Đáp:
Chị Mai thân mến,
Tình yêu là hơi thở của cuộc sống, một trong những điều kỳ diệu Thiên Chúa
tặng ban cho con người chính là khả năng yêu và được yêu.
Tuy nhiên, có một điều quan trọng hơn đối với tình yêu nam nữ chính là tình
yêu đối với Thiên Chúa. Đức Kitô đã dạy: ngươi phải yêu mến Thiên Chúa nguoi
hết lòng, hết sức hết trí không ngươi””(Mc
12, 29). Ngoài ra, Thiên Chúa cũng ban cho con ngừoi một hồng ân trọng đại
đó chính là sự tự do. Thiên Chúa để chúng ta tự do chọn lựa và đưa ra quyết
định cho số phận của mình. Chị đã được Chúa ban cho hồng ân đức tin và chị
có tự do chọn lựa hoặc sóng đức tin hoặc khước từ nó. Khi chị quyết định
chọn Thiên Chúa là lẽ sống và cùng đích của chị, thì chị có trách nhiệm giải
thích cho người yêu của chị hiểu về chân mlý đức tin, hay nói cách khác chị
phải làm chứng cho đức tin của chị qua việc hướng dẫn và giúp đỡ cho người
yêu của chị nhận ra Tin Mừng.
Nếu bạn chị là người ngoại quốc, bạn có thể liên lạc với các Toà Giám Mục
xin hỗ trợ tài liệu Giáo lý bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Ý. Ngoài
ra các Toà Giám Mục còn có thể giúp đỡ giới thiệu cho việc học tiếng Trung
Hoa
Các thủ tục theo Giáo luật trước khi kết hôn:
1-
Các chủ chăn phải giúp các đôi hôn phối thấu hiểu về ý nghĩa hôn nhân Kitô
giáo và về vai trò của người phối ngẫu cũng như của bậc ch mẹ Kitô giáo (Giáo
luật điều 1063 §1)
2-
Phải rao hôn phối, và phải hoàn tất công việc điều tra hôn phối trước
khi kết hôn. Sau khi tuân hành kỹ lưỡng những điều đó, Cha Sở mới có thể
tiến hành việc chứng giám hôn phối (Điều 1067)
Ngoài ra để tiến hành việc
kết hôn chị và bạn chị phải theo những thủ tục này:
a-
Xin phép chuẩn của bản quyền địa phương, trong đơn xin chuẩn phải có cam
kết:
1.
Bên công giáo phải tuyên bố sẵn sàng xa tránh mọi nguy cơ làm tổn thất Ðức
Tin, và hứa thành thật sẽ làm hết mọi sự có thể để con cái được rửa tội và
giáo dục trong Giáo Hội công giáo.
2.
Vào lúc thuận lợi, phải cho bên kia biết những lời hứa mà người công giáo
phải giữ, để chính họ được thực sự ý thức về lời hứa và bổn phận của bên
công giáo.
3. Cả
hai bên phải được giáo huấn về các mục đích và đặc tính cốt yếu của hôn phối,
và không bên nào được loại bỏ các điều ấy. (Điều 1125)
b- Nghi thức cử hành hôn
nhân cho dầu là hôn nhân khác đạo:
1-
Hôn phối chỉ hữu hiệu nếu được kết lập trước mặt Bản Quyền sở tại
hoặc Cha Sở, hoặc một tư tế hay phó tế được các vị ấy ủy nhiệm chứng hôn, và
trước mặt hai người làm chứng.
2-
Người chứng hôn chỉ được hiểu là người hiện diện để đòi hỏi hai bên
kết ước bày tỏ sự ưng thuận và, nhân danh Giáo Hội, đón nhận sự bày tỏ ấy. (Điều
1108)
c- Về nơi cử hành nghi thức hôn phối:
Hôn
phối giữa một bên công giáo và một bên không rửa tội có thể được cử hành
trong nhà thờ hay tại một nơi khác xứng đáng. (Điều 1118§3)
Tuy
nhiên: “Nếu có những khó khăn trầm trọng cản trở việc tuân giữ thể thức giáo
luật, thì Bản Quyền sở tại của bên công giáo có quyền chuẩn thể thức giáo
luật cho từng trường hợp; tuy nhiên, ngài phải tham khảo Bản Quyền sở tại
nơi cử hành hôn phối, và để hôn phối hữu hiệu, phải giữ một hình thức cử
hành công khai nào đó. Hội Ðồng Giám Mục có thẩm quyền ấn định các quy luật
để việc miễn chuẩn nói trên được ban cấp theo một tiêu chuẩn đồng nhất” (Điều
1127 § 2).
Tuy
nhiên chị có thể trực tiếp đến cha xứ của chị để xin ngài chỉ dẫn và giúp đỡ
chị, bởi có những trường hợp mang tính đặc thù, thì chỉ có vị chủ chăn nơi
đó mới có thể giải quyết được.
Thân
ái chào chị |