NĂM LINH MỤC |
Thứ năm Tuần thánh 2010 – Năm Linh mục: “Nếu ngươi chịu trở về với ta…” |
“Nếu ngươi chịu trở về với ta…”
Lời kêu gọi hoán cải đối với các mục tử
1/ Trước khi được gọi trở thành tiên tri, Giêrêmia đã là một tư tế ở Annatôt. Ông đã trải qua cơn khủng hoảng về ơn gọi và cũng chính vì thế, ông đã có cơ hội quí giá để “xác định lại ơn gọi của mình”, nói rõ hơn, trong lúc lao đao tưởng ngã gục, ông đã được Thiên Chúa mời gọi hoán cải, quay trở về với Ngài như là điều kiện thiết yếu để ông tìm lại đâu là ý nghĩa, đâu là nền tảng, đâu là sức sống và sức mạnh cho đời sống ơn gọi của mình. 2/ Điều đáng kể là, Giêrêmia đã sống tất cả cơn khủng hoảng đó trong cuộc đối thoại hết sức tâm tình và thẳng thắn với Chúa. Nói khác đi, ông đưa cuộc khủng hoảng của ông vào trong lời cầu nguyện, không ngần ngại thưa lên với Chúa tất cả cảm nghiệm của mình trong đời sống ơn gọi. 3/ Vậy cơn khủng hoảng đó như thế nào? – Một đàng ông cố gắng hết lòng phụng sự Chúa, làm theo lời Chúa, sống tốt lành, ngay chính nhưng đàng khác ông lại thấy chính việc phục vụ Chúa, làm theo lời Chúa chẳng những không được gì, không thấy đâu là hạnh phúc, là niềm vui, trái lại, còn chuốc lấy những tủi nhục cay đắng (Gr 15, 11-18). Chính vì thế ông đã dám nói với Chúa điều mà quả thực không ai dám nói: (Gr 15, 17-18) “Chúa đã dụ dỗ con… vì lời Chúa mà con đây bị sỉ nhục và chế diễu suốt ngày (Gr 20, 7-9)! 4/ Câu trả lời của Chúa cho Giêrêmia rất thẳng thắn, ngắn gọn nhưng nói lên tất cả tấm lòng của Ngài: “Nếu Ta đưa ngươi về mà ngươi chịu trở về thì ngươi sẽ được đứng trước nhan Ta và nếu từ những điều xấu xa ô nhục mà ngươi rút ra điều cao quí, thì người sẽ nên như miệng Ta” (Gr 15,19). Nói khác đi, Chúa chỉ xin ông một điều: hãy hoán cải, hãy quay về với Ngài thì ông sẽ tìm lại được tất cả. B. Lời kêu gọi hoán cải dành cho các mục tử trong Tân Ước: thư gửi cho các Hội Thánh trong sách Khải Huyền 1/ Lời kêu gọi hoán cải đối với hàng tư tế lại vang lên một cách đặc biệt trong Tân Ước, trong sách Khải Huyền của Gioan. Quả thực, lời kêu gọi hoán cải trong sách Khải Huyền mang ý nghĩa đặc biệt đối với tất cả chúng ta, phó tế, linh mục, giám mục vì trước hết đó là lời kêu gọi nhắm đến các mục tử trong Giáo Hội, và hơn nữa, đòi hỏi hoán cải mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo tình trạng cụ thể, thực tế của mỗi mục tử trong cộng đoàn của mình. Chúng ta thử điểm lại một số những đòi hỏi hoán cải nêu lên trong thư gửi các Hội Thánh trong sách Khải Huyền. 2/ Thư gửi Hội Thánh Êphêsô: “Ta trách ngươi về điều này: ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu. Vậy hãy nhớ lại ngươi đã rơi từ đâu xuống…”. Lời kêu gọi hoán cải ở đây đồng nghĩa với việc tìm lại tình yêu, tìm lại nhiệt tình thuở ban đầu, không để cho đời sống mục tử của mình bị cùn nhụt vì thời gian hay vì bất cứ điều gì khác.
3/
Thư gửi Hội Thánh
4/
Thư gửi Hội Thánh
5/ Kết luận : – Trong sách Giêrêmia cũng như trong Khải Huyền, Lời Chúa ngỏ với chúng ta, những mục tử của Chúa, thật như lưỡi gươm sắc bén – vừa ghi khắc những gì tốt đẹp mà các mục tử đã làm cho đoàn chiên, ngay cả những hy sinh, cố gắng âm thầm. Nhưng đồng thời xuyên thấu tất cả con người và đời sống chúng ta, không ngại đụng chạm và phơi trần ngay cả những vết thương đau đớn nhất. – Nhưng sở dĩ Chúa ngỏ lời như thế với hàng tư tế, với các mục tử của Người cũng là vì yêu thương mà thôi. Vì thương mà nhắc nhở, răn đe, khiển trách: “Phần Ta, mọi kẻ Ta yêu mến thì Ta răn bảo dạy dỗ. Vậy hãy nhiệt thành và hối cải ăn năn.” – Nếu Thiên Chúa đã chọn các mục tử thì phải chăng Ngài chỉ mong chúng ta mang lấy chính tâm hồn mục tử của Chúa: một trái tim nhiệt thành yêu mến, một cuộc đời hoàn toàn cho đoàn chiên và vì đoàn chiên, để đoàn chiên được sống và sống dồi dào. – Chính vì tâm hồn mục tử đó mà Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta, ngược lại, chỉ mong muốn chúng ta quay trở về với Ngài, đặt hy vọng vào Ngài. Ngay cả khi tâm hồn chúng ta đã ra chai cứng, đã hoàn toàn đóng kín, thì Ngài ở đó, vẫn kiên nhẫn gõ vào cánh cửa tâm hồn chúng ta. “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa thì Ta sẽ vào nhà người ấy và sẽ dùng bữa với người ấy” (Kh 3,20). + Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Giám mục giáo phận Đà Lạt
Gm Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
|
Nguồn: hdgmvietnam.org/ |