HIỆP NHẤT |
P.K.M,CMC |
“Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau”.(Ep 4, 3) “Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo”. (Cl 3, 14) I. TẦM QUAN TRỌNG + Hiệp nhất quan trong đến nỗi Tân Ước chú ý đến nhiều hơn cả thiên đàng hoả ngục. Ước muốn sâu xa của Thiên Chúa là chúng ta cảm nghiệm được sự nên một và hoà hợp với nhau. + Hiệp nhất là linh hồn của sự hiệp thông. Phá huỷ hiệp nhất là móc quả tim ra khỏi thân thể Đức Kitô. Hiệp nhất là bản chất, là cốt lõi, cách thức Thiên Chúa dự định để chúng ta cảm nghiệm một đời sống chung trong Hội Thánh, hội đoàn, gia đình. + Mô hình tuyệt vời của sự hiệp nhất nên một là Chúa Ba Ngôi. Chính Thiên Chúa là mẫu gương cao cả nhất của một tình yêu hy sinh, khiêm tốn, biêt coi trọng ngưới khác và hòa hớp nên một. + Như các bậc cha mẹ, Cha chúng ta trên trời cũng vui mừng khi thấy con cái Ngài sống hòa thuận với nhau. Vào những giờ phút cuối đời trước khi bị bắt, Đức Giêsutha thiết cầu nguyện cho sự hiệp nhất (Ga 17, 20 – 23). Chính sự hiệp nhất của chúng ta là điều quan trọng nhất trong tâm trí của Đức Giêsu vào những giờ phút hấp hối ấy. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của vấn đề. II. NHỮNG LỜI KHUYÊN CỦA KINH THÁNH 1. Nhắm điểm chung, không nhắm những khác biệt. Thánh Phaolô nói: “Vậy chúng ta hay theo đuổi những gì đem lại bình an và những gì xây dựng cho nhau”.(Rm 14, 19) + Những điểm chung: chung một niềm tin, là con cái của Thiên Chúa, là thân thể Chúa Kitô, cùng một mục đích, một đức tin, một tình yêu …(Rm 10, 12; 12, 4 – 5; 1 Cr 1, 10; 8,6; 12,13; Ep 4,4; 5,5; Pl 2,2) - Hãy nhớ rằng Thiên Chúa đã chọn chúng ta chứ không phải chúng ta chọn cho nên chúng ta phải biết quí trọng – vì lợi ích của hiệp nhất đừng bao giờ để cho những khác biệt chia rẽ chúng ta. - Điều quan trong nhất là hãy học yêu thương nhau như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta. + Tránh những khác biệt Tránh tập trung vào cá tính, sở thích, lối giải thích, phong cách sống, phương pháp riêng (cá nhân, từ những điểm này chia rẽ luôn xẩy ra). Thánh Phaolô tha thiết khuyên điều này: “Thưa anh em, nhân danh Đức Giêsu kitô Chúa chúng ta, tôi khuyên anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hòa thuận, một lòng một ý với nhau.”(1Cr 1, 10) 2. Phải thực tế với những ước muốn của bạn. Bonhoffer nói: “Ai yêu mơ ước của mình cho cộng đoàn nhiều hơn chính cộng đoàn mình đang sống, sẽ là người phá hoại cộng đoàn kitô hữu của mình… Nếu chúng ta không biết tạ ơn mỗi ngày về các mỗi liên hệ trong gia đình Đức Kitô, trong đó chúng ta được đặt vào, cả khi chẳng có một kinh nghiệm lớn lao nào, chẳng có sự phong phú nào được khám phá, nhưng chỉ toàn yếu đuối, yếu đức tin và khó khăn; rồi nếu ngược lại, chúng ta cứ tiếp tục than phiền…, thì chính chúng ta lại cản trở Thiên Chúa, không để Người làm cho mối tương quan hiệp thông của chúng ta lớn lên”. 3. Hãy khích lệ hơn là phê bình. Khi phê phán những gì một người anh em cùng tin khác đang làm trong đức tin và niềm xác tín chân thành, bạn đang xen vào công việc của Thiên Chúa. “Bạn là ai mà xét đoán người nhà của người khác? Nó đứng hay nó ngã, đó là việc của chủ nó. Nhưng nó sẽ đứng, vì Chúa có khả năng làm cho nó đứng”.(Rm 14, 4) Thánh Phaolô thêm rằng, chúng ta không được xét xử hoặc xem thường các tín hữu khác vì những xác tín của họ không giống với chúng ta. “Thế mà bạn, sao bạn lại xét đoán người anh em? Quả thế, tất cả chúng ta sẽ phải ra trước tòa Thiên Chúa” (Rm 1,10) Hễ khi nào tôi xét đoán một anh chị em nào, có bốn điều sẽ xẩy ra ngay lúc ấy: ¬ Tôi mất tương quan với Thiên Chúa ¬ Tôi tỏ ra kiêu ngạo và bất an ¬ Tôi tự đặt mình để bị Thiên Chúa xét xử ¬ Tôi làm nguy hại đến sự hiệp thông của Giáo Hội v Phê phán đoán xét là một thói xấu đắt giá. 4. Từ chối nghe những lời nói hành. Chúng ta biết nói hành nói xấu là sai, nhưng nguyên việc nghe nó, chúng ta cũng không nên nếu chúng ta muốn bảo vệ đức yêu thương. Nghe lời nói hành nói xấu cũng như nhận đồ ăn cắp, và việc đó chúng ta trở nên tội phạm. Nếu bạn nghe nói hành, Thiên Chúa sẽ nói bạn là người gây xáo trộn: “Phường gian ác để tâm nghe những lời bất chính, quân lừa đảo lắng tai nghe những chuyện hại người.”(Cn 17, 4) “Họ là những kẻ gây chia rẽ, sống theo tính tự nhiên, không có Thần Khí”(Giuda 1, 19). Thánh Phaolô khuyến cáo những người hay nói hành nói xấu là những người “cắn xé nhau” và phá hoại sự hiệp nhất. (Gl 5, 15) 5. Thực hành cách giải quyết xung đột. Đức Giêsu đã cho Giáo Hội một tiến trình đơn giản gồm ba bước: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh sẽ đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hay ba nhân chứng. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh”. (Mt 18, 15 – 17a) Khi xung đột, bạn rất dễ bị cám dỗ phàn nàn với người thứ ba hơn là can đảm nói sự thật trong yêu thương với người mà anh đang khó chịu. Điều này làm cho vấn đề trở nên xấu hơn. 6. Hãy nâng đỡ chủ chăn và người lãnh đạo của bạn. Chúng ta bảo vệ sự hiệp nhất khi chúng ta kính trọng và yêu thương những người lãnh đạo và phục vụ chúng ta. Chúng ta được mời gọi, “Thưa anh em, chúng tôi xin anh em hãy quí trọng những ai đang vất vả vì anh em, để lãnh đạo anh em nhân danh Chúa và khuyên bảo anh em. Hãy lấy tình bác ái mà hết lòng tôn kính những người ấy vì công việc họ làm” (1Tx 5, 12 – 13a). |
|