Đáp:
Theo truyền thống Kitô giáo, khi tuyên phong một vị thánh thường là những
người sống theo lời mời gọi của Tin Mừng. Vì vậy chỉ tuyên phong những vị
thánh được tính từ giai đoạn Tân ước. Trong những thế kỷ đầu của Kitô giáo,
những người Kitô hữu tin rằng các tông đồ và những người tử đạo là thánh,
sang những thế kỷ kế tiếp, Giáo hội mới tuyên phong những tín hữu có đời
sống thánh thiện, nêu gương sáng và trở thành chuẩn mực cho những người khác
bắt chước. Khi công bố là thánh, tức là Giáo Hội xác nhận người đó đã qua
đời và hiện đang ở Thiên đàng. Thông thường để tuyên phong một vị thánh đòi
hỏi phải trải qua một thời gian lâu dài. Ban đầu một số người sau khi chết
được gọi là thánh do lòng sùng mộ của tập thể tín hữu. Sau nầy để được gọi
là thánh phải do các Giám mục công nhận, mãi đến thế kỷ thứ x
Giáo
Hội Rôma mới qui định rằng: Không ai được tôn kính như một vị thánh nếu
không được sự chuẩn nhận của Toà Thánh.
Thân
phụ mẫu của thánh Gioan Tẩy Giả, tức ông Giacaria và bà Elisabeth thuộc thế
hệ Cựu ước, cho nên Giáo Hội không tuyên phong thánh cho hai vị, và các ngài
được gọi chung là các thánh tổ tông. Chỉ riêng thân phụ mẫu của Đức Mẹ là
thánh Gioakim và Thánh Anna là có tên trong sổ bộ các thánh. Đây là trường
hợp đặc biệt. Thánh Anna thì được Giáo Hội Đông Phương tôn kính vào thế kỷ
thứ V, và được Giáo Hội Tây Phương tôn kính vào thế kỷ thứ X. Thánh Giaokim
thì mãi tới thế kỷ XVI mới thấy xuất hiện. Trước đây hai vị thánh này có
ngày mừng kính riêng. Sau cuộc canh tân Phụng vụ của ông Đồng Vaticanô II,
Đức chân phúc Phaolô VI đã cho mừng kính chung hai vị thánh vào ngày 26-7.
Bà Isave (thân mẫu của thánh Gioan Tẩy giả) được gọi chung là các thánh tổ
tông nên không có ngày kính riêng.
Thân ái |