|
VỀ TUỔI THỌ CÂU 1: Thưa bác sĩ, Độc giả chúng tôi thường bàn tán với nhau là tuổi thọ của loài người ngày một gia tăng. Xin bác sĩ cho biết việc này có quan trọng không và có ảnh hưởng ǵ tới sức khỏe của đương sự không? Bà Kim Chi Thưa bà Chi, Ta thấy tuổi thọ con người đă tăng đáng kể trong hơn trăm năm qua. Chừng nửa thế kỷ nữa, Hoa Kỳ sẽ có khoảng 75 triệu người trên 65 tuổi trong tổng số trên dưới ba trăm triệu dân. Tại các quốc gia khác, số người cao tuổi cũng tăng theo cùng nhịp độ. Đó là thành qủa những g lâu, loài người lại phải đối phó với những khó khăn mới gây ra do môi trường cũng như do thói quen, những bệnh nan y. Con người đă ư thức được vấn nạn đó và đang ứng phó rất hiệu nghiệm, tài t́nh. Do sự tăng gia số, người cao tuổi sẽ có nhiều mầu sắc mới, sinh hoạt mới trong gia đ́nh, xă hội. Những người trên 70 tuổi sẽ có nhiều việc để bận rộn trong khoảng thời gian trên dưới 30 năm c̣n lại của cuộc đời. Sẽ có nhiều người, 70, 80 tuổi c̣n đi làm, hoặc đi học để cập nhật kiến thức. Tỷ lệ lăo niên nữ sẽ cao hơn nam v́ sống lâu hơn. Sẽ có nhiều cặp nhân t́nh đầu bạc sống chung để nương tựa, đầm ấm với nhau. Sẽ có nhiều trường hợp con cái dọn về ở với cha mẹ già để các cụ bớt đơn côi. Kỹ nghê phục vụ nhu cầu người cao tuổi sẽ phát triển mạnh. Hăng du lịch sẽ phát triển mạnh để thảo măn nhu cầu người già. Đồng thời, khối cử tri của người cao tuổi sẽ có ảnh hưởng nhiều tới các vấn đề trọng yếu của quốc gia. Người già sẽ lấy lại được sự trân trọng như trong thời kỳ nữ hoàng Anh Quốc Victoria xưa kia. Và trong tương lai, khoa học nghiên cứu sẽ hướng nhiều vào việc “tăng đời sống cho năm tháng chứ không chỉ tăng năm tháng cho cuộc đời” (adding life to years, not just adding years to life). Để nhân loại sống trong thế kỷ thứ hai mươi mốt với tinh thần “Sống lâu, Sức khoẻ, mọi vẻ mọi hay”. Đó sẽ là những chén rượu Kim Tương, những trái Bàn Đào mà chúng ta mong đợi. BS Nguyễn Ư-Đức
CÂU HỎI 2: VỀ SƠ CỨU KIẾN CẮN Thưa bác sĩ, Tôi thường hay bị kiến cắn.Xin BS chỉ cách cấp cứu sơ khởi. Cảm ơn. Lê Minh Đảo Thưa ông Đảo Nơi bị kiến cắn, một vùng da màu đỏ ngứa xuất hiện rồi 24 giờ sau nổi lên mấy bóng nước tinh khiết, chuyển dần sang đục có mủ. Sau vài ngày, mụn mủ vỡ, vẩy mọc ra và vết thương lành. Tuy nhiên đôi khi kiến lửa đốt cũng gây tra phản ứng tổng quát với ngứa toàn thân, khó thở, giảm huyết áp và cần được điều trị cấp cứu. Ngay sau kiến đốt, chườm túi nước đá trên vết thương khoảng 15 phút cho bớt sưng, ngứa. Nếu cảm thấy choáng váng, mệt th́ cho bác sỹ hay ngay.. Xin bác sĩ nói về bộ xương sống cho mọi người biết rơ hơn về cấu tạo của bộ xương sống của con người. Nguyễn Văn Ngân. Thưa ông Ngân, Ôn lại bài học về môn cơ thể, ta thấy bộ xương sống là cái đà dọc chính giữa để toàn thân treo vào đó: các bộ phận, mô, ngực, bụng ... Bẩy đốt xương cổ, 12 đốt xương ngực, 5 đốt xương lưng, 9 đốt xương hông xếp chồng chất lên nhau qua những đĩa đệm, và được giữ trong vị trí ngay thẳng bằng hệ thống cơ thịt, giây chằng và gân bền chắc, dẻo dai. Hai bên cạnh đốt xương, có một cái nghạnh rỗng ở giữa, tất cả tạo thành một cái ống trong đó nằm dây thần kinh tuỷ sống. Từ đó, mệnh lệnh cho toàn thân được phát ra và mang cảm giác, kích thích ngoại cảnh được đưa về năo. Bẩy đốt xương cổ c̣n thêm nhiệm vụ che chở cho sự lưu thông của máu lên nuôi năo bộ qua hai động mạch cảnh và hai động mạch xương sống.
CÂU 3: VỀ NẤC CỤT
Xin bác sĩ nói về nấc cụt. Lê Khánh Toàn Trả lời. Nấc cụt (hiccups) xẩy ra khi hoành cách mô co lại không tùy ư kèm theo sự đóng cũng không tự ư của thanh môn (glottis), chỗ mở ở sau miệng đưa tới cuống họng. Đóng thanh môn ngăn không khí chạy vào cuống họng và gây ra âm thanh đặc
CÂU 4: NGHỆ THUẬT SUY NGHĨ Suy nghĩ là một nghệ thuật lớn nhất. Người suy nghĩ biết rằng hôm nay người đó ở đâu mà nơi đó sự suy nghĩ đă đưa đi và rằng đương sự đă xây dựng tương lai bằng giá trị của những suy tư. Quư vị thừa nhận quyền uy của tự kiểm soát tâm trạng và quyết định điều ǵ sẽ vào lănh vực tinh thần của quư vị; quư vị tự ḿnh suy nghĩ, xem xét các chứng cớ, t́m sự thực và xây dựng tương lai trên đó. Quư vị tạo ra các chương tŕnh cho mục đích của quư vị, rồi thực hiện chúng. Quư vị biết trước rằng mọi sự bắt đầu bằng ư nghĩ và sức mạnh sáng tạo của suy nghĩ là lớn nhất. Quư vị nh́n với mọi sự chú ư, t́m ra các dữ liệu chẳng khác chi ánh sáng soi vào bóng tối. Quư vị cởi mở, quan sát, phân tích, nghiên cứu, đặt câu hỏi để t́m ra cách giải quyết vấn đề. Quư vị cho rằng trí nhớ của ḿnh là một cơ xưởng và sản xuất ra chất liệu thô, các sự việc và dữ kiện mà tứ đó các ư kiến được thành h́nh. Quư vị suy nghĩ cả khách quan và chủ quan; thu lượm sức mạnh tinh thần ở cả hai giới đó; lấy sức mạnh tinh thần cá từ thế giới bên ngoài và tâm hồn bên trong. Quư vị dùng sức mạnh ma thuật của tiềm thức để ra lệnh sức mạnh đó xuất hiện trong khi quư vị ngủ;quư vị thừa hiểu rằng ư nghĩ giống như một loại cây, lớn lên cả đêm lẫn ngày. Quư vị học các luật bù trừ và hậu quả của nó và cố gắng hoạt động ḥa nhịp với chúng. Quư vị giải quyết các vấn đề với cả trực giác và lư luận; dùng ánh sáng của tưởng tượng để sáng tạo và tinh thần chỉ trích để phán xét và kiểm tra với mọi sự đúng đắn. Quư vị tránh suy luận một chiều và gửi tâm trí ra mọi hướng để nới rộng tầm hiểu biết. Quư vị cố gắng phát triển một tâm hồn trưởng thành mà không mất nét giản dị của trẻ thơ. Quư vị tạo ra các ư nghĩ với moi sự khiêm nhường mà biết rằng đằng sau các ư kiến tự cho là của ḿnh thực ra của nhiều người, Quư vị nhận ra rằng ḿnh ở sức sáng tạo nhất khi ư nghĩ sáng tạo nhất; khi quư vị cởi mở với các sức mạnh cao hơn của tâm trí và linh hồn. Quư vị thực hành quyền lực mà Thượng Đế trao cho để lựa hướng đi và ảnh hưởng tới số phận của ḿnh và cố gắng quyết định một cách khôn ngoan và tốt./.
CÂU 5: DA KHÔ NGƯỜI CAO TUỔI Xin bác sĩ nói về da ở nguồi cao tuổi hay bị khô và ngứa nhất là về mùa lạnh.Cảm ơn ông. Vi Văn Ninh Thưa ông Ninh Cũng như mọi người, ở người cao tuổi, sự bài tiết mồ hôi giảm v́ những tuyến mồ hôi, tuyến nhờn giảm hoặc kém hiệu năng. Do đó da trở nên khô, ngứa, nhất là về mùa lạnh. Nguyên nhân là do dưới lớp b́ và biểu b́ là một lớp mô mỏng chứa nhiều chất mỡ để chống sự thất thoát nhiệt độ cơ thể. Ở người cao tuổi, lớp mỡ này mất đi, nhất là ở mu bàn tay, mặt và gan bàn chân. Các cảm giác ngoài da cũng kém, nhất là cảm giác đau. V́ thế người cao tuổi hay bị phỏng ở bàn chân. Số lượng những mạch máu nhỏ dưới da của người cao tuổi cũng ít hơn, cho nên người ǵa chịu đựng độ lạnh kém người trẻ. Khi nhiệt độ giảm dưới mức an toàn, người già có thể bị lạnh cóng.
CÂU 6: VỀ THAY ĐỔI Ở NĂO Xin bác sĩ cho biết những thay đổi ở năo sẽ diễn ra như thế nào? Trà Minh Thưa bà Trà Minh Nặng chừng 1, 5 kí lô, năo bộ của người trưởng thành là một khối mềm như bột gạo ướt với cả ngàn tỷ tế bào thần kinh mầu xám nhạt. Mỗi tế bào thần kinh nối kết với nhau theo nhiều cách, tạo ra một mạng lưới có tác dụng sinh học rộng lớn để điều ḥa mọi sinh hoạt của cơ thể. Sanh ra, ta có số tế bào thần kinh nhất định, không tăng hay tái tạo, nhưng lại mất dần với niên kỷ. Mỗi ngày có từ 50,000 tới 100,000 tế bào chết đi ở những vũng năo khác nhau. Cho tới tuổi 65 th́ hầu như 1/10 tổng số tế bào thần kinh sẽ bị tiêu hủy vĩnh viễn, không được thay thế. Câu hỏi thường được đặt ra là tế bào mất tới mức độ nào th́ sẽ gây ra sự thay đổi các chức năng của năo? Có nhận xét khoa học cho là, khi một tế bào thần kinh chết đi th́ tế bào kế cận sẽ phát ra một hệ thống nối tiếp mới, để hoạt động thay thế tế bào đă mất. Nhờ đó năo vẫn hoạt động đều hoà cho tới khi con người đi vào khâu tử, ngoại trừ khi năo mang thêm những tổn thất gây ra do bệnh tật, thương tích. Khi hóa già, có những thay đổi sau đây: a-Cuống năo. Cuống năo chịu một phần trách nhiệm trong việc điều hoà nhịp thở của phổi, nhịp đập của tim, sự đi đứng, ngủ nghỉ. Tế bào cuống năo ít bị tiêu hao, ngoại trừ ở phần kiểm soát sự ngủ. Do đó người cao tuổi thường hay có khó khăn khi ngủ, nghỉ. b- Tiểu năo. Tiểu năo điều khiển tư thế, tác phong con người, như đi, đứng, ngồi, chạy, bằng cách kiểm soát chức năng của cơ thịt, gân, khớp xương. Tiểu năo đặt một giới hạn cho các động tác cơ thể. Khi về già, tế bào tiểu năo bị tổn thất rất nhiều, nên người cao tuổi mất thăng bằng khi đi đứng, cử động khó khăn, đôi khi không phối hợp nhịp nhàng với nhau được. c-Thông năo. Thông năo nằm sâu trong năo bộ, kiểm soát và điều hoà một phần cảm xúc như sợ hăi, tức giận; một số khả năng ngửi mùi vị, nghe âm thanh; điều hoà thân nhiệt, huyết áp. Thông năo thay đổi rất ít với tuổi cao. d-Hệ viền. Bộ phận chính của hệ viền (limbic system) là hải mă (hippocampus), có nhiệm vụ quan trọng trong việc ghi nhận trí nhớ, nhất là chuyển trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Ngoài ra hệ viền c̣n điều ḥa khứu giác, khả năng học hỏi, cảm xúc vui, sợ, giận dữ. Hệ viền bị ảnh hưởng rất nhiều v́ tuổi cao. Tại vài nơi của hệ viền, có tới 30% tế bào mất đi, gây trở ngại cho sự học cũng như ghi nhận trí nhớ. e- Năo. Năo là hai khối h́nh bán cầu, mà phần chính là vỏ năo với 75% tổng số tế bào thần kinh. Vỏ năo được chia làm nhiều vùng với nhiệm vụ riêng biệt cũng như chịu những tổn thất khác nhau v́ sự hóa già.Vùng kiểm soát cử động mất từ 20 tới 50%; vùng thị giác mất 50%, vùng thính giác mất 30-40%; vùng trí nhớ hầu như không bị thất thoát ǵ. Ngoài ra, với tuổi cao, máu đưa tới năo bộ giảm, dưỡng khí và chất dinh dưỡng ít đi. Năo thay đổi h́nh dáng, có nhiều hóa chất có mầu như lipofuscin được tạo ra, bám vào tế bào năo, gây ra một số trở ngại cho nhiều chức năng cuả hệ thần kinh. Nhưng nói chung, năo là cơ quan duy nhất trong cơ thể mà khi về già vẫn tiếp tục cải tiến, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, sự khéo léo, sức sáng tạo, sự xét đoán, độ nhậy cảm và sự khôn ngoan của con người.
CÂU 7: THAY ĐỔI TÍNH MIỄN DỊCH Chúng tôi được biết là tính miễn dịch của con người có thể bảo vệ cơ thể được. Xin bác sĩ nói thêm về sự thay đổi này. Cảm ơn bác sĩ. Bạch Đăng Thái Thưa ông Thái, Khi sanh ra, con người đă được tạo hoá ban cho những hệ thống pḥng thủ chống lại bệnh tật, trong đó có khả năng miễn dịch. Khả năng này được thực hiện qua hai loại bạch huyết cầu T-cells, B-cells. Chúng tạo ra kháng thể đặc biệt để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh đó trong tương lai. Chúng cũng rất công hiệu trong việc tiêu diệt tế bào ung thư. Lúc mới sanh, các huyết cầu này được tuyến ức (Thymus) nằm sau xương ức sản xuất, huấn luyện để chống tác nhân gây bệnh. Đáng tiếc là tuyến thoái hóa với thời gian. Sau đó th́ các huyết cầu miễn dịch sẽ được tủy sống, các hạch và lá lách sản xuất. Nhưng v́ không được sự điều khiển, huấn luyện của tuyến ức nên chức năng pḥng vệ cơ thể kém phần hiệu nghiệm. Người già do đó dễ bị các bệnh nhiễm trùng cũng như ung thư. Tử biệt Có nghiều người lo lắng đến cả lúc chết. Vậy th́ xin bác sĩ tả rơ tâm trạng của người sắp chết sẽ ra sao? Nguyễn văn Tam. ...Lăo Tam được Trời ban cho tuổi thọ gần bát tuần. Ông tương đối vẫn mạnh khỏe, không bệnh kinh niên, không phải dùng thuốc ǵ, ngay cả Tam Tinh Hải Cẩu hoặc nhân sâm, cao hổ cốt.. Nhưng từ nửa năm nay, lăo thấy sức khỏe mỗi ngày mỗi giảm. Lăo không c̣n sinh lực như mấy năm trước. Lăo không quan tâm tới mọi sự chung quanh, đôi khi muốn xa lánh mọi người. Khẩu vị giảm, nhai nuốt khó khăn và ông thấy thực phẩm là không cần thiết. Ông rất sợ khi người thân ép uống súp, ăn thịt, chỉ sợ nghẹn, ói. Có những ngày ông ngủ li b́, như để tiết kiệm sinh lực cho những chức năng quan trọng. Ông bồn chồn trong ḷng, nằm ngồi không yên như nhớ như quên điều ǵ muốn làm muốn thôi, muốn nhắc nhở vợ con. Rồi thở dài, ngán ngẫm. Vào đêm khuya vắng, ông dường như thấy cha mẹ ông xuất hiện đâu đây, ân cần nói chuyện với ông. Có lúc ông lên kinh, chân tay co giựt, hàm cứng lại. Giá có ai bóp tay bóp chân cho ḿnh lúc này nhỉ!. Ông thấy nhịp tim chậm dần, nhẹ hơn. Hơi thở đôi khi như hụt và nông. Tuần hoàn kém, thân ông giá lạnh v́ thiếu máu. Da ông xanh nhợt. Năo thiếu oxy nên ông hay choáng váng mày mặt, kèm theo những cơn nhức đầu kéo dài khó chịu. Ngượng ngùng hơn là nhiều lần ông không kềm hăm được đại tiểu tiện, bài tiết trên giường. Người toát ra mùi hôi; nước miếng hoen khóe mép, đóng cặn. Xương thịt, nội tạng ông đôi khi đau nhức, nhưng không kéo dài lâu. Ông nhớ có người nói, cận tử th́ cơ thể tiết ra vài hóa chất giúp giảm sự đau, sự quằn quại khi mô bào, bộ phận bước vào giai đoạn đau đớn của sự chết( agony phase of death). Các bộ phận trong h́nh hài ông ngưng dần, bộ phận nọ tiếp nối bộ phận kia như những quân bài domino đè lên nhau mà ngả xuống. Ông mỉm cười chờ đợi. Một ngày đẹp trời nào đó, mắt ông sẽ mờ dần, đồng tử mở rộng nhưng bất động, để đón nhận thêm nhiều ánh sáng. Không gian sao tối dần, như Victor Hugo than phiền “ Tôi chỉ thấy bóng tối” hoặc Emily Dickinson “...sương mù đang bao phủ quanh tôi”. Bắt chước Goeth, ông kêu lên “ Light! more light”, cho tôi thêm ánh sáng !. Để lần cuối nh́n thấy cuộc đời. Rồi ông lịm dần, lịm dần. Chỉ trong vài giờ, cơ thịt ông co cứng, giá lạnh, xanh lợt. Rồi vài chục giờ sau, cơ thể ông mềm, mô bào tự hủy hoại v́ hóa chất tiết ra, rồi thoái rữa v́ đám vi khuẩn trong ruột già ruột non đua nhau lan tràn khắp chốn. Rồi thân xác này sẽ được chôn cất dưới ḷng đất xâu. Cát bụi lại về cát bụi. Ông nhớ là cách đây vài tháng, khi linh cảm rằng sẽ đi xa, ông đă làm di chúc. Xin đừng móc dây móc máy vào người tôi khi tôi hấp hối. Cho phép tôi ra đi lành lặn như khi tôi tới. Trên giấy tờ hộ tịch sẽ được ghi tôi chết v́ natural cause, rất tự nhiên, điều mà nhiều người mong ước. Và xin cảm ơn mọi người đă chăm sóc tôi, đă quan tâm tới “những nhu cầu cận tử” nhu cầu của người trên ngưỡng cửa tử vong”. Lăo Tam đă sẵn sàng ra đi. Như Thomas Edison reo lên Bên kia thế giới sao mà đẹp “It is beautifull over there”! Và b́nh thản đợi chờ như nhà văn lăo thành MặcThu viết nhân chuyến “tiễn đưa” nhà văn Mai Thảo. “Sân ga một đám đứng chờ tàu, Toàn bạn già xưa biết mặt nhau. Tàu chật, có người lên được trước; Chậm chân, kẻ đợi chuyến tàu sau. Một đi là chẳng quay đầu lại, Áo trắng trên người đủ kín thân. Ra đi giống thuở ai vừa đến, Tàu suốt trăm năm chỉ một lần. Sân ga thấp thoáng bóng người già, Họ sẵn sàng về cơi thật xa. H́nh như trong đám những người đó Có cả người đưa, có cả ta. Bác sĩ Nguyễn Ư-ĐỨC
CÂU 8: TỤC LỆ ĂN TRẦU
Xin bác sĩ nói về ảnh hưởng của tục ăn trầu ở nhiều quốc gia. Cảm ơn bác sĩ. Nguyễn Văn Việt. Thưa ông Việt, Các cụ ăn trầu với một ư niệm giản dị làm cho sạch miệng, chắc răng, đỏ môi và ăn ngon miệng. Trầu cũng có nhiều công dụng trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Lá hơ nóng, đắp lên rốn để trị đau bụng, no hơi, ợ chua và sôi bụng. Ṿ nát lá, bọc trong túi vải, nhúng nước sôi rất tốt trong việc đánh gió trừ cảm mạo, ho thời tiết. Nấu lá làm nước tắm để trị ghẻ ngứa, rôm sẩy cũng là môn thuốc cổ truyền của nhiều mẹ già Bắc Việt. Nước lá trầu ngậm trong miệng có thể làm giảm nguy cơ viêm răng lợi, nhờ hóa chất polyphenol tiêu diệt được vi khuẩn. Y học Ấn Độ coi trầu có tác dụng trợ tim, lợi tiểu và hơi có công dụng kích dục, gây hưng phấn cũng như gây nghiền. Trầu là phải có Cau. Cau có vài chất tannin và alkaloid. Theo kinh nghiệm Đông y, cau có tính chất thông đại trường, hạ khí, được các cụ dùng để trị chướng khí, tả hạ, sát trùng. Hạt cau được cho uống để trừ giun sán v́ hóa chất trong hạt làm tê liệt hệ thần kinh các kư sinh trùng.Vỏ cau lợi tiểu dùng để trị thủy thũng. Nhai trầu cần kèm thêm miếng vỏ cây đay, mang vị chan chát ḥa nhập với một chút vôi tôi để lâu hơi nồng. Sự phối hợp mang lại bài thuốc trị liệu giản dị nhưng hiệu nghiệm. Nhiều người ngoại quốc tới Việt Nam thuở xưa đều ngạc nhiên thấy các bà mẹ quê của chúng ta rất ít bị hư răng. Nhờ các bà mẹ luôn luôn nhai trầu. Như bầy trẻ nhai suynh gôm bây giờ. Nhưng ăn trầu cũng có vài rủi ro. Nhiều vôi có thể làm niêm mạc miệng phỏng; nước trầu nồng khiến vị giác kém tinh vi không phân biệt được hương vị thực phẩm; tuyến nước miếng, niêm mạc miệng và cuống họng bị kích thích và có thể gây ung thư. Vấn đề ung thư mới đây đă được xác định. Tháng 8-2003, giới chức Y tế Liên Hiệp Quốc đă công bố kết quả một nghiên cứu về tục ăn trầu này. Theo đó, ăn trầu vẫn rất thịnh hành ở các quốc gia Đông Nam Á Châu, dân tỵ nạn tại Anh, Bắc Mỹ và Úc Châu. Điểm đặc biệt là giới trẻ lại cũng bắt đầu nhai trầu. Lư do được họ nêu ra là để giúp tập trung, giảm buồn chán vô công rồi nghề, giảm cảm giác đói, thích vị cay cay của trầu, làm hơi thở thơm hơn, có vẻ trưởng thành. Theo WHO, tại các quốc gia Đông Nam Á, nhai trầu cau là thói quen đứng hàng thứ tư sau thuốc lá, rượu và caffeine. Kết quả nghiên cứu xác định là ăn trầu với cau đưa tới ung thư miệng, cuống họng. Cũng theo báo cáo, mỗi năm trên thế giới có 390.000 trường hợp ung thư miệng th́ 228.000 xẩy ra ở Đông Nam Á. Ngoài ra, ăn xong miếng trầu, không có ống phóng, các bà mẹ chất phác của ta rất vô tư-tự nhiên, quay ra nhổ đánh toẹt một băi quết trầu xuống nền nhà trơn bóng. Vừa mất thẩm mỹ vừa gây khó chịu cho khách bàng quan. Bác sĩ Nguyễn Ư Đức |