Giải Đáp và Hướng Dẫn: 
Trung tâm tư vấn sức khỏe

NHỮNG CÂU HỎI TỔNG HỢP Y KHOA

Câu hỏi 1- Chất xơ và công dụng của chúng

Xin bác sĩ nói về chất xơ và công dụng của chúng.

Cảm ơn bác sĩ

Nguyễn Kim

Thưa ông Kim

Vai trò của chất xơ ( fiber ) đối với sức khỏe con người chỉ mới được khám phá từ mấy chục năm gần đây. Tuy nhiên, dân chúng đã biết đến và dùng thức ăn có nhiều chất xơ từ lâu.

Vào khoảng năm 460 đến 360 TTC, thủy tổ của nền y học phương Tây Hippocrates đã nói tới công dụng của chất xơ. Từ nhiều ngàn năm, các vị tu hành Phật  giáo bên ta và các nước Á Châu đã đạo hạnh ăn chay với thực phẩm thực vật từ và các ngài có sức khỏe rất tốt. Ngoài ra, thực phẩm chính yếu của trâu, bò, ngựa là cỏ và lúa mà thành phần căn bản đều có chất xơ.

 Định nghĩa

Chất xơ là một hỗn hợp carbohydrates nằm trong màng tế bào của thực vật. Có nhiều loại chất xơ như cellulose, gum, mucilage, pectin, lignin. Các chất này đều không được tiêu hóa và có rất ít giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên khi ăn vào thì chất xơ có vài tác dụng tốt như:

 -Khi vào miệng, chất xơ cần được nhai lâu nên nó kích thích nước miếng tiết ra nhiều;

-Tới bao tử và ruột non, chất xơ trì hoãn sự tiêu hóa thực phẩm và sự hấp thụ chất bổ dưỡng nên tạo ra cảm giác no;

-Trong ruột già, chất xơ là môi trường tốt cho các vi sinh vật dễ lên men, hút nhiều nước khiến phân mềm, to và được đào thải ra ngoài mau hơn

 

Câu hỏi hai: Dấu hiệu của cơn về cơn đau tim

Xin bác sĩ nói qua về dấu hiệu của cơn về cơn đau tim, vì chúng tôi cần biết.

 Cảm ơn bác sĩ

Nguyễn Loan

Thưa ông Loan

Cơn Đau Thắt Ngực là xảy ra khi tim không được cung cấp đầy đủ dưỡng khí.

Đau như co thắt phần ngực sau xương ức, lan lên cổ, hàm, má, bả vai, cánh tay. Bệnh nhân cũng bị buồn nôn, ói, chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, da nhợt nhạt.

Đau thắt ngực thường xảy ra khi ta leo lên một ngọn đồi hoặc bước những bậc cầu thang lên lầu, khi đi trong gió lạnh, mang vật nặng, cào lá, làm vườn, xúc tuyết, đôi khi cả trong lúc hấp dẫn giao hợp hoặc trong giây phút thịnh nộ, lo âu. Cũng có trường hợp đang ngủ, cơn đau xuất hiện đánh thức nạn nhân bừng dậy ôm ngực nhăn nhó.

Cơn đau kéo dài không quá 10 phút và hầu như chấm dứt khi ta ngưng hoạt động đã gây ra đau hoặc đặt dưới lưỡi một viên nitroglycerin.

Nếu cơn đau xảy ra lần đầu, nên cho bác sĩ hay ngay để được hướng dẫn theo dõi, điều trị. Nếu cơn đau liên tiếp xảy ra thì phải kêu xe cấp cứu y tế.

Câu hỏi ba: Nhu cầu cận tử

Thưa bác sĩ,

Xin ông cho độc giả biết thế nào là nhu cầu cận tử và xin bác sĩ kể ra những trường hợp cụ thể.

Cảm ơn bác sĩ

Nguyễn Đạt

Thưa ông Đạt,

...Cận-Tử là thời gian lão đang dần dần bước tới ngưỡng cửa Tử Biệt, của sự “dùng dằng nửa ở nửa đi”..Mà dùng dằng thì còn đôi chút quyến luyến, tiếc rẻ, nấn ná, cố kéo dài một it thời gian với cuộc đời. Nấn ná vì lão vẫn không tin rằng lão chỉ còn dăm tháng để hít thở không khí trần gian, để được gần gũi người vợ hiền, bầy con cháu. Và bạn bè quyến thuộc gần xa...

 

Khi được thầy thuốc cho hay bệnh đang đi vào giai đoạn cuối thì lão có những tâm trạng khác nhau.

Lão ngạc nhiên không tin chuyện đó có thể xẩy ra cho lão. Lão hốt hoảng kêu lên “ Chắc là có sự lầm lẫn nào đây. Ðâu có phải là mình nhỉ”!?. Lão cho rằng bệnh nhân giường bên kia ra đi sớm mới phải vì đương sự gầy gò ốm yếu, suốt ngày ho sù sụ, luôn luôn thở dốc, chứ lão đâu đã đến nỗi gì. Ðây cũng là phản ứng tự nhiên của nhiều người chứ chẳng riêng gì lão. Tự nhiên vì sắp mất tất cả mọi sự trên đời thì ai chẳng ít nhiều tuyệt vọng, đau khổ, bất mãn...

 Nhưng mỗi lần gặp mặt, thấy ông thầy thuốc nghiêm nghị hơn, dè dặt hơn thì lão linh cảm là đúng. Ðôi lúc lão cũng đã ấm ức trách vị lương y vì chẳng chịu khó tìm kiếm phương thức thần diệu hơn để chữa cho mình.

Rồi lão cầu nguyện, mặc cả điều đình với đấng thiêng liêng giúp lão, cứu lão ra khỏi cơn bạo bệnh này, với lời hứa là từ nay sẽ sống đàng hoàng hơn, điều độ hơn.

Câu hỏi 4: Phòng ngừa khi bị té ngã

Xin bác sĩ nói qua về những trường hợp thường xuyên một con người thường hay bị té ngã và chỉ cho chúng tôi cách phòng ngừa.

Cma3 ơn bác sĩ.

Ngô thị Thuy

Trả lời

Thưa bà, sau đây là những cách để Làm sao đối phó với té ngã?

 Khi bị té ngã, hãy bình tĩnh đối phó.

Nếu thấy rằng ta có thể bị thương ở chân hay xương sống thì không nên cố ngồi dậy. Bị thương tích ở cột sống mà cử động có thể ảnh hưởng tới não tủy, hậu quả sẽ trầm tọng hơn. Ta nên nằm yên rồi kêu giúp đỡ.

Trái lại, nếu không có đau đớn ở cơ thể, ta có thể cố ngồi dậy theo cách sau đây:

a- Nếu té nằm ngửa, hãy chuyển sang thế nằm sấp bằng cách sau: quay mặt về phía định lăn, đầu gối và khuỷu tay hướng về phía đối nghịch, rồi đồng thời chuyển chúng qua thân mình về phía mà mình định lăn

b- Khi đã nằm sấp rồi, dùng bàn tay và đầu gối để nhổm người lên, bò tới phía trước một cái ghế ở gần  đâu đó.

3- Đặt bàn tay lên mặt ghế, ngả người xuống để thân mình được tay chống đỡ.

4- Co đầu gối nào mạnh, dùng bàn chân phía đó đẩy người nhổm lên, đầu gối bên kia chống dưới sàn, quay nhẹ người rồi ngồi xuống ghế. Sau khi nghỉ thở một lúc ta sẽ kêu cấp cứu.

Ðể tránh té ngã, ta nên cho bác sĩ hay những cơn chóng mặt, mất thăng bằng đã xẩy ra. Bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân rồi điều trị; nên đi khám tai khám mắt theo định kỳ để nghe nhìn tinh tường; dùng thuốc theo lời dặn và không dung chung thuốc với rượu hoặc tiêu thụ quá nhiều rượu.