Đáp:
Chị Hằng thân mến,
Giáo luật 1982 khoản 872 có qui định:
Trong mức độ có thể , người sắp lãnh nhận bí tích
Rửa Tội phải có một người đỡ đầu. Người này giúp người thành niện sắp lãnh
nhận bí tích Rửa Tội trong việc khai tâm Kitô giáo; còn đối với nhi đồng
sắp được Rửa Tội thì người đỡ đầu cùng với cha mẹ đưa em đến chịu phép Rủa
Tội và liệu sao cho em sau này sống một đời Kitô giáo xứng hợp với bí tích
Rửa Tội và trung thành chu toàn những nhĩa vụ gắn liền với bí tích.
Theo đó, người đỡ đầu là cần thiết phải có cho
người sắp lãnh nhận Bí tích Rửa tội, ngoài trừ trường hợp nguy tử.
Và Giáo luật khoản 873 gọi người đỡ đầu là cha
hoặc là mẹ, chứ không nói là người đại diện- Giáo luật ghi: Phải nhận một
cha đỡ đầu hoặc một mẹ đỡ đầu mà thôi, hoặc là cả cha và mẹ đỡ đầu.
Vì thế, việc chị có nói đến “người đại diện đỡ
đầu”, quả thật tôi không hiểu ý chị như thế nào khi gọi người đỡ đầu là
“người đại diện”. Theo thói lệ thông thường khi người thi hành việc đỡ đầu
tại nghi thức Rửa tội thì luôn được hiểu người đó là cha mẹ đỡ đầu, chứ
không ai nói là người đại diện cả.
Tuy nhiên, nếu chị không muốn em bé gọi ai là cha
hoặc mẹ của nó ngoài ba mẹ ruột, thì đơn giản chỉ cần gọi “người đỡ đầu Rửa
tội”, hoặc “người đỡ đầu Thêm sức”, hoặc dùng cách gọi của người miền Nam,
thay vì gọi là cha mẹ đỡ đầu, thì gọi là “vú đỡ đầu” hoặc “bõ đỡ đầu”.
Nói tóm lại, theo thói tục thông thường trong
Công giáo người ta gọi người đỡ đầu cho kẻ lãnh nhận bí tích Rửa Tội là cha
hoặc mẹ đỡ đẩu. Nhưng việc đó không quan trọng, việc quan trọng là khi Rửa
Tội cần có người đỡ đầu. Tuy nhiên, phải nhớ rằng, khi gọi người đỡ đầu là
cha mẹ Giáo Hội cố ý nhấn mạnh đến vai trò và nhiệm vụ của người đỡ đầu.
Giáo luật ghi: “Các bậc cha mẹ buộc phải dùng lời nói và gương sáng để đào
tạo con cái mình trong đức tin và trong việc thực hành đời sống Kitô giáo;
các người thay quyền cha mẹ cũng như các người đỡ đầu đều có cùng một nghĩa
vụ như nhau”. (Khoản 774, 2) Rõ ràng người đỡ đầu phải thi hành nhiệm vụ
giáo dục đức tin cho con đỡ đầu như người cha người mẹ. Còn nếu gọi là người
đại diện thì không thể nào diễn tả hết được nhiệm vụ của người đỡ đầu theo
yêu cầu của Giáo Hội.
Thân ái chào chị. |