GIA ĐÌNH TẬN HIẾN ĐỒNG CÔNG
MIỀN XÓM MỚI

 

ĐỀ TÀI HỌC HỎI VỀ TẬN HIẾN MIỀN XÓM MỚI


 

Ignatiô Maria Vũ Thành Quan, CMC

 Theo Thánh Louis-Marie de Montfort

1.        Thành thực sùng kính Đức Mẹ là gì?

-       Thành thực sùng kính Đức Mẹ tức là dâng mình cho Đức Mẹ. Việc dâng mình này, nếu hoàn hảo, sẽ gọi là Tận Hiến hoặc Nô Lệ Tình yêu của Mẹ.

2.        Tận Hiến cho Đức Mẹ căn cứ vào nền tảng nào?

-Tận Hiến cho Đức Mẹ căn cứ vào những việc Chúa làm nơi Đức Mẹ, đó là đặt Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa và nhờ Mẹ cộng tác vào việc cứu chuộc loài người.

3. Chúa có cần phải nhờ đến tạo vật nào không?

- Tuyệt đối mà nói thì Chúa không cần nhờ đến tạo vật nào để thể hiện việc cứu chuộc, nhưng Chúa đã muốn Đức Mẹ trở nên Mầu Nhiệm Tình Yêu và Ân Sủng đối với chúng ta.

4. Đức Mẹ là Thiên Chúa thế nào?

-Nơi Chúa Giêsu, bản tính loài người kết hợp với bản tính Thiên Chúa trong một ngôi vị là ngôi Thiên Chúa. Đức Mẹ đã thông truyền bản tính loài người cho Chúa Giêsu, mà Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nên Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.

5. Quyền thế và sự thánh thiện của Đức Mẹ thế nào?

- Quyền thế và sự thánh thiện của Đức Mẹ thật cao cả, vượt trên các thiên thần và các thánh cộng lại. Đó là một phép lạ siêu việt trong lãnh vực tự nhiên, ân sủng và vinh quang.

6. Có thể gọi Đức Mẹ là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc không?

- Có thể gọi Mẹ là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, vì Mẹ là Evà mới bên Adong mới là Chúa Giêsu.

7. Mẹ đã làm gì để Đồng Công Cứu Chuộc loài người?

- Mẹ đã cưu mang, nuôi dưỡng, và hiến dâng Chúa Giêsu làm của lễ đền tội, đồng thời, chính Mẹ cũng hiến dâng thân mình cùng với Chúa Giêsu để làm lễ hy sinh cho ta.

8. Đức Mẹ có phải là Mẹ thật chúng ta không?

- Đức Mẹ là Mẹ thật chúng ta, vì Người là mẹ sự sống ân sủng, khi bằng lòng nhận làm Mẹ Chúa Giêsu, cũng là Mẹ của Nhiệm Thể Chúa Kitô.

9. Đức Mẹ đã thể hiện chức vụ làm Mẹ Nhiệm Thể Chúa Kitô thế nào?

- Mẹ đã thể hiện chức vụ ấy bằng cách phân phát ơn Hiện Sủng qua việc bầu cử và ơn Thánh Sủng qua các Bí Tích, vì Mẹ là Mẹ Thương Xót và là Đấng Trung Gian các ơn Thiên Chúa.

10. Tại sao Đức Mẹ là Nữ Vương của chúng ta?

- Mẹ là Nữ Vương của chúng ta, vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, là Đấng Đồng Công cứu chuộc, là Đấng trung gian, và là Đấng cao cả vượt trên mọi tạo vật.

11. Việc sùng kính Đức Mẹ có cần thiết cho chúng ta không?

- Sùng kính Đức Mẹ thật cần thiết cho việc rỗi linh hồn, cho việc nên thánh và trong giờ lâm tử của chúng ta.

12. Sùng kính Đức Mẹ cần cho việc nên thánh thế nào?

- Sùng kính Đức Mẹ cần cho việc nên thánh vì hai lý do:

1.     chỉ mình Mẹ là được ơn nghĩa với Chúa mà không nhờ tạo vật nào khác. Còn chúng ta được ơn nào là nhờ Đức Mẹ hết cả.

2.     Chỉ mình Mẹ kéo được Chúa Thánh Thần ngự vào linh hồn. khi Chúa Thánh thần thấy Đức Mẹ trong linh hồn nào, thì Người liền đến ngự trị nơi linh hồn ấy.

13. Thế nào là thành thực sùng kính Mẹ?

- Thành thực sùng kính Mẹ là yêu mến chúc tụng Mẹ vì các đặc ân Chúa đã ban cho Mẹ; là tận tình biết ơn Mẹ vì các ơn Người ban; là hoàn toàn tín nhiệm vào Mẹ khi gặp gian nan, thiếu thốn. Tóm lại, là hoàn toàn tận hiến cho Mẹ.

14. Tận hiến cho Mẹ nghĩa là gì?

- Tận hiến cho Mẹ là hiến dâng cho Mẹ cách tình nguyện và sống tùy thuộc vào Mẹ hoàn toàn.

15. Chúng ta tận hiến cho Mẹ những gì?

- Là tận hiến cho Mẹ trót mình ta: hồn xác, tài năng, mọi tư tưởng ước muốn, mọi ngôn ngữ hành động trong ngoài ta, xin Mẹ làm chủ điều khiển ta theo ý Mẹ.

16. Hiểu thế nào về chữ “trót mình ta” trong việc tận hiến?

- Trót mình ta là chính bản thân, và hết mọi sự mình có và sẽ có trong bậc tự nhiên, ân sủng, nghĩa là cả giá trị các việc lành ta làm nữa.

17. Tận hiến cho Mẹ như vậy, chúng ta có thiệt hại gì không?

- Không. Không bao giờ Chúa Giêsu và Mẹ Maria lại chịu thua lòng quảng đại của chúng ta. Trái lại, các Ngài sẽ xử đối với chúng ta rất rộng rãi đời này và đời sau, trong lãnh vực tự nhiên cũng như trong lãnh vực ân sủng.

18. Làm việc nhờ Mẹ nghĩa là gì?

- Làm việc nhờ Mẹ nghĩa là từ bỏ lòng muốn và ý hướng hư hỏng của mình để hoàn toàn theo ý muốn của Đức Mẹ.

19. Để làm việc nhờ Mẹ, ta cần có nhân đức nào?

- Để làm mọi việc nhờ Mẹ, chúng ta cần phải có lòng khiêm nhựng, không tin tưởng ở mình, mà chỉ tin nhờ nơi Đức Mẹ.

20. Làm việc với Mẹ nghĩa là gì?

- Làm việc với Mẹ nghĩa là vâng theo lời Đức Mẹ chỉ bảo với tấm lòng sốt sắng, vui tươi.

21. Để làm việc với Mẹ, ta cần có nhân đức nào?

- Để làm việc với Mẹ, ta phải biết kiềm chế các đam mê xấu, và cố gắng chăm sóc đời sống nội tâm phong phú.

22. Làm việc trong Mẹ nghĩa là gì?

- Làm việc trong Mẹ nghĩa là ẩn mình trong Mẹ để được bình an, và được Mẹ biến hóa nên giống Chúa Giêsu

23. Để làm việc trong Mẹ, ta cần có nhân đức nào?

- Để làm việc trong Mẹ, ta cần có lòng mến, đến mức sẵn lòng hy sinh cả mạng sống vì Chúa.

24. Làm việc vì Mẹ nghĩa là gì?

- Làm việc vì Mẹ nghĩa là chỉ làm việc cho vinh danh Đức Mẹ.

25. Để làm việc vì Mẹ, ta cần có nhân đức nào?

- Để làm việc vì Mẹ, ta cần có ý ngay lành và lòng tin yêu trong     các việc ta làm.

26. Mục đích chính của việc tận hiến là gì?

- Mục đích chính của việc tận hiến, là làm cho nước Chúa trị đến dễ dàng và mau chóng.

27. Mục đích phụ của việc tận hiến là gì?

- Mục đích phụ của việc tận hiến là:

1.     Tôn kính và bắt chước Chúa Giêsu đã tùng phục Đức Mẹ.

2.     Tạ ơn Chúa vì các đặc ân đã ban cho Mẹ.

3.     Tôn vinh uy quyền và tình thương của Mẹ dành cho ta.

28. Tận hiến cho Mẹ là cách sùng kính cao trọng vì những lý do nào?

- Tận hiến cao trọng vì:

1.     Làm sáng danh Chúa hơn.

2.     Thánh hóa các linh hồn.

3.     Mưu ích cho tha nhân.

29. Tại sao tận hiến lại làm sáng danh Chúa hơn?

- Tận Hiến làm sáng danh Chúa hơn vì:

1.     Giúp ta phụng sự Chúa cách hoàn hảo.

2.     Giúp ta theo đường lối Chúa Ba Ngôi và học đức khiêm nhường của Chúa Giêsu.

3.     Giúp ta chăm chỉ làm sáng danh Chúa.

30. Tận hiến giúp ta phụng sự Chúa cách hoàn hảo thế nào?

- Tận hiến giúp ta phụng sự Chúa cách hoàn hảo, vì ta phụng sự Chúa nhờ Đức Mẹ. Vì thế, ta vẫn phụng sự Chúa cả những lúc quên lãng, miễn là ta không cố tình rút lại lời tận hiến.

31. Tận hiến giúp ta theo đường lối Chúa Ba Ngôi và học gương khiêm nhường của Chúa Giêsu thế nào?

- Tận hiến giúp ta nhờ Mẹ mà đến cùng Chúa, như Chúa đã nhờ Mẹ mà đến cùng chúng ta. Tận hiến giúp chúng ta học gương khiêm nhường của Chúa Giêsu khi tùy thuộc đức Mẹ suốt 30 năm.

32. Tận hiến giúp ta làm sáng danh Chúa thế nào?

- Tận hiến giúp ta làm sáng danh Chúa, vì ta được tiêm nhiễm mọi ý tưởng, tình cảm của Đức Mẹ, Đấng làm sáng danh Chúa hoàn hảo hơn hết.

33. Tại sao tận hiến lại có sức thánh hóa các linh hồn hơn?

- Tận hiến có sức thánh hóa các linh hồn hơn vì:

a)     Được Đức Mẹ săn sóc.

b)     Giúp linh hồn kết hợp mật thiết với Cháu Giêsu.

c)     Ban cho linh hồn được tự do.

d)     Bảo đảm ơn bền đỗ.

34. Linh hồn tận hiến được Đức Mẹ săn sóc như thế nào?

- Linh hồn tận hiến được Đức Mẹ luôn ở bên với tất cả tấm lòng yêu dấu, thiết tha và quảng đại.

35. Đức Mẹ luôn luôn ở bên linh hồn tận hiến như thế nào?

- Đức Mẹ luôn luôn ở bên linh hồn tận hiến, bằng cách:

1.     Yêu thương linh hồn ấy.

2.     Hướng dẫn linh hồn trên con đường thánh thiện.

3.     không để cho linh hồn thiếu thốn một ơn nào hồn, xác.

4.     Che chở linh hồn khi chiến đấu với kẻ thù thiêng liêng.

5.     Bầu cử và tô điểm mọi việc lành cho linh hồn trước tòa Chúa.

36. Tại sao việc tận hiến giúp linh hồn kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu?

- Vì tận hiến là con đường tắt, chắc chắn, dễ dàng và trọn hảo trong việc kết hớp với Chúa Giêsu.

37. Tại sao tận hiến là con đường tắt?

- Vì nhờ tận hiến mà chúng ta có thể lập được nhiều công phúc trong một thời gian rất ngắn.

38. Tại sao tận hiến là con đường chắc chắn?

- Vì nhờ tận hiến mà chúng ta không sợ lầm lạc và sa vào cảm bẫy của kẻ thù.

39. Tại sao tận hiến là con đường dễ dàng?

- Vì con đường này ít khi gặp chướng ngại to tát; mà nếu có chướng ngại đi nữa thì nhờ Đức Mẹ, ta sẽ lướt qua dễ dàng.

40. Tại sao tận hiến là  con đường trọn hảo?

- vì con đường này được trang bị bằng công nghiệp và nhân đức của Chúa Giêsu và Đức Maria.

41. Việc tận hiến làm cho linh hồn tự do thế nào?

- Việc tận hiến làm cho linh hồn tự do vì:

1.     Làm cho linh hồn khỏi lo lắng, bối rối.

2.     Làm cho linh hồn được tự do tin tưởng vào Cha trên trời.

3.     Làm cho linh hồn yêu mến và thảo hiếu với Mẹ Maria.

42. Tận hiến bảo đảm ơn bền đỗ thế nào?

- Tận hiến bảo đảm ơn bền đỗ vì: dựa vào lòng trung thành của Đức Mẹ; cậy nhờ vào quyền thế và tình thương của Đức Mẹ.

43. Tại sao tận hiến lại mưu ích cho tha nhân hơn?

- Tận hiến mưu ích cho tha nhân hơn vì, khi tận hiến, chúng ta đã nhờ Đức Mẹ để nhường lại cho người khác giá trị đền tội và cầu xin của các việc ta làm.

44. Thực hiện việc tận hiến bề ngoài theo điều lệ GĐTHĐC là gì?

-Hằng ngày đọc lại kinh tận hiến.

-Năng than thở: “Giêsu Maria Giuse con yêu mến, xin cứu rỗi các linh hồn”.

- hằng ngày đọc 50 kinh Mân Côi.

-Thiết lập bàn thờ tôn kính Chúa, Đức Mẹ và thánh Cả Giuse xứng đáng.

- Tôn sùng Thánh Thể đặc biệt.

- Đọc và suy niệm lời Chúa.

45. Sống tận hiến bề trong theo điều lệ GĐTHĐC là gì?

- Là sống lệ thuộc vào Đức Mẹ như Chúa Hài Nhi xưa đã lệ thuộc vào Đức Mẹ.

- Sống với Chúa và Đức Mẹ như một trẻ thơ trong mọi việc làm hằng ngày cũng như trong mọi bến cố thường gặp.

- Biết tin cậy, yêu mến, phó thác vào Chúa và Đức Mẹ.

- Trước khi làm việc gì cũng cố gắng cậy nhờ Mẹ, làm vì yêu Chúa và Đức Mẹ.

46. Với tha nhân, điều lệ GĐTHĐC dạy ta thế nào?

- Điều lệ GĐTHĐC dạy ta cố gắng luyện tập:

1. Sống hiền từ, tha thứ, nhịn nhục với mọi người, nhất là những người sống trong gia đình mình.

2. Sống khiêm tốn, bác ái và quảng đại với tha nhân.

47. Với Giáo Hội, điều lệ GĐTHĐC dạy ta thế nào?

- Điều lệ GĐTHĐC dạy ta:

1.     Tôn kính, yêu mến và trung thành với Đức Thánh Cha và Giáo Hội Công Giáo Rôma.

2.     Vâng phục và hiệp nhất với các vị chủ chăn trong giáo xứ mình.

48. Điều lệ GĐTHĐC nói gì về nhiệm vụ của cha mẹ với việc tận hiến gia đình?

- Điều lệ GĐTHĐC khuyên cha mẹ cố liệu cho gia đình mình được tận hiến cho Đức Mẹ vào các dịp lễ kính Đức Mẹ hay ngày nào thuận tiện cho gia đình, theo bản kinh có sẵn và nếu được, thì trước sự chứng kiến của linh mục hay tu sĩ Dòng.

49. Điều lệ GĐTHĐC khuyên các cha mẹ thế nào?

- Điều lệ GĐTHĐC khuyên các cha mẹ tích cực sống ơn gọi cha mẹ kitô hữu, sống chứng tá tình yêu Thiên Chúa, nêu gương sáng và nỗ lực giáo dục con cái về phương diện đức tin và nhân bản.

50. Điều lệ GĐTHĐC nói gì về quyền lợi các thành viên?

- Những người thuộc GĐTHĐC sẽ được hưởng các ơn ích thiêng liêng, là thông phần – khi còn sống cũng như lúc qua đời – các thánh lễ, các việc lành, các lời cầu nguyện của mọi linh mục, tu sĩ Dòng và mọi thành viên trong GĐTHĐC.

Năm 2008