Đáp:
1.
Vì sao được phép tôn kính ảnh tượng thánh?
Việc
Giáo Hội cho phép tôn kính ảnh tượng Đức Mẹ và các thánh cũng trải qua những
cuộc tranh luận gay gắt. Và vấn đề có được tạc, vẽ các ảnh tượng liên quan
đến đời sống đức tin công giáo không, thì đã được Công đồng Nicea II vào năm
787 trả lời, vì Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc lấy hình hài con người để bày tỏ
cho con người biết về Mầu Nhiệm Thiên Chúa, và nhờ đó con người hiểu được
tình yêu của Thiên Chúa qua dung mạo Đức Giêsu Kitô, nên cho phép sùng kính
các ảnh tượng Đức Kitô, Đức Mẹ,các Thiên thần và tất cả các thánh như là
phương thế để giúp người tín hữu tăng thêm lòng đạo đức qua việc noi gương
các ngài để thăng tiến trên con đường thánh thiện (x. Sách GLHTCG số 2131),
như Thánh Toma Aquinô đã nói: “ Sự sùng kính tôn giáo không nhắm tới các ảnh
tượng vì chính chúng, như một thực tại nào đó, nhưng nhắm tới việc chúng là
những hình ảnh đưa dẫn chúng ta đến cùng Thiên Chúa nhập thể. Việc tôn kính
không dừng lại ở chính ảnh tượng, nhưng vươn tới điều mà ảnh tượng biểu thị”
. “Thật vậy, các đặc điểm cá nhân của thân xác Đức Kitô diễn tả Ngôi Vị thần
linh của Con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa đã nhận làm của mình những nét nhân
dạng của thân xác Người, cho nên khi được hoạ lại nơi một ảnh tượng thánh
nào đó, những nét này có thể được tôn kính, bởi vì khi tín hữu tôn kính ảnh
tượng thánh, là họ tôn thờ chính Đấng mà ảnh tượng thánh ấy diễn tả”
(Sách GLHTCG số 477).
Việc cho phếp tôn kính như thế không nghịch lại
điều răn thứ nhất cấm thờ ngẫu tượng. Thật vậy, “khi tôn kính một ảnh tượng,
chúng ta hướng tâm hồn lên đến nguyên ảnh” và “tôn kính một ảnh tượng là tôn
kính chính vị được phác hoạ trong ảnh tượng” Một điều chúng ta phải nhờ là
đối với các ảnh tượng thánh, chúng ta chỉ tôn kính (veneratio), chứ
không tôn thờ (adoratio) là việc chỉ dành cho một mình Thiên Chúa (x. Sách
GLHTCG số 2132)
2. Đâu là những ngẫu tượng trong thời đại hiện nay và trong đời tu?
Đức
Phanxicô đã chỉ cho biết ngẫu tượng mới trong thời hiện đại trong Tông huấn
Niềm vui Tin Mừng như sau: “Một nguyên nhân của tình huống này được thấy
trong mối quan hệ của chúng ta với tiền bạc, vì chúng ta thản nhiên chấp
nhận sự thống trị của nó trên chúng ta và các xã hội của chúng ta. Cuộc
khủng hoảng tài chánh hiện nay có thể làm chúng ta không để ý tới sự kiện nó
phát sinh trong một khủng hoảng sâu xa về con người: sự chối bỏ địa vị tối
thượng của con người! Chúng ta đã tạo ra các ngẫu thần mới. Việc thờ con bò
vàng thời xưa (xem Xh 32:1-35) nay đã trở lại dưới một dạng mới và sống
sượng là việc sùng bái ngẫu thần tiền bạc và sự chuyên chế của một nền kinh
tế phi nhân không có một mục đích nhân bản đích thực. Cuộc khủng hoảng kinh
tế tài chánh toàn cầu bộc lộ rõ sự mất thăng bằng và trên hết là sự thiếu
quan tâm đối với con người; con người bị giản lược vào một nhu cầu duy nhất
của họ mà thôi: tiêu thụ”( số 55).
Riêng
về đời tu, theo tôi, có lẽ nhiều tu sĩ cũng đang bị lôi cuốn vào vòng xoay
của đời sống thực dụng, cho nên tiền bạc đang trở thành cám dỗ lớn lao, để
rồi nhiều tu sĩ rơi vào cuộc sống đề cao chính mình mà theo đức Phanxicô gọi
là “cơn cám dỗ trước ủ ngĩa cá nhân ”.
Đây là một cơn cám dỗ của
người ích kỷ: trên đường, họ đánh mất mục tiêu và, thay vì nghĩ về người
khác, họ lại không xấu hổ để chỉ nghĩ về chính bản thân họ, hoặc thậm chí
tồi tệ hơn, tự biện minh cho chính mình.
3. Mọi của cải đều là phúc lành cho Thiên Chúa là Đúng hay sai?
Dĩ nhiện mọi sự đều do bởi Thiên Chúa mà có, vì thế của cải cũng là bởi Cháu
ban cho. Sách Sammuel đã minh định:
"Chúa
cất đi và ban sự sống, Chúa đưa đến mồ và kéo ra khỏi đấy, Chúa ban cho giầu
có hay nghèo nàn, Người hạ xuống và nâng lên" (1 Sam 2,6-7).
Trong sách Dân Số, Lời chúa nói với Moisê: “Hãy nói với A-ha-ron và các con
nó rằng: Khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en, anh em hãy nói thế này: "Nguyện
Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh (em)! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn
đến anh (em) và dủ lòng thương anh (em)! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban
bình an cho anh (em)!”(Ds 6, 23 – 26).
Trong sách Gióp có tường thuật: “Vậy
ĐỨC CHÚA đã khôi phục tài sản cho ông Gióp, khi ông chuyển cầu cho các bạn
của mình. ĐỨC CHÚA đã tăng gấp đôi những gì ông Gióp đã có trước kia.11
Tất cả anh em, chị em ông, tất cả bạn bè cũ lại tìm đến ông; họ đã cùng ăn
bánh trong nhà của ông. Họ chia buồn và an ủi ông về tất cả tai hoạ ĐỨC CHÚA
đã giáng xuống trên ông. Mỗi người tặng ông một đồng bạc và một chiếc nhẫn
vàng.12 ĐỨC CHÚA giáng phúc cho những năm cuối đời của ông Gióp
nhiều hơn trước kia. Ông có mười bốn ngàn con chiên, sáu ngàn lạc đà, một
ngàn đôi bò và một ngàn lừa cái”.(G 42, 10-12)
Như
vậy của cải cũng là phúc lành của Chúa. Thế nhưng con người ích kỷ đã chiếm
hữu phúc lành của Chúa trao ban làm thành cái của riêng mình để hưởng thụ
theo ý riêng của mình, đó là một trọng tội. Bởi phúc lành Chúa ban không
phải cho riêng mình, nhưng người được nhận lãnh như là một dụng cụ để phúc
lành đó được tiếp tục trao ban cho người khác, bởi vì Thiên Chúa không bao
giờ hành động vì một cá nhân riêng lẻ, nhưng luôn trong mối tương quan với
người khác. Có như thế chúng ta mới hiểu được hiến chương Nước Trời khi Chúa
phán: Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, đó là những con người không sống
ích kỷ, nhưng biết dấn thân, biết xẻ chía, biết lấy phúc lành của Chúa để
phục vụ tha nhân. Nói như Đức Phanxicô: “Nếu các bạn đã quá giàu có trong
tâm hồn, thì những sự giàu có này về lòng nhiệt thành, bác ái, Lời Chúa, sự
hiểu biết về Thiên Chúa – chúng ta cũng hãy đề cho sự giàu có này chạm tới
túi tiền của bạn – và đây là luật vàng: khi niềm tin không chạm tới túi tiền
của bạn, thì đó không phải là niềm tin đúng đắn”.
Thân
ái chào bạn |