Giải Đáp và Hướng Dẫn: 
Lm. Antôn Pađôva Hà Văn Minh, Gp. Phú Cường


BỊ HĂM HIẾP CÓ THAI, ĐI PHÁ CÓ TỘI KHÔNG?

HỎI 

Thưa cha con là một thiếu nữ đàng hoàn con bị một người đàn ông dụ dỗ cho uống thuốc mê rồi hăm hiếp sau đó con có thai. con rất xấu hổ và ghét anh ta. V́ thế con không thể giữ đứa con trong đời sống của con. con có ư định hủy hoại bào thai này đi đây là trường hợp bất đắc dĩ. Vậy con có tội không thưa cha. Xin cha tư vấn giùm con. con cám ơn cha 

 

TRẢ LỜI 

Giáo huấn Công giáo về việc bảo vệ sự sống rất rơ ràng. Giáo lư Hội Thánh Công giáo dạy: 

“Sự sống con người, ngay từ lúc tượng thai, phải được tôn trọng và bảo vệ cách tuyệt đối. Ngay từ giây phút bắt đầu hiện hữu, các thụ tạo nhân linh phải được nh́n nhận có các quyền lợi của một nhân vị, trong đó có quyền được sống là quyền bất khả xâm phạm của mọi thụ tạo vô tội” (Sách GLHTCG số 2270). 

Do đó không được nại bất cứ một lư do ǵ để loại trừ sự sống. Trong Thông điệp “Sự sống con người” (Humanae vitae) Đức thánh Giáo hoàng Phaolô VI đă minh định: “Thật ra th́ cũng có những trường hợp trong đó người ta phả đi đến ngừa thai và ngay cả phá thai v́ sự thúc bách của nhiều khó khăn trong cuộc sống, tuy nhiên những khó khăn nầy không bao giờ có thể châm chước việc tuân giữ trọn vẹn giới luật của Thiên Chúa”(số 13). 

Cho nên việc con có thai ngoài ư muốn của con, nhưng không ngoài Thánh ư của Thiên Chúa, một sự sống được trao ban là một hồng ân trọng đại. Đừng bao giờ loại bỏ Thánh ư của Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống, hăy biểu lộ sự vâng phục đức tin trong đời sống Kitô hữu của con. Con nghe lời bà Elizabeth ca tụngMẹ Maria: Phúc cho Bà v́ Bà đă tin. Nếu con vâng theo Thánh ư Chúa th́ quả thật con là người có phúc. 

Nếu con phá thai, th́ theo Giáo Luật, “người nào thi hành việc phá thai và nếu việc phá thai có hiệu quả, th́ bị vạ tuyệt thông tiền kết” (Giáo Luật điều1398). Để được tha tội và tha vạ buộc con phải đến toà giải tội. 

Trong trường hợp b́nh thường, “cha giải tội có thể tha ở toà trong, lúc ban bí tích, vạ tuyệt thông tiền kết hay vạ cấm chế tiền kết chưa được tuyên bố, nếu hối nhân cảm thấy khổ sở khi phải sống trong t́nh trạng tội trọng suốt thời gian cần thiết để Bề Trên có thẩm quyền định liệu” (Điều 1357 §1). Khi tha vạ, cha giải tội phải buộc hối nhân, nếu bất tuân, th́ sẽ mắc vạ lại, trong ṿng một tháng phải thượng cầu lên Bề Trên có thẩm quyền hay lên tư tế có năng quyền và phải tuân theo quyết định của ngài; trong khi chờ đợi, cha giải tội phải ra một việc đền tội cân xứng và phải buộc đương sự sửa chữa gương xấu cũng như đền bù thiệt hại trong mức độ cần thiết; cũng có thể nhờ cha giải tội thực hiện việc thượng cầu này, nhưng không nêu danh tính của hối nhân (Điều 1357 §2). 

Ngày 20.11.2016, trong Tông thư kết thúc Năm Thánh, Đức giáo hoàng Phanxicô quyết định: “Tôi trao cho mọi linh mục năng quyền xá giải cho những ai phạm tội phá thai…”; dù Ngài vẫn xác định “phá thai là một tội trọng, v́ chấm dứt một sinh mạng vô tội”. V́ thế từ nay, tất cả các linh mục có năng quyền Giải Tội, đều có thể xá giải vạ tuyệt thông tiền kết cho những người phạm tội phá thai. 

Thân ái chào chị