Tết do chữ Tiết mà ra, là "thời gian" đặc biệt đã
được ấn định trong năm. Theo Âm Lịch hay lịch ta, trong một năm có
nhiều Tết, chẳng hạn như Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọc, Tết Trung
Thu, Tết Trùng Cửụ Tết Nguyên Đán hay Tết Cả.
Tết quan trọng và lớn nhất trong năm của người
Việt Nam là Tết Nguyên Đán (Nguyên là bắc đầu hay đầu tiên, Đán là
buổi sớm mai) Nguyên Đán là ngày đầu tiên của một năm mới âm lịch,
tức là ngày một một tháng Giêng tạ Vì Tết Nguyên Đán là Tết lớn nhất
trong năm, cho nên người ta còn gọi là Tết Cả. Để khỏi lầm lẫn với
dương lịch, Tết Nguyên Đán cũng còn được gọi là Tết Ta (trong khi
mồng một tháng Giêng dương lịch thì gọi là Tết Tây)
ĐÊM BA MƯƠI
Đêm quan trọng nhất của năm cũ và năm mới là
đêm 30 tháng Chạp hay củ mật, tức đêm 30 Tết. Sở dĩ gọi là "củ mật"
vì vào độ gần Tết, thường luôn luôn có trộm cướp cho nên nhà nào
cũng phải phòng bị hết sức cẩn thận. Đặc biệt ở Bắc Phần Việt Nam
đêm 30 Tết, trời đất một màu đen, có khi hai người đi cạnh mà không
nhìn thấy nhau, cho nên tục ngữ có câu "Tối như đem 30 Tết" là vậỵ
Xưa, đêm 30 Tết cũng còn là thảm cảnh của
những người phải trốn nợ cuối năm vì không có tiền trả cho chủ nợ
Thường thì chủ nợ cố đòi cho được vào cuối năm vì đầu năm mới
"kiêng" đòi nợ, sợ "giông" cả năm. Bởi vậy người thiếu nợ phải trốn
nợ cho tới khi nào gần giao thừa mới dám trở về nhà... Chính tục đòi
nợ cuối năm mà người ta thường nói "giàu có ba mươi Tết mới hay".
Ngoài ra, đêm 30 Tết, theo tục xưa, là đêm
quan trọng không kém ngày đầu năm. Ngày từ chiều ba mươi, người ta
đã làm "cơm cúng" gia tiên và tối ba mươi là "đêm không ngủ" để
chuẩn bị đón mừng Tổ Tiên về ăn Tết và đón giao thừa (tiễn năm cũ và
mừng năm mới). Tục này đã có từ lâu đời và gọi là Lễ Thủ Tuế.
CHÚC TẾT VÀ MỪNG TUỔI
Sáng sớm mồng một Tết hay ngày "Chính đán",
mọi sinh hoạt ngừng lại, các con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ
Tổ Tiên chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng và mừng tuổi lẫn nhaụ
Theo tục lệ, cứ năm mới tới, kể cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi người
tự nhiên tăng lên một tuổị Bởi vậy ngày mồng một Tết là ngày con
cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên; và các người lớn thì
"mừng tuổi" các trẻ em một cách cụ thể bằng những đồng tiền mới bỏ
trong những "phong bao". Tục này ở Nam Phần Việt Nam quen gọi là "lì
xì". Tiền mừng tuổi mà mình nhận được trong ngày tết gọi là "Tiền mở
hàng". Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không
phải là tiền chẵn). ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiềụ
Về chúc Tết, trong ba ngày Tết, những thân
bằng quyến thuộc, hoặc những người phải chịu ơn người khác thường
phải đi chúc Tết và Mừng Tuổi gia chủ; sau đó xin lễ ở bàn thờ Tổ
Tiên của gia chủ. Tục này ngày nay ít còn, vì thì giờ eo hẹp, đường
xá xa xôi cho nên đã được thay thế bằng những thiệp "Chúc Mừng Năm
mới" hay "Cung Chúc Tân Xuân"
KIÊNG KỊ TRONG NGÀY TẾT
Đặc biệt ngày Tết người ta kiêng không dùng
những tiếng hay làm những hành động xấu có thể đem lại sự không may
cho mình. Sự xui hay không may này sẽ làm cho mình bị "giông" cả
năm.
Đầu năm mới, người ta tránh chửi bới, giận dữ
hay cãi lộn. Người ta cũng cố tránh làm đổ vỡ những đồ vật. Vận quần
áo đen hay trắng, nhân năm mới là xui vì đó là màu của tang tóc, tối
tăm. Người ta tránh không đòi nợ (hay bắt nợ). Ngày tết, mọi sinh
hoạt thường nhật đều đình chỉ, người ta "kiêng" không quét nhà và đổ
rác vì sợ sẽ đổ hay vứt bỏ mất những sự may mắn tốt lành tới nhà
mình trong năm mớị Thường thường người ta phải đợi đến ngày "động
thổ" mới tiếp tục đổ rác và quét nhà!
Đặc biệt, nếu có tang thì không nên đi xông
nhà hay đi mừng tuổi người khác (để tránh cho người khác không bị
xui như mình). Cũng vậy, đàn bà có thai thường "kiêng" không đi đâu
cả trong những ngày đầu năm mới vì tục ngữ có câu: "sinh dữ, tử
lành!"
Ngày xưa, ở chốn thôn quê còn có tục "kiêng"
để cối xay gạo trống không vào những ngày đầu năm. Bởi vậy, người ta
phải đổ một ít lúa vào cối xay ngụ ý cầu mong năm mới lúc nào cũng
có lúa gạo sung túc.
Tục Xông Đất
Tục lệ xông đất đã có lâu đời ở nước tạ Người
dân Việt Nam quan niệm ngày mồng Một là ngày đầu của một năm. Họ cho
rằng vào ngày mồng Một, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, mau mắn thì cả
năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợị Người khách đến thăm nhà đầu
tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối một
năm, mọi người có ý tìm xem những người nào vui vẻ, linh hoạt, đạo
đức, và thành công trong bà con hay láng giềng để nhờ sang thăm. Tục
này gọi là tục xông đất.
Người khách đến xông đất phải đến thăm sáng
sớm ngày mùng Một (vì muốn là người khách đầu tiên), mang theo quà
biếu như trái cây, bánh mứt, và tiền lì xì cho trẻ con trong nhà.
Chủ nhà, do đã sắp đặt trước, sẽ tiếp đón niềm nở và nhận những lời
chúc tốt lành. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc Tết
chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm
của chủ nhà cũng được trôi chảy thong suốt.
Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm
được việc phước. Người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng
gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tớị
Pháo Tết
Đốt pháo cũng là một tập tục khó có thể thiếu
rong ngày Tết Việt Nam. Để mừng Xuân, để xua đuổi ma quỷ hoặc sự
buồn phiền của năm cũ, người ta đốt pháo vào đêm giao thừạ Theo sách
"Đại Việt sử ký toàn thư" thì tục đốt pháp vào đêm 30 Tết (bắt đầu
vào lúc cúng gia tiên và lễ giao thừa) có từ đời nhà Trần
(1225-1400). Bấy giờ người ta cho đốt pháo lệnh trước hay ở cổng nhà
để mừng năm mới và trừ tà... Tục này đã được duy trì mãi mãi về sau
nàỵ Theo sách "lịch Triều Tạp Kỷ (của Ngô Cao Lãng) thì vào thế kỷ
thứ XVIII, dưới thời các vua Lê và chúa Trịnh vẫn còn cho phép dân
chúng được đối pháo trong ngày Tết nhưng chỉ được đốt ở chỗ khoáng
đãng rộng rãi như sân nhà..v...v... để tránh hoạn nạn đốt pháo mà
sinh ra hỏa hoạn.
Ngoài đêm giao thừa, sáng sớm mồng một Tết,
gia chủ thường đốt pháo ở trước cửa nhà để mừng năm mới hay để đón
chào người khách đầu tiên đến xông nhà. Còn khách đi xông nhà cũng
theo bánh pháo đốt lên để mừng năm mới hay để mừng năm mới gia chủ.
Riêng các trẻ em thì đua nhau "đì đùng" pháo chuột suốt ba ngày Tết.
Về tài làm pháo thì người mình chẳng kém TrungHoa, làm được đủ mọi
loại pháo như pháo tre, pháo tống, pháo chuộc, pháo thăng thiên,
pháo xiết..v.v...
LÌ XÌ
Chữ
lì xì được phiên âm từ tiếng Quảng Đông sang tiếng Việt, nguyên là
chữ lợi thị (tiền bạc, lợi lộc) trong Hán tự. Để mừng tuổi các em,
những người lớn trong gia đình, họ hàng, bạn bè của cha mẹ tặng các
em những món tiền nho nhỏ (lì xì) và chúc các em chóng lớn, học hành
đỗ đạt.... Những món tiền này được cho vào phong bao màu đỏ trơn
hoặc có văn hoa vàng. Cũng như màu hồng thắm, màu đỏ hoặc các màu có
sắc đỏ được tin là tượng trưng cho sự may mắn. Thuở trước, sau khi
nhận những lời chúc thọ, các vị cao niên trong gia đình lì xì tất cả
con cháu bất kể tuổi tác với những món tiền nho nhỏ, vừa bạc lẻ vừa
tiền chẵn, ngụ ý chúc con cháu làm ăn phát đạt, tiền bạc sinh sôi
nảy nở trong năm.
|