của nó. Người tín hữu phải là "muối cho đời " (Mt 5,3) nghĩa là phải làm cho thế gian thêm mặn nồng trong giao ước với Thiên Chúa, với tính cách thế gian này gắn bó mật thiết và sống thâm tình với Thiên Chúa trong tương quan cha con yêu thương. Người ta thường phá bỏ giao ước đã cam kết vì nhiều lý do, nhất là nguyên cớ quyền lợi.

Giao ước với Thiên Chúa hơn mọi quyền lợi, dù quyền lợi đó vẫn có và còn phong phú hơn, dành cho những ai đã cam kết, nhưng trên hết, đó là một giao ước tình yêu vì muốn xây dựng một tương quan, qua đó con người ngày càng giống Chúa hơn, nghĩa là cùng chia sẻ đời sống thần linh nhiều hơn. Kitô hữu là người phải biết kiên trì, làm cho thế gian nhìn nhận mối tương quan đó và thăng tiến nó bằng chính kinh nghiệm chứng tá chung thủy của mình.

Nếu môn đệ Chúa Kitô phải trở nên mặn nồng cách lâu dài đối với giao ước và làm chứng cho giao ước đó, họ cũng phải trở thành con cái của ánh sáng, nghĩa là con cái của Thiên Chúa. Khi đức Giêsu, lấy lại biểu tượng ánh sáng, Người đã tựa vào một truyền thống lâu đời thuộc Kinh Thánh bằng ánh sáng chính là biểu tượng của cái thiện, hạnh phúc, và là chính Thiên Chúa. Ông Isaia đã hứa ánh sáng này cho những ai biết giúp đỡ kẻ bất hạnh.

"Chẳng phải  là thế này sao:

Là chia cơm cho người đói

Rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ,

Thấy ai mình trần thì cho áo che thân

Không ngoảnh mặt làm ngơ
trước người anh em em cốt nhục

Bấy giờ ánh sáng ngươi dẽ bừng lên như rạng đông

Vết thương ngươi sẽ mau lành

Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước,

Vinh quang ĐỨC CHÚA bao bọc phía sau ngươi

(Is 58, 7-8)

Đức Giêsu cổ võ cho các môn đệ tự mình trở thành ánh sáng cho anh em bằng đời sống bác ái, đức tin, và sự chia sẻ niềm hy vọng của họ. Vì họ là con cái của ánh sáng, họ phải sống như con cái ánh sáng, Đó là điều Đức Giêsu đã truyền dạy (x Ga 2,35). điều đó tóm lại thế này: con cái của ánh sáng phải biết tạo ra những "hoa quả của ánh sáng”nghĩa là tạo ra mọi việc tốt lành, công chính và chân thật; còn những công việc vô bổ của tối tăm thì thì gồm đủ mọi thứ tội lỗi (Ep 5, 9-14)

Tiêu chuẩn nào để đánh giá được những “hoa quả của ánh sáng”? Toàn bộ BÀI GIẢNG TRÊN NÚI đã toát yếu tiêu chuẩn căn bản: TÌNH YÊU HUYNH ĐỆ nhờ đó người ta nhận ra mình ở trong tối tăm hay trong ánh sáng : “Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng mà lại ghét anh em mình thì còn ở trong bóng tối. Ai yêu thương anh em  mình thì ở lại trong ánh sáng" (1Ga 2, 9-10)

Một vị ẩn sĩ đã hỏi các môn đệ của mình: "Lành sao phân biệt được ban ngày và ban đêm ? "Có môn đệ nói : "Khi còn nhìn rõ cây chà là ở một trăm thước là ngày, không thấy thì là đêm "Thầy lắc đầu. Người khác trả lời : "Khi còn nhìn rõ cây chà là ở mười thước tay là ngày, không thấy  là đêm". Thầy lắc đầu. Người khác nói : "Khi còn phân biệt được hai mặt của bàn tay trước mặt là ngày. Không thấy là đêm. "Thầy lại lắc đầu. Mỏn đệ liền hỏi " Vậy làm sao phân biệt được ngày và đêm ?" Thầy trả lời: "Nếu các người không thấy  người anh em mình đang gặp khốn khó và giúp đỡ, thì đó là  đêm. Còn sống tình thương với họ đó là ngày”.

Tình yêu là tiêu chuẩn đánh giá ánh sáng và bóng tối. Kẻ sống cho tình yêu tức là sống như con cái đích thực của ánh sáng chiếu rọi ra ngoài ánh sáng, thần linh đã nhận. Và đến lượt mình họ trở thành ánh sáng thế gian (Mt 5,14), đáp lại sứ mệnh chứng tá Đức Giêsu đã trao phó.

2. Chứng tá cho hy vọng trong thời gian

 Những động tác của tình yêu như được biết nơi người môn đệ là chỉ đáp lại một sứ mệnh đã được trao hay còn hướng sứ mệnh này đến vĩnh cửu ? Thật kỳ lạ, tình yêu không nhằm chứng minh quá khứ nhưng còn diễn tả tương lai.

Cho mình : Dấn thân vào đường tình yêu của Bài Giảng Trên Núi, con người có thể chờ đợi vào một sự biến hình lạ lùng mà Thiên Chúa đã hứa cho những kẻ công chính trong vương quốc Ngài (Mt 13,43) Lúc đó những kẻ được chọn sẽ chiêm ngắm tôn nhan Chúa và được ánh sáng Ngài chiếu dọi (Kh 22,4t)

Con đường tình yêu hướng con người đi tới chỗ thiện hảo cho mình với ước mong những điều đó sẽ xảy đến. Đó là con đường của tin nhận, đón tiếp và ân cần, là con đường tiến về ánh sáng vĩnh cửu. Đó là niềm hy vọng của con cái ánh sáng.

Cho kẻ khác : Trở thành hy vọng cho người khác khi những việc tốt lành, công chính, và chân thật xây dựng một nền văn minh tựa trên tình yêu cho thế giới; khi tình yêu hướng về cuộc đối thoại nhân vị giữa hai chủ thể như tình yêu đã từng làm cho Thiên Chúa đối thoại với con người; khi tình yêu huynh đệ là một sự hiệp thông hoàn toàn: mỗi người dấn thân vào đó với tất cả khả năng tình yêu và đức tin của mình; tình yêu được biểu lộ qua sự tha thứ vô hạn, qua cử chỉ tự tìm đến kẻ thù (Mt 5, 23) qua sự kiên nhẫn lấy ơn trả oán. Bác ái chính là nô Lc lẫn nhau (Gl 5,13). Và như kinh nguyện của Hội Thánh cầu cho những phần tử đã vĩnh biệt cõi trần: "Lạy Chúa xin cho người tín hữu được an nghỉ ngàn thu và được ánh vinh quang bất diệt soi chiếu đến muôn đời" (Phụng Vụ lễ an táng)

Hóa ra thực hành hoa quả ánh sáng của con cái ánh sáng là đi theo con đường tình yêu của Bài Giảng Trên Núi, của Tám Mối Phúc Thật. Cố gắng này có thể thực hiện được không? Thánh Phaolô biết rất rõ rằng có thể làm được vì : "Khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa... Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo, hấp dẫn nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần khí và quyền năng Thiên Chúa "(1G 2,1.4) nghĩa là Ngài làm chứng tá cho Đức Giêsu không bằng khôn ngoan của triết lý nhân loại, nhưng là khôn ngoan của thập giá, khôn ngoan đó đã được diễn tả qua Bài Giảng Trên Núi.

THÀNH MUỐI VÀ ÁNH SÁNG

Đức Giêsu Nhập Thể dã tỏ mình qua ánh sáng của ngày Lễ Hiển Linh và vinh quang của Lễ Hiển Dung, nhờ đó chúng ta biết rõ rằng Đấng yêu thương nhân loại chính là ánh sáng cứu rỗi, và trở thành niềm hy vọng cứu rỗi cho mọi dân tộc Đấng là ánh sáng đang hiện diện trong thế giới, đang hiện diện trong mỗi tâm hồn. Chúng ta đừng phủ nhận hay dập tắt ánh sáng đó. Chúng ta hãy đón nhận ánh sáng, đi trong nguồn ánh sáng vô tận, và trở nên con cái của ánh sáng. Chúng ta hãy tỏa sáng ánh sáng đó quanh ta. Hãy trở thành một thứ ánh sáng mạnh mẽ, đầy năng lượng, và tỏa sáng liên tục. Đó là niềm hy vọng lớn nhất mà chúng ta có thể chờ đợi và người khác có thể chờ đợi nơi chúng ta. Chứng nhân chó Chúa Kitô hôm nay phải biết can đảm đóng vai trò ngôn sứ, biết rằng Đó là một vai trò đầy bất trắc. Nhưng cũng cao cả vì ý thức rằng nếu không có ngôn sứ, sứ tiệp sẽ không được loan báo.và người ta không biết đến Thiên Chúa. Cũng ý thức rằng nht(ng cạm bẫy của đời sống thì đầy rẫy và môi trường luôn ô nhiễm, nhưng Thiên Chúa Nhập Thể đã đi vào thế giới tội lỗi để tẩy sạch nó, thì người môn đệ cũng dám bước theo Thầy để hiến tế tình yêu và sẵn sàng chịu đóng đinh vì như thế là chiến thắng tội lỗi, là vinh quang của dân tộc hoàng vương.

Tình yêu luôn là tiếng nói có sức mạnh phát thành bức xạ sáng. ánh yêu là thứ gia vị đậm đà nhất cho cuộc sống và những mối quan hệ. Làm muối và ánh sáng cho trần gian, tức là ]ám chứng tá cho ánh yêu và cho hy vọng xây dựng một thế mới thế giới thân thiện, một nền văn minh yêu thương, và một trời mới đất mới

                   trang suy niệm hằng tuần