Kính thưa cha, con đã quên không hỏi cha. Khi con còn trẻ, vì con
thực sự không biết rõ về Giáo Lý Hội Thánh cho lắm nên con đã
đi phá thai 1 lần, và con đã đi xưng tội rồi, nhưng con đã không
biết là vướng vào tội vạ tuyệt thông. Vậy thưa cha, con có cần
phải đi xưng tội này một lần nữa không? Và những lần con rước
lễ là con đã phạm sự thánh phải không cha? Con cũng như tất cả
anh chị em, con không rành lắm về giáo lý, chỉ mỗi tuần chúa
nhật đi lễ và đọc kinh sáng tối thôi, còn về giáo lý thì
chúng con rất mơ hồ. Cúi xin cha giải thích cho con và xin cho
con biết con phải làm gì để được ơn tha thứ của Chúa. Con chân
thành cám ơn cha, xin chúa và Mẹ maria ban nhiều hồng ân cho cha.
Kim Anh |
Đáp:
1- Tự
bản chất, việc phá thai là một trọng tội luôn kem theo bản án là vạ tuyệt
thông. Dù biết hay không biết, phạm tội phá thai là đương nhiên bị vạ tuyệt
thông. Vạ tuyệt thông nầy được gọi là vạ tiền kết
2- Khi
đi xưng tội, cha giải tội có trách nhiệm sẽ thông báo cho chị biết chị bị
vạ. Tội sẽ không được tha khi vạ chưa được giải. Vì vậy cha giải tội sẽ
không thể nào tha tội cho chị được nếu ngài chưa giải vạ cho chị.
3- Ai
có quyền giải vạ tuyệt thông vì phạm tội phá thai? Thưa, thông thường chỉ
có Đấng bản quyền địa phương, mới có thẩm quyền giải vạ nầy.
Vì
thế, Theo Giáo luật điều 1357§1“lúc
ban bí tích, cha giải tội có thể tha ở tòa trong vạ tuyệt thông tiền kết hay
vạ cấm chế tiền kết chưa được tuyên bố, nếu hối nhân cảm thấy khổ sở khi
phải sống trong tình trạng tội trọng suốt thời gian cần thiết để bề trên có
thẩm quyền định liệu” Và Khi ban sự xá giải, cha giải tội phải buộc hối
nhân, nếu không tuân thì sẽ mắc vạ lại, phải thượng cầu trong vòng một tháng
lên Bề Trên có thẩm quyền hay một linh mục có năng quyền, và phải theo quyết
định của Ngài; tạm thời, cha giải tội phải ra việc đền tội tương xứng và,
nếu cần, đòi sửa chữa gương xấu và thiệt hại. Sự thượng cầu có thể được thực
hiện qua cha giải tội, những không nói tên của hối nhân. (Điều 1357§ 2). Có
nghĩa là cha giải tội sẽ thông báo cho chị biết là chị phải xin giải vạ lên
bề trên có thẩm quyền (cha giải tội sẽ chỉ cho chị biết bề trên có thẩm
quyền đó là ai), việc thượng cầu nầy phải được thực hiện trong vòng một
tháng, kể từ ngày chị xưng tội phá thai, nếu sau một tháng chị không thực
hiện yêu cầu này, chị sẽ mắc vạ trở lại, cũng có nghĩa tội không được tha.
Nếu chị thấy vì hoàn cảnh, chị khó thực hiện được, chị có thể xin cha giải
tội giúp đỡ, tức là ngài sẽ xin giải vạ lên bề trên có thẩm quyền thay cho
chị, hoặc ngài, vì lòng thương xót, tình nguyện thượng cầu bề trên thay cho
chị, đương nhiên cha giải tội buộc phải giữ kín không đượuc tiết lộ danh
tánh của hối nhân. Trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót 2016, ĐTC Phanxicô
đã quyết định ban cho tất cả các linh mục “được giải vạ và giải tội phá
thai cho những ai đã phạm tội này mà ăn năn xin ơn tha thứ”.
3- Nếu chị đã đi xưng
tội, đã xưng thú tội phá thai với cha giải tội, cha giải tội đã ra việc đền
tội và ban bí tích giải tội cho chị, và ngài cũng không dạy bảo gì thêm, thì
chị yên tâm. Phải được hiểu là chị đã được cha giải tội tha vạ và tha tội
cho chị, chị đã không phạm sự thánh khi chị rước lễ, bởi cha giải tội khi
nghe chị xưng tội phá thai, thì đương nhiên ngài phải biết ngài phải làm gì
với tội phá thai này.
4- Nếu chị vẫn áy náy
lương tâm chị có thể tìm gặp bất cứ linh mục nào, trình bày cho ngài hoàn
cảnh của chị, ngài sẽ giúp chị tìm lại sự bình an trong tâm hồn.
Chúc
chị an vui |