Chúa Nhật II thường niên - Năm A
CON CHIÊN THIÊN CHÚA
Sưu tầm

CHỨNG NHÂN CỦA CHÚA CỨU THẾ

Gioan Tẩy Giả là một chứng nhân của Chúa Cứu Thế. Chứng nhân là người đã thấy, đã nghe, đã gặp gỡ đã hiểu biết con người mà mình làm chứng. Nếu không thì chứng từ của người ấy không đáng tin.

Gioan Tẩy Giả lúc đầu đã tự thú nhận : "Phần tôi, trước kia tôi đã không biết Ngài". Cái biết ở đây, Gioan Tẩy Giả muốn nói đến một sự nhận biết về con người thật củaa Chúa Giêsu, chứ không phải chỉ là một cá  biết hời hợt do việc tiếp xúc bên ngoài. Vì chẳng lẽ, Gioan Tẩy giả và Chúa Giêsu là hai anh em họ hàng mà lại không biết nhau sao?

Mãi cho đến một hôm, Gioan Tẩy Giả mới dám lên tiếng công khai quả quyết, không chút do dự rằng: “tôi đã thấy và tôi xin làm chứng”. Thật vậy trong  lúc Gioan Tẩy Giả làm Phép Rửa cho Chúa Giêsu, ông "đã thấy Thánh Thần như chim bồ câu từ trời đáp xuống và đậu lại trên Ngài".

Đó là dấu hiệu mà Đấng sai ông đi làm Phép Rửa đã cho ông biết sự thật về Chúa Giêsu: "Hễ thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì Đó là Ngài”."Tôi đã thấy, nên tội xin làm chứng: Chính Ngài là Con Thiên Chúa”. Kể từ đó, Gioan Tẩy Giả bắt đầu mạnh dạn làm chứng về Chúa Giêsu và giới thiệu Ngài cho dân Do Thái: “Đây là Con Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa tội trần gian”.

GIỚI THIỆU CHÚA CỨU THẾ

Chúng ta ngạc nhiên trước lời giới thiệu bí ẩn của Gioan Tẩy Giả. Tại sao Gioan Tẩy Giả lại giới thiệu Chúa Giêsu là Con Chiên Thiên Chúa ? Với danh hiệu “Con Chiên Thiên Chúa”; ông muốn nói gì với dân Do thái và nói với chúng ta về Chúa Giêsu?

Danh hiệu “Con Chiên Thiên Chúa "là một danh hiệu được Thánh Sử Gioan sử dụng rất nhiều, nhất là trong Sách Khải Huyền, khi nói đến Con Chiên Con bị sát tế. Danh hiệu này bao hàm nhiều ý nghĩa đối với người Do thái. Họ là những người biết rõ nghi thức ăn tiệc Chiên Vượt Qua hằng năm.

Mỗi năm vào lễ Vượt Qua, người ta giết một con chiên con, làm thịt theo đúng nghi thức để tưởng niệm ngày Thiên Chúa giải phóng dân Do thái khỏi ách nô Lc Ai cập, nhờ dấu máu của con chiên bị giết ăn thịt bôi lên khung cửa trong đêm họ vượt qua Biển Đỏ về Đất Hứa. Họ cũng biết rõ nghi thức sát tế hằng ngày một con chiên trong Đền Thờ Giêrusalem để làm của lễ đền tội cho dân chúng.

Như thế, khi giới thiệu Chúa Giêsu là Con Chiên Thiên Chúa, Gioan Tẩy Giả muốn cho dân Do thái nhận biết Chúa Giêsu đây là con chiên gánh mang tất cả tội lỗi nhân loại trên trần gian, là Con Chiên tự hiến tế làm của lễ đền thay tội lỗi muôn dân, thực hiện đúng hình ảnh "Người Tôi Tớ của Giavê Thiên Chúa" như đã được loan báo trong sách Ngôn sứ Isaia: "Người tôi tớ của Giavê đã mang lấy tội lỗi của nhiều người, Ngài đã bị đãm vì những sự ngỗ nghịch của chúng tôi, và vì tội lỗi của chúng tôi, Ngài đã bị nghiền nát, bị tra tấn, Ngài đã chịu đựng mà không hé môi, như con cừu bị dẫn đến lò sát sinh, như con chiên ngâm câm không hề mở Miệng. Hình phạt đã giáng xuống trên Ngàii để đổi tấy sự bình an cho chúng tôi và nhờ những vết hằn Ngài chịu mà chúng tôi có phương được chữa lành" (x.Is. 53)

Nói chung, khi giới thiệu “Con Chiên của Thiên Chúa" Gioan Tẩy Giả muốn nói đến những hình ảnh “con Chiên Vượt Qua”,”Con Chiên đền tội" và “Người Tôi Tớ đau khổ", để chúng ta thấy rõ sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu Kitô. Là Đấng Cứu Thế Chúa Giêsu sẽ tế lễ thân mình, như Con Chiên ngoan hiền, vô tội, bị điệu đến lò sát sinh để giải phóng và hồi sinh nhân loại tội lỗi qua mầu nhiệm Vượt Qua: Tử nạn và Phục sinh.

Nhờ mạc khải của Thiên Chúa, Gioan Tẩy Giả đã nhận ra Chúa Giêsu là “Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn" để gánh vác tội lỗi trần gian: “Đấng xóa tội trần gian". Đó là sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô.

SỨ MẠNG CỦA CHÚA CỨU THẾ VÀ CỦA CHÚNG TA

Chúa Giêsu là người vô tội, nghĩa là Ngài không làm một điều gì ác hại cho ai, không gây ra bất công cho người nào, nhưng Ngài đã mang lấy tất cả hậu quả của tội ác trên thân xác Ngài. Cái chết trên Thập giá là bản án cuối cùng của tội ác, trong đó chất chứa tất cả những hậu quả của bất công, từ cảnh áp bức cho đến nô Lc, bệnh tật, nghèo đói...Ngài đón để xóa bỏ tất cả những hậu quả của tội ác dưới mọi hình thức cho đến tận nguồn gốc của chúng ta là tội lỗi trong lòng con người. Ví như Chúa Giêsu đã nói: "Tự lòng con người phát xuất những ý định gian là, những tội giết người, ngoại tình, là dâm, trộm cắp gian dối..." Đó mới  là những cái  làm đồi bại con người và xã hội.

Chúng ta phạm tội, gây ra những sự xấu xa, ác hại cho mình và cho anh em. Chúng ta phải đền tội, Đó là điều phải lẽ. Nhưng chúng ta còn phải liên đới và chia sẻ trong tai họa của sự ác do chính chúng ta đã gây ra hoặc do những kẻ khác gây ra nữa. Chúng ta phải chịu cảnh nghèo đói, bệnh tật, phải chia sẻ thân phận bị áp bức, bóc lột...

Tuy nhiên, sự liên đới, chia sẻ, gánh vác của chúng ta không thể nào mang tính cách tiêu cực được. Chúa Giêsu liên đới, chia sẻ thân phận con người tội lỗi của chúng ta là để giải phóng, để khử trừ, để tiêu diệt tội lỗi. Một bác sĩ chia sẻ cơn bệnh của bệnh nhân, không thể nào cứ để cho bệnh nhân bị cơn bệnh hoành hành mãi được. Cái gánh vác tội lỗi của chúng ta với Chúa Cứu Thế phải là một cuộc nhập thể, một nhập cuộc để giải phóng, phải nhận lấy cái đau khổ, bệnh tật, nghèo đói, để rồi từ đó tìm con đường, tìm giải pháp tiêu diệt nỗi đau khổ của con người do chính tội ác của con người gây ra cho anh em đồng loại của mình.

Từ nhận định về mặt tôn giáo, chúng ta phải khẳng định rằng, nỗi đau khổ của mọi người, từ nỗi đau khổ cá nhân cho đến nỗi đau khổ của cả loài người, là trách nhiệm tôn giáo của người Kitô hữu chúng ta. Tình liên đới của mọi người trong tai họa của sự ác trở nên yếu tố thuận lợi cho ơn cứu dộ.

Tất cả mọi người đều đồng hưởng ơn cứu độ do Chúa Kitô mang lại. Ơn cứu độ rộng mở đón bất cứ ai. Điều tiên quyết đòi hỏi nơi con người là không từ chối lòng tin vào Chúa Giêsu Kitô, ít ra không từ chối một cách cố chấp.

Một khi đã ý thức về tình liên đới của chúng ta trong tai họa tội lỗi, chúng ta hãy cố gắng lật ngược ý nghĩa của tình liên đới này, bằng cách đi sâu vào con đường hiệp nhất với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ chúng ta, để xóa bỏ, khử trừ, tiêu diệt tội lỗi.

Trong Thánh lễ, Chủ tế cũng lập lại với chúng ta lời giới thiệu của Gioan Tẩy Giả: "Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự  tiệc Chiên Thiên Chúa”. Phúc cho chúng ta, nếu chúng ta biết đón nhận Chúa Giêsu Kitô và cùng hiến thân mình với Ngài cho TC và cho anh em trong cuộc sống. Đó là lễ tế thiêng liêng chúng ta cùng dâng lên để tạ ơn Thiên Chúa Cha.

                   trang suy niệm hằng tuần