Giải Đáp và Hướng Dẫn: 
Trung tâm tư vấn sức khỏe

VỀ NGƯỜI CÔNG GIÁO CÓ ĐƯỢC PHÉP GIẢI PHẪU THẨM MỸ KHÔNG?

Kính thưa cha, chị em chúng con đang có ư đinh đi phẫu thuật thẩm mỹ làm đẹp. Nhưng xin cho con hỏi, người công giáo có được phép giải phẫu thẩm mỹ không?

 

TRẢ LỜI 

Giáo huấn Giáo hội cho tới nay không đưa ra một chỉ dẫn cụ thể về vấn đề người công giáo có được phép giải phẫu thẩm mỹ hay không. Tuy nhiên, chúng ta phải phân định rơ ràng trước khi quyết định có nên giải phẫu thẩm mỹ hay không. 

Trước tiên chúng ta cần luu ư: Việc giải phẫu thẩm mỹ không phải là việc chữa bệnh. Trên tạp chí Annals of Surgery, bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ John Davis đă đưa ra sự phân biệt như sau:Sự khác biệt giữa một ca mổ bụng và ca mổ làm phẳng những nếp nhăn trên mặt là ǵ? Ca mổ bụng rất cần thiết cho sức khỏe của bệnh nhân, c̣n ca mổ làm đẹp th́ không thiết yếu mà chỉ là một kỹ thuật trang hoàng”. Do đó có thể nói rằng phẫu thuật làm đẹp không thuộc phạm trù của y khoa. Cũng cần lưu ư ở đây để phân biệt giải phẫu chỉnh h́nh (reconstructive surgery) giúp tái tạo những cơ phận bị tổn thương ở bệnh nhân là một can thiệp y khoa. Giải phẫu thẩm mỹ có mục tiêu đơn giản là làm đẹp, trong khi mục tiêu của y khoa là pḥng ngừa bệnh tật, giảm đau, chăm sóc bệnh nhân, cứu người. Môt bác sĩ thẩm mỹ danh tiếng , bác sĩ C. Siebert,  viết như sau: “Thật kinh ngạc khi chúng ta được mổ xẻ trên những người b́nh thường. Ư tưởng được mổ trên người hoàn toàn b́nh thường quả là một đặc quyền khó tin”.  

Đă là phẫu thuật chắc chắn có tai biến, tai nạn nhất định, điều này là không thể tránh khỏi, khó lường trước và phụ thuộc rất nhiều yếu tố như kinh nghiệm của phẫu thuật viên, kỹ thuật có được thực hiện hoàn hảo hay không bởi nếu kỹ thuật không được thực hiện hoàn hảo có thể động chạm làm tổn thương những tổ chức xung quanh như mạch máu, thần kinh... rách mạch máu có thể gây chảy máu ồ ạt, thậm chí đe dọa tính mạng của người làm giải phẫu thẩm mỹ. PGS.TS Lê Hành, Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tạo h́nh Thẩm mỹ Việt Nam đă lên tiếng: “Trong ngành y th́ tai biến, biến chứng chắc chắn sẽ xảy ra, nếu một bác sĩ nào đó nói rằng không bao giờ gây ra biến chứng cho người bệnh th́ có 2 việc một là anh nói láo hai là anh không làm ǵ cả”. 

V́ thế việc giải phẫu thẩm mỹ cũng có nguy cơ dẫn tới tử vong, do do xét theo luân lư của Giáo Hội, trong một góc độ nào đó có thể coi việc đi giải phẫu thẩm mỹ là tự đặt ḿnh vào nguy cơ tử vong, đây là một lỗi nặng, bởi không ai được phép dặt mạng sống ḿnh vào sự nguy hiểm đến tính mạng ngoài việc bảo vê công ich. Giáo ly Hội Thánh Công giáo dạy: “Mỗi người chịu trách nhiệm về sự sống của ḿnh trước mặt Thiên Chúa là Đấng đă ban sự sống cho ḿnh. Chính Ngài vẫn là Chủ tể tối thượng của sự sống. Chúng ta buộc phải đón nhận sự sống với ḷng biết ơn và ǵn giữ sự sống để tôn vinh Ngài và để cứu độ linh hồn chúng ta. Chúng ta là những người quản lư chứ không phải những ông chủ của sự sống mà Thiên Chúa đă trao phó cho chúng ta. Chúng ta không có quyền định đoạt về sự sống” (Sách GLHTCG số: 2280). “Điều răn thứ năm cũng cấm làm một điều ǵ với ư hướng gây chết người cách gián tiếp. “Luật luân lư cấm đặt một người nào đó vào chỗ nguy tử nếu không có lư do nghiêm trọng” (Sách GLHTCG số 2269). 

V́ vậy, chúng ta phải suy nghĩ cẩn trọng trước khi đi giải phẫu thẩm mỹ, xem việc làm đẹp của chúng ta có nguy hiểm đến tính mạng hay không. Và nói như một nhà tu đức: Trước khi đưa ra một quyết định giải phẫu thẩm mỹ nên hỏi ư Chúa, thánh Phêrô đă khuyên nhủ chúng ta:       “Mọi âu lo, hăy trút cả cho Người, v́ Người chăm sóc anh em” (1P 5, 7). Tuy nhiên trên hết mọi sự chúng ta hăy lo làm đẹp tâm hồn, Thánh Phêrô đă khuyên  nhủ: “Ước chi vẻ duyên dáng của chị em không hệ tại cái mă bên ngoài như kết tóc, đeo ṿng vàng, hay ăn mặc xa hoa;4 nhưng là con người nội tâm thầm kín, với đồ trang sức không bao giờ hư hỏng là tính thuỳ mị, hiền hoà: đó chính là điều quư giá trước mặt Thiên Chúa”” (1P 3, 3-4). 

Thân ái