Đáp:
Thưa ông Lân,
Thủy tổ loài người đã dùng mảnh đá nhọn để mổ lấy gai của cây cối đâm vào
chân khi đi bộ săn bắn thú rừng, kiếm thực phẩm. Đá, kim loại sắc nhọn được
dùng để khoan lỗ trên sọ, chữa nhức đầu, động kinh cũng như mở đường xua
đuổi tà ma gây bệnh xâm nhập lũng đoạn não bộ.
Luật lệ Babylonians
Ai Cập xưa quy định tưởng thưởng mười tiền khi y sư giải phẫu thành công cho
một vị vương giả, năm tiền khi là thường dân và hai tiền nếu bệnh nhân là
tên nô lệ. Nhưng nếu chẳng may mổ xẻ lại gây ra thiệt mạng cho vương gia thì
thầy thuốc bị trừng phạt chặt bỏ một bàn tay.
Quan Công uống rượu,
đánh cờ, quên đau để Hoa Đà sồn sột cạo mổ vết thương làm độc do mũi tên độc
hiểm của phe Tào Tháo gây ra.
Thành ra giải phẫu
đã là phương tiện trị liệu từ thuở mới có loài người trên trái đất.
Ngày nay, với đà
tiến bộ của y khoa học, người ta đã không những giải phẫu để chữa bệnh, mà
còn thay tim, ghép thận, cấy gan, biến hình dạng xấu thành mĩ miều như Phan
An, Hằng Nga tiên nữ.
Theo thống kê, hàng
năm bên Mỹ có khoảng trên dưới hai chục triệu người trải qua một cuộc giải
phẫu nào đó. Tại các quốc gia khác, con số cũng cao không kém, tùy theo nhu
cầu, dân số nhiều ít.
Giải phẫu có thể là
để cấp cứu mạng sống hoặc đã được hoạch định trước; có thể là tiểu hoặc đaị;
cần thuốc tê tại chỗ hoặc phải gây mê tổng quát; trong bệnh viện hoặc tại
phòng mạch tư, mổ xong về liền. Nhưng bao giờ cũng phải do lương y được huấn
luyện, có kinh nghiệm chuyên môn thực hiện.
Và tương quan thầy
thuốc- bệnh nhân phải được xác định rõ ràng. Giống như trong thương trường,
thuận mua vừa bán. Thầy thuốc phải giải thích lợi hại về giải phẫu cho bệnh
nhân. Bệnh nhân phải thấu hiểu thiện ý “lương y như từ mẫu” của phẫu thuật
gia, mục đích và hậu quả của phương thức trị liệu.
Giấy đồng ý giải
phẫu
Sau khi hiểu rõ mọi
chuyện, bệnh nhân được yêu cầu ký Giấy Ưng Thuận- Hiểu Rõ. Tiếng Anh gọi là
“Informed Consent”.
Quan niệm Informed
Consent này đặt căn bản trên niềm tin rằng con người có quyền kiểm soát đời
sống và cơ thể mình.
Hiến pháp nhiều quốc
gia có ghi: Do bản năng, mọi người đều được tự do và tự chủ và có những
quyền không thể chuyển nhượng được. Trong số những quyền này là an hưởng và
bảo vệ đời sống; tạo mãi và duy trì tài sản; đeo đuổi và được sự an toàn,
hạnh phúc cũng như có riêng tư cá nhân. Hiến pháp Hoa kỳ có ghi quyền được
tự do một mình (right to be alone).
Luật lệ xác định là
khi có một sự liên hệ thầy thuốc-bệnh nhân, thì thầy thuốc có bổn phận phải
cung cấp cho bệnh nhân các tin tức cần thiết để bệnh nhân có thể quyết định
một cách hợp lý sự điều trị nói chung và giải phẫu nói riêng. Và cả quyền từ
chối điều trị.
Lấy IC là nhiệm vụ của người thầy thuốc. Tuy nhiên, họ có thể ủy cho nhân
viên phụ tá làm việc giải thích cho bệnh nhân. Nhưng nếu có chuyện gì xẩy ra
thì trách nhiệm vẫn là bác sĩ. Vị này không thể chạy tội bằng “Xin lỗi, nhân
viên của tôi quên không nói cho bà ta hay rằng, cắt thịt dư có thể đưa tới
thay đổi dọng nói”.
Không lấy IC là phạm
tội cẩu thả và đã có thời kỳ bi coi như một sự hành hung, xâm phạm cơ thể
người khác.
Khi bệnh nhân không
ký IC thì bác sĩ cũng phải yêu cầu họ ký giấy từ chối sau khi giải thích cặn
kẽ về những rủi ro có thể xẩy ra nếu không điều trị.
Nếu vì lý do nào mà
bệnh nhân không hiểu được lợi hại của giải phẫu, không minh mẫn để ký giấy
IC, bác sĩ phải hành động căn cứ vào quyết định của thân nhân hoặc người
chăm sóc hợp pháp. Đặc biệt là sau tai nạn, thương tích trầm trọng, bệnh
nhân bất tỉnh, hôn mê. Vì cứu bệnh như cứu hỏa.
Một điểm quan trọng
trước khi quyết định giải phẫu, là phải nắm vững các vấn đề. Nếu vẫn chưa đả
thông thì lấy Ý Kiến Thứ Hai, thứ ba. Đó là Second Opinion.
Second Opinion là để mình hiểu rõ bệnh tình của mình hơn trước khi quyết
định.
Đây là một quyền
của ta và các bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân sử dụng. Đừng ngần ngại, sợ
mích lòng “Ông Bà Thầy từ trước tới giờ vẫn tốt và thực thà với mình.- Tin
nhau là quý”. Có thể xin thầy thuốc gới thiệu cho một bác sĩ chuyên khoa
khác hoặc hỏi bạn bè, nhân viên y tế giúp tìm người chuyên môn, kinh nghiệm
về giải phẫu của mình, để xin thêm ý kiến.
Second opinion có
thể không khác mấy với ý kiến ban đầu, nhưng sẽ làm mình yên tâm hơn.
Medicare và hầu hết các bảo hiểm sức khỏe đều đồng ý trả y phí cho việc tham
khảo thêm này.
Ngoài ra, giải phẫu
đôi khi không phải là đáp số duy nhất cho bệnh tình của mình. Còn có những
trị liệu không dao kéo như thuốc men, dinh dưỡng, thay đổi nếp sống, y khoa
phục hồi. Nếu bệnh không thập tử nhất sinh thì ta có thể chờ đợi xem sao,
sau khi cân nhắc hơn thiệt với bác sĩ điều trị.
Thống kê cho hay,
second opinion giảm thiểu bắc cầu động mạch tim tới 50% vì giải phẫu không
cần thiết.
Sao lại có chuyện cần thiết với không cần thiết nhỉ!?.
Vâng, vì lòng người đôi khi cũng không trong sáng. Một số môn đệ Hoa Đà,
Hippocrates đặt lợi nhuận trên lợi ích điều trị, cảm nghĩ cá nhân trên luận
cứ y khoa học.
Thống kê đã nêu ra
các giải phẫu không vì mục đích điều trị thường thấy nhất là cắt bỏ tử cung
và túi mật, by pass động mạch tim.
Thầy thuốc nói nghẹt
bốn năm mạch máu trên tim, mà mình chẳng thấy triệu chứng gì, nên còn do dự.
Nhưng “không mổ thì tiêu tùng đấy nhé”. Thế là nhắm mắt lên bàn, hít thở
thuốc mê, tỉnh dậy trả tiền.
Nói
vậy không có nghĩa là nghi ngờ “lòng tốt” của giải phẫu gia.
Nội xuất huyết vì
bao tử loét thủng lỗ, xương sườn gẫy đâm vào phổi, ruột dư hành mà không
giải phẫu ngay thì chỉ có “hai năm mươi”.
Ung thư da mà không
cắt bỏ; cườm mắt mà không laser, trật xương sống liệt chân mà không giải tỏa
thì sao cho khỏi bệnh.
Nhiều khi giải phẫu
cũng để phòng ngừa biến chứng, tái tạo phần hư hao.
Tóm lại là giải phẫu có thể cứu sống ta, làm ta lành bệnh, ngăn ngừa biến
chứng, di căn, phục hồi chức năng, bộ phận. Và cả thẩm mỹ khiến ta đẹp, trẻ
dễ thương hơn.
Hy vọng rẳng lời
giải đáp trên đã giải đáp câu hỏi mà ông nêu ra.NYD |