BÀI 9 ĐỐI PHÓ VỚI THÁI ĐỘ HIẾU CHIẾN
“Nếu phải làm việc chung với những người có bản tính nóng nảy, hiếu thắng, bạn phải cư xử hết sức thận trọng”.
Để đối phó với những người trong giao tiếp lúc nào cũng tỏ vẻ hiếu thắng, lấn lướt người đối diện, bạn phải: 1. Hiểu tại sao họ lại có hành vi như vậy. Chủ yếu họ muốn mình lúc nào cũng đúng. Họ muốn khống chế người khác, mình phải luôn luôn là người thắng cuộc. 2. Hãy cho phép họ xã Xupáp ngay khi bắt đầu. Cứ bình tĩnh cho họ “nỗ” khoảng mấy phút “nỗ” xong họ sẽ dịu lại. 3. Đừng ngăn họ lại bằng những câu nói đổ thêm dầu vào lửa “Bình tĩnh nào” Bạn không nên có hành vi như vậy” Đừng vô lý như thế. 4. Giữ thái độ điềm tĩnh. Hãy tách cảm xúc của bạn ra khỏi “ngọn lửa” trước mặt. 5. Thừa nhận đối phương có lý: “Phải công nhận tình hình như anh nói quả đúng bực thật” hay nói: “Thật không may chuyện như vậy lại xảy ra. “Hãy biểu lộ sự thông cảm, chứ không phải đồng ý với thái độ của họ”. Nói ngắn gọn “Anh cứ nói tiếp đi tôi đang lắng nghe đây” còn gì nữa không ? 6. Đừng sử dụng những câu sáo ngữ, rỗng tếch. Nghĩa là đừng làm ra vẽ ta đây khôn hơn đối phương. * Tập trung mối quan tâm chính. Tìm hiểu tại sao đối phương lại nổi nóng như vậy. * Hỏi “cái gì” và “như thế nào” theo anh chị bây giờ chúng ta nên làm gì ? “Theo anh chị thì chúng ta giải quyết vấn đề này như thế nào ?” Sau đó chờ đối phương trả lời. Sự im lặng sẽ làm cho đối phương trấn tĩnh trở lại. * Không đưa ra lời khuyên gì hết, trừ khi chính đối phương yêu cầu. * Đặt ra giới hạn. Nếu đối phương vẫn tiếp tục cư xử một cách thô lỗ – chữi bới – văng tục, múa tay múa chân. Theo kiểu đe dọa – hãy khẳng định rằng bạn không thể chấp nhận cách cư xử như thế. “Nếu anh muốn tôi tiếp tục lắng nghe, tôi yêu cầu anh không được có lời lẽ nhục mạ như thế…. Nào…anh nói rằng cô ta không thể cung cấp thông tin về dự án cho anh chứ gì ?”. Hãy tạo cơ hội cho đối phương bình tĩnh lại bằng cách khéo léo lái họ trở lại nội dung chính. * Có thái độ dứt khoát – ôn hòa nhưng kiên quyết. - Khi đối phương phản ứng theo kiểu bùng nổ. Bạn nên sử dụng phương pháp sau: + Nâng cao lòng tự trọng của họ. + Ngưng nói chuyện trong giây lát, cho đối phương nguội lại, chỉ cần nói “Chúng ta tạm ngưng ở đây nhé ! Tôi sẽ suy nghĩ kỹ hơn về quan điểm của anh”.
* Xác định ngòi nổ: Phần lớn nhiều người nổi nóng lên chỉ vì một câu nói thiếu tế nhị hay có tính cách mỉa mai – châm chọc. Là cấp quản lý, bạn không nên sử dụng những lời nói như vậy. Sau đây là 3 gợi ý: * Không nên dùng kiểu bắn trả: - Không nên nói mỉa mai như là một vũ khí tấn công. - Nếu có ai “bắn trả” hãy nhìn thẳng vào họ, ngưng một vài giây. Sau đó lặp lại lời “nhận xét” của họ nhưng không kèm theo giọng điệu mỉa mai và hỏi họ ý muốn gì ? * Chứng tỏ cho đối phương thấy là bạn thành thật muốn hiểu đầu đuôi vấn đề: khi một người tỏ vẻ nóng nảy, hãy tỏ ra quan tâm: “Thật ra đó là chuyện gì vậy ? tôi đang nghe anh nói đây… tôi muốn hiểu đầu đuôi vụ việc là gì ?”. Điều này tạo cho đối phương cảm giác là họ đã thắng thế và họ sẽ tuôn ra những ấm ức của mình và bạn sẽ không cần nói gì cả. * Giám sát thái độ hung hăng của nhân viên. Nếu nhân viên tiếp tục có những biểu hiện hung hăng như thế và càng ngày càng tệ hơn, hãy nghĩ đến việc đưa họ đi học một khóa kiềm chế sự nóng giận hay một chương trình hỗ trợ nhân viên nào đó. Không nên có thái độ hay lời nói đe dọa họ nhưng cũng đừng xem thường những đe dọa của họ. |