Nguồn gốc của mùa Vọng ( Giáng Sinh ). Trước 2000 năm Chúa giáng sinh, các dân tộc trên thế giới đều có những ngày lễ khác nhau vào tháng 12. Ở Ägyptern/ Egypt mừng sinh nhật Horus, Ấn Độ mừng chúa Ánh sáng (Lichtgotte), người La Mã cổ mừng ngày hội Saturnalien. Tất cả các quốc gia có nhiều lễ lộng lẫy riêng biệt. Năm 217 Đức Giáo Hoàng Hyppolist ngài chọn 25.12 là ngày Chúa giáng sinh và qua các mùa Vọng. Mùa Vọng ( Advent ) đầu tháng 12, các trung tâm thương mãi bán hàng Giáng sinh và năm mới, những cây thông bằng nhựa treo đèn màu, kết hoa đỏ, hình sao... trang điểm cho hàng quán thêm rực rỡ. Trước các công sở, hãng xưởng những cây thông kết đền sáng lung linh. Mọi người đang mong chờ ngày Chúa giáng trần. Danh từ Mùa Vọng bắt nguồn từ tiếng La Tinh "Adventus", có nghĩa là đến. Ngay từ thời Cựu Ước, nhân loại đã mong đợi Đấng Cứu Thế ra đời.. Đức Chúa cha đã để con Một của ngài là Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người tại Belem cách đây hơn 2000 năm. Ngài đến trong mầu nhiệm Giáng sinh của Giáo hội. Ngài đến để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Ngài ban cho chúng ta những ân sủng. Lễ Giáng sinh là ngày quan trọng, nên người ta thường dành thì giờ về sum họp gia đình, tặng qùa trong đêm Thánh vô cùng, ăn «Réveillon». ở Đức nghỉ việc từ chiều 24, 25 và 26 tháng 12. Sau ngày Gáng Sinh những cửa hàng, siêu thị trở nên vắng lặng, các hàng bán pháo bông đủ loại cho đến chiều 30 tết. Nhiều người đi trượt tuyết ,đón giao thừa ở vùng núi cao, hay một thành phố xa lạ nào đó. Ngược lại người Việt theo phong tục Á Châu rất trọng 3 ngày Tết thường ở nhà đón xuân, vui chơi với gia đình, bà con họ hàng. Vòng hoa Mùa vọng Vòng hoa mùa vọng có bốn cây nến mang màu của phụng vụ : 3 cây màu tím tượng trưng cho sám hối và một cây màu hồng dùng cho chúa nhật thứ 3, mùa vọng nói lên niềm vui như Thánh Phao lô kêu gọi: Hãy vui lên... vì Chúa đang đến! ánh nến tượng trưng cho sự chờ đợi và hy vọng vào ngày Chúa đến.Vòng hoa mùa vọng với cành lá xanh tượng trưng cho sự sống muôn đời. Hạt giống, trái hồ đào dùng để trang trí trên vòng hoa tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương thực dồi dào của đời sống Kitô hữu. Thứ bảy đầu tháng Adventsonntag đốt cây nến số 1, vào bửa ăn tối trong mùa vọng gia đình thường thắp nến.. Những cây nến này sẽ thắp trong suốt mùa Giáng sinh. 4 cây nến tượng trưng một trong bốn ngày thứ bảy tuần lễ đợi Chúa sinh ra đời. Vào đêm Giáng sinh, tất cả cành lá có thể đổi mới và đổi 4 nến màu thành nến trắng, tượng trưng cho Chúa Kitô. Vòng hoa mùa vọng với bốn cây nến cũng tượng trưng cho cuộc chiến của các Kitô hữu chống lại bóng tối của đời sống. Phong tục tốt đẹp này mới có từ thời gian gần đây. Thần học gia Tin lành Johann Wichern tại Hamburg vào năm 1838 đã thắp lên mỗi ngày trong mùa Vọng một cây nến và cắm trên một giá gỗ hình tròn. Vào ngày lễ Giáng Sinh căn phòng rực sáng với ánh nến. Ánh sáng nến tượng trưng cho Chúa Kitô, ánh sáng trần gian. Các năm sau đó người ta trang trí bức tường nhà bằng những nhánh thông xanh. Năm 1860 người ta cũng trang trí khung gỗ tròn bằng những cành thông, 28 cây nến gom lại còn 4 cây tượng trưng cho 4 tuần. Và thế là vòng hoa mùa vọng được phát sinh. Đầu tiên phong tục này được các gia đình Tin lành thực hành,sau đó vòng hoa mùa vọng được treo trong nhà thờ Công giáo năm 1925 tại Köln. Từ năm 1935 các vòng hoa mùa vọng trong gia đình cũng được làm phép. Phong tục này đã phổ biến từ miền Bắc nước Đức và ngày nay đã lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới. |