Giải Đáp và Hướng Dẫn: 
Lm. Antôn Pađôva Hà Văn Minh, Gp. Phú Cường

Hỏi 445

Con xin có câu hỏi 1. những ai đã được ban đặc ân Phaolo hoặc Phêrô rồi thi có thể xin thêm đặc ân một lần nữa không? 2. hôn nhân tự nhiên được hiểu là hôn nhân gì?  3. những cuộc hôn nhân tự nhiên có được tính vào các ngăn trở hôn phối không? 4. những ngăn trở được dành riêng cho tông tòa gồm? 5. những ngăn trở hôn phối không thể chuẩn chước được là? con xin cám ơn

Hồng

 

Đáp:

1-      1. Những ai đã nhận được đặc ân Phaolô hoặc Phêrô rồi thì vẫn có thể xin thêm nếu người bạn đời mình qua đời. Chẳng hạn một thiếu nữ công giáo yêu một người ngoại đạo đã có vợ và đã ly dị, sau đó người đàn ông đó trở lại đạo và kết hôn với thiếu nữ công giáo nhờ đặc ân Phaolô. Sau khi kết hôn người đàn ông đó qua đời, thiếu phụ công giáo lại có người yêu ngoại đạo khác cũng đã có vợ và đã ly dị. Thiếu phụ công giáo được phép kết hôn với người đàn ông đó theo luật đạo nếu người đó trở lại đạo công giáo theo đặc ân thánh Phaolô.

2-      2. Hôn nhân tự nhiên là hôn nhân giữa người nam và người nữ và không phải là Kitô hữu, và hôn nhân của họ được pháp luật hay xã hội công nhận. Còn người Kitô hữu khi kết hôn, theo Giáo Luật, phải là hôn nhân mang tính bí tích, tức hôn nhân phải được thực hiện theo nghi thức Công Giáo, nếu kết hôn ngoài bí tích thì chúng ta gọi là “rối”. Còn một người công giáo muốn kết hôn với một người ngoài công giáo thì phải có phép chuẩn của bạn quyền địa phương, nếu không có phép chuẩn mà kết hôn thì người công giáo không được xưng tội rước lễ. Dầu là hôn nhân tự nhiên, nhưng đây là một định chế cho Thiên Chúa thiết lập nên vẫn mang lấy hai đặc tính: đơn hôn (một vợ một chồng) và vĩnh hôn (thuỷ chung với nhau cho đến tọn đời)

3-      3. Hôn nhân tự nhiên cũng một trong các ngăn trở hôn phối, vì vậy mới có đặc ân Phaolô

4-      4. Ngoài ngăn trở hôn nhân tự nhiên, còn có những ngăn trở sau đây theo các điều  khoản 1083-1094  của bộ Giáo luật 1983:

(1) Dưới tuổi tối thiểu: trai 16, gái 14. - Có thể chuẩn, với điều kiện tâm sinh lý đã đủ để kết hôn. Tuy nhiên, Hội đồng Giám Mục địa phương có thể ấn định một mức tuổi cao hơn.

(2) Thiếu vĩnh viễn khả năng tình dục (impotentia coeundi). - Không thể chuẩn!

(3) Khi Bí tích Hôn Phối lãnh nhận trước đó vẫn còn hiệu lực. - Không thể chuẩn!

(4) Hai người theo hai tôn giáo khác nhau (disparitas cultus: dị giáo). - Bản quyền địa phương có thể chuẩn.

(5) Chức thánh (từ Phó tế trở lên, kể cả Phó tế vĩnh viễn, sau khi người vợ qua đời, ông cũng bị ngăn trở tái hôn). - Ðức Thánh Cha có thể chuẩn cho chức Linh mục; Giám mục và Cha sở... có thể chuẩn cho chức Phó tế trong trường hợp nguy tử.

(6) Ðã khấn trọn đời (vĩnh thệ) trong một dòng tu. - Tòa Thánh có thể chuẩn.

(7) Bắt cóc hoặc làm áp lực để cưỡng hôn.

(8) Tội ác: Khi một hoặc cả hai người trực tiếp hay gián tiếp âm mưu thủ tiêu chồng hoặc vợ của mình hoặc của người mình yêu, để kết hôn với họ.

(9) Họ máu: (a) Theo hàng dọc: Ngăn trở không giới hạn: ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt..., dù là do ngoại hôn. - Không thể chuẩn! (b) Theo hàng ngang: Ngăn trở trong vòng 4 đời theo giáo luật mới (1983).

(10) Họ kết bạn: Họ kết bạn chỉ được tính giữa người chồng với người họ máu bên vợ; cũng như giữa người vợ với người họ máu bên chồng. Nếu vợ hoặc chồng của đương sự có họ với người đó bao nhiêu đời, thì đương sự cũng có họ với người ấy bấy nhiêu đời. Tuy nhiên, ngăn trở hôn phối này chỉ được tính theo hàng dọc. Thí dụ, khi bố chồng lấy nàng dâu, bố ghẻ lấy con ghẻ mới bị ngăn trở hôn phối - Có thể xin bản quyền địa phương chuẩn.

(11) Vì thanh danh: Ngăn trở giữa đương sự với người có họ máu bên vợ hoặc bên chồng, mà đương sự đã cưới không thành phép. Thí dụ: Một ông Công giáo góa vợ, có một con trai. Nếu ông về chung sống với một bà Công giáo ly dị, thì dù cả hai mới cưới nhau theo luật dân sự , nhưng giữa bà và cậu con trai của ông vẫn mắc ngăn trở hôn phối. Ngăn trở 1 đời hàng dọc. - Có thể xin bản quyền địa phương chuẩn.

(12) Họ con nuôi: Bị ngăn trở theo hàng dọc và 2 đời theo hàng ngang. Thí dụ: Khi lấy người mà đương sự đã nhận làm con nuôi (họ hàng dọc) hoặc khi lấy anh chị em do cha mẹ của đương sự đã nhận về làm con nuôi (2 đời hàng ngang). - Có thể xin bản quyên địa phương chuẩn.

Thân ái


GHI CÂU HỎI

TRANG HỎI ĐÁP