Đoàn sủng Thánh – cho những thành viên sống giữa đời

 

I. Thời Tông Đồ Giáo Dân.

Trong thởi đại chúng ta, người giáo dân đóng vai tṛ chủ đạo trong sứ mệnh loan báo Tin mừng và tân phúc âm hóa. Qua các đặc sủng của họ, họ tích cực loan báo tin mừng cho toàn thể thế giới qua con đường đối thoại bằng đời sống, mang sứ điệp tin mừng đến khắp mọi nơi. Một số phong trào Giáo hội đă liên kết chặt chẽ với các hội ḍng và chia sẻ đoàn sủng, linh đạo và sứ mệnh đặc biết của các hội ḍng đó. Sự hiệp thông và cộng tác này giúp phổ biến linh đạo hướng tới hoạt động ra ngoài biên giới của hội ḍng, giúp cho hội ḍng đào sâu và làm phong phú thêm đoàn sủng của ḿnh, và từ đó rút ra nhiều gợi ư cho hoạt động tông đồ mới mẻ, nhờ gương thánh thiện của những người tận hiến, người giáo dân sẽ có kinh nghiệm trực tiếp vê tinh thần của các lời khuyên phúc âm, được khích lệ và làm chứng cho tinh thần các mối phúc, để biến đổi trần thế theo ư định của Thiên Chúa. (x. VC 54-56; FLC 62, 70).

Trong Châu Á ngày nay, Chúa Thánh Thần đang thúc giục những môn đệ của Chúa Kitô sống và làm chứng về sự hiệp nhất trong giáo hội địa phương, đặc biệt là tại lănh vực giáo xứ, xây dựng một giáo hội tham gia, mà trong đó các Giám mục, linh mục,  tu sĩ và giáo dân cùng hiệp thông, chia sẻ, hợp tác và đồng trách nhiệm trong sự vụ loan báo Tin mừng1 .

Chúa nhật 7-3-2010, ĐTC Benêdictô XVI đă đến thăm và cử hành thánh lễ Chúa nhật thứ 3 mùa chay, tại giáo xứ Thánh Gioan Thánh giá thuộc vùng Colle Salariô, phía bắc giáo phận Roma. Ngài nói : "Cần phải thay đổi năo trạng, phải coi giáo dân là những người đồng trách nhiệm trong Giáo hội, chứ không chỉ là cộng tác viên của Giáo sĩ, (Lm JB. Trần Hữu Hạnh, csf).

II. Chia sẻ Đoàn Sủng.

Trong bộ Giáo luật Công giáo, quyển II nói về : “Dân Thiên Chúa”, cho chúng ta thấy Chúa Thánh Thần thánh hóa Đoàn dân Chúa bằng hai nguồn:

Nguồn thứ nhất : Cơ cấu phẩm trật của Giáo hội : gồm các giám mục, linh mục, phó tế.

Nguồn thứ hai : Dòng tu. Chúa Thánh Thần dùng ân sủng đặc biệt, ban cho các vị sáng lập, lập nên một tổ chức mới trong Giáo hội, và soi sáng cho Giáo quyền phê chuẩn.

Giáo luật : điều 577

Trong Giáo Hội có rất nhiều tu hội thánh hiến, với những hồng ân khác nhau tùy theo ân sủng đă được ban cho tu hội: thật vậy, các tu hội theo sát Đức Ki-tô cầu nguyện, hoặc loan báo Nước Thiên Chúa, hoặc thi ân cho người ta, hoặc sống với người ta giữa trần gian, nhưng luôn luôn làm trọn ư của Chúa Cha.

Trong tông huấn đời sống thánh hiến của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, ngay trang mở đầu Ngài viết : "Qua các thời đại, luôn có những người nam và nữ sẵn sàng nghe tiếng gọi của Chúa Cha và được thánh Thần thúc đẩy, đă chọn con đường bước theo Đức Kitô "Sequela Christi" đặc biệt, để tự hiến cho Đức Chúa với một con tim “không chia sẻ” (x.1Cr 7, 34). Cả họ nữa, họ cũng đă từ bỏ mọi sự, như các tông đồ, để ở với người và giống như Người, ra tay phục vụ Thiên Chúa và anh em. Như thế họ đă góp phần vào việc biểu lộ mầu nhiệm và sứ mạng của Giáo hội bằng môn vàn đoàn sủng thuộc đời sống thiêng liêng và tông đồ mà Chúa Thánh Thần đă ban cho họ, và nhờ đó, họ cũng đă góp phần vào việc canh tân xă hội." (vita consecrata tr.1)

Trong tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho tất cả các người thánh hiến, dịp cử hành năm của đời sống thánh hiến, được khai mạc vào chúa nhật I mùa vọng 30.11.2014 Ngài viết:

"Tất cả các hội ḍng của ta đều thừa kế một lịch sử phong phú về đặc sủng. Tại cội nguồn của các đặc sủng ấy ta thấy được bàn tay của Thiên Chúa, Đấng trong Thần Khí của Người, vẫn luôn kêu gọi một số người đi theo sát Đức Kitô hơn, đưa Tin Mừng vào trong một lối sống đặc biệt hơn, đọc các dấu chỉ thời đại với con mắt đức tin và đáp trả cách sáng tạo các nhu cầu của Hội Thánh. Kinh nghiệm ban đầu này chín muồi và phát triển, khi đưa các thành viên mới vào trong các bối cảnh văn hóa và địa lư, và khơi lên những cách thức thực hành đặc sủng, khơi lên những sáng kiến và các cách diễn tả đức ái tông đồ cách mới mẻ. Như hạt giống đang mọc thành cây, mỗi ḍng tu đều đă lớn lên và các cành lá vươn xa." 
 

Và cũng theo Cha R.P.J. Charton: “Khi Thiên Chúa muốn khởi xướng trong Giáo hội một mẫu sống thánh mới, thích thuận với nhu cầu hiện tại của tâm hồn, th́ Ngài linh hứng cho vị sáng lập, những qui luật thích thuận với lối sống thánh này, thẩm quyền Giáo hội sẽ chuẩn nhận sau một thời gian thử nghiệm đủ.

Qui luật này là tư tưởng từ đời đời của Thiên Chúa, được tỏ ra trong thời gian qua vị sáng lập, cho những ai ôm ấp nó.

Đó là Lời của Thiên Chúa, là sức mạnh của Thiên Chúa, là tin mừng của nước trời, v́ nó làm cho Chúa Giêsu ngự trị trong các tâm hồn. Những khát vọng sống thánh sẽ được thỏa măn từ nguồn điều lệ bởi trời này .

Nếu có nhiều người hiểu và sống điều lệ này, thế giới sẽ được men dậy, chân lư đức tin được tỏa sáng, tinh thần Chúa Kitô được thấm nhuần vào trật từ trần gian, (Lm, R.P.J. Charton, ....)

Đặc sủng là yếu tố chính tạo nên sự khác biệt giữa hội ḍng này với hội ḍng khác. Đặc sủng chính là sức sống, là nguồn mạch của mọi hoạt động tông đồ của mỗi hội ḍng. Một hội ḍng mà không sống theo đặc sủng của đấng sáng lập sẽ đánh mất đi căn tính của nó, và như một hệ quả, mất đi phương hướng của nó. Ch́a khóa cho sự phát triển của mỗi hội ḍng là trung thành với đặc sủng của đấng sáng lập. Bởi đó, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă kêu gọi các các cộng đoàn tu tŕ phải trung thành với tinh thần, với những ư hướng Phúc âm và gương thánh thiện của Đấng sáng lập. Chính ở đây mà các hội ḍng t́m thấy nguồn gốc của họ (x. ET 11-12)( ET : tông huấn chứng tá tin mừng).

"Một hội ḍng được sinh ra thường là để đáp ứng một nhu cầu khẩn cấp nào đó trong Hội thánh và xă hội; do đó, đặc sủng luôn găn liền với sứ mệnh. Chúng ta phải t́m hiểu xem làm thế nào đấng sáng lập đă chấp nhận,  mô tả và sống đặc sủng đó trong bối cảnh văn hóa, xă hội, tôn giáo và giáo hội thời Ngài."(Đời Sống Thánh Hiến, tr. 161)

Vị trí nỗi vượt của đời sống thánh hiến,

V́ người được thánh hiến sống triệt để nếp sống mà Chúa Giêsu đă sống khi được Chúa Cha sai đến thế gian. Nhờ có sự đóng góp của các tu sĩ mà Tin mừng có thể được biết đến rộng răi như ngày nay, Giáo hội mới được cắm sâu vào nhiều nơi trên thế giới và bộ mặt của hội được tươi thắm tại các Giáo hội c̣n non trẻ (x.VC 47).

Các Giám Mục cần trợ giúp, nâng đỡ, thăng tiến các bênh vực, người sống đời tận hiến, hầu giúp họ hội nhập, sống hiệp thông với Giáo hội, khai mở những định hướng thiêng liêng và mục vụ đáp lại những nhu cầu của thời đại ngày nay, nhưng vẫn trung thành với đoản sủng của mỗi ḍng.

“Các giám mục được yêu cầu đón tiếp và trân trọng các đoàn sủng của các hôi ḍng, dành cho chúng một chỗ trong kế hoạch mục vụ của giáo phận. Các Ngài phải đặc biệt quan tâm đến các hội ḍng thuộc quyền giáo phận, được trao phó cho các Ngài chăm sóc đặc biệt. Một giáo phận không có đời sống thánh hiến, sẽ thiếu nhiều ân huệ thiêng liêng, thiếu những nời dành riêng cho việc t́m kiếm Thiên Chúa, thiếu các hoạt động tông đồ và những phương thức mục vụ chuyên biệt: hơn nữa, giáo phận đó có thể suy yếu đi rất nhiều, v́ thiếu vắng tinh thần truyền giáo, vốn là đặc điểm của hầu hết các hội ḍng. (x. AG 18).
 

Lịch sử Giáo hội đă chứng minh hồng ân đặc sủng của các ḍng tu mà Chúa Thánh Thần dùng để thánh hóa cộng đoàn dân Chúa.

Về các Thống kê của Giáo hội”, được cập nhật đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, bao gồm các số liệu liên quan đến thành viên của Giáo hội, cơ cấu Giáo hội, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi và giáo dục. Bức tranh này về Giáo hội phụ thuộc vào các báo cáo của Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc.
 

Đến ngày 31/12/2019, dân số thế giới là 7 tỉ 577 triệu 777 ngàn người, tăng hơn 81 triệu người so với năm trước. Sự gia tăng dân số đă được ghi nhận ở mọi lục địa, bao gồm cả Châu Âu. Châu Á có mức tăng cao nhất với hơn 40 triệu người.

Cũng đến ngày 31/12/ 2019, số tín hữu Công giáo trên thế giới là 1 tỉ 344 triệu 403 ngàn người, tăng tổng thể là 15 triệu 410 ngàn người so với năm trước. Sự gia tăng diễn ra ở tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Âu (giảm 292.000).
 

Tổng số Giám mục trên thế giới giảm 13 vị, c̣n lại 5.364 vị. Trong đó các Giám mục Giáo phận tăng (+12) và các Giám mục Ḍng giảm (-25). Tổng số linh mục trên thế giới tăng trong năm nay, với 414.336 linh mục, tăng 271 vị so với năm ngoái. Tại các châu lục, số linh mục giảm tại Châu Âu (-2,608), Châu Mỹ (-690) và Châu Đại Dương (-69); trong khi tăng tại Châu Phi (+1,649) và Châu Á (+1,989).
 

Số nữ tu cũng giảm trong năm qua (11.562) và hiện c̣n tổng số 630.099 nữ tu. Tại các châu lục, số nữ tu giảm tại Châu Âu (-7.400), Châu Mỹ (-5.315) và Châu Đại Dương (–281); trong khi tăng tại Châu Phi (+835) và Châu Á (+599)
Số nhà truyền giáo giáo dân trên thế giới là 410.440 người, tăng 34.252 người. Trong khi số giáo lư viên trên thế giới giảm 2.590 người, c̣n tổng số 3.074.034 người.
 

Trong lĩnh vực giáo dục, Giáo hội Công giáo có 72.667 trường mẫu giáo với 7.532.992 học sinh; 98.925 trường tiểu học với 35.188.771 học sinh; 49.552 trường THCS với 19.370.763 học sinh. Giáo hội cũng chăm sóc 2.395.540 học sinh trung học và 3.833.012 sinh viên đại học.
 

Các trung tâm từ thiện và chăm sóc sức khỏe do Giáo hội điều hành trên thế giới bao gồm: 5.245 bệnh viện, hầu hết ở Châu Phi (1.418) và ở Châu Mỹ (1.362); 14.963 trạm y tế, chủ yếu ở Châu Phi (5.307), Châu Mỹ (4.043); 532 Nhà chăm sóc cho người bị bệnh phong, chủ yếu ở Châu Á (269) và Châu Phi (201); 15.429 nhà cho người già, người bệnh măn tính hoặc người khuyết tật, chủ yếu ở Châu Âu (8.031) và Châu Mỹ (3.642); 9.374 trại trẻ mồ côi, chủ yếu ở Châu Á (3.233) và Châu Âu (2.247); 10.723 nhà trẻ, chủ yếu ở Châu Á (2.973) và Châu Mỹ (2.957); 12.308 trung tâm tư vấn hôn nhân, chủ yếu ở Châu Âu (5.504) và Châu Mỹ (4.289); 3.198 trung tâm phục hồi xă hội và 33.840 viện các loại. (Fides 21/10/2021).

 

(Thống kê tương đối các ḍng tu Công Giáo)

 

Hoặc như một nguồn đặc sủng dành cho Thánh Ignatio Loyal từ năm 1540, mà cho tới hôm nay :

Đến ngày 1 tháng 1 năm 2020, tổng số tu sĩ Ḍng Tên trên toàn thế giới là 15,306 tu sĩ, trong đó có 11,049 linh mục, 974 tu huynh, 2,585 học viên (ứng viên linh mục) và 698 tập sinh, phục vụ tại 122 quốc gia và lănh thổ trên thế giới trong 74 Tỉnh Ḍng, 4 Miền Độc lập và 6 Miền Phụ thuộc và 1 Sứ vụ được phân bố theo 9 Vùng (Assistancy): Phi Châu, Nam Mỹ Latinh, Bắc Mỹ Latinh, Nam Á, Châu Á – Thái B́nh Dương, Trung và Đông Âu, Nam Âu, Tây Âu và Hoa Kỳ.
Với tổng số tu sĩ này, Ḍng Tên là ḍng nam có số tu sĩ đông nhất trong Giáo Hội. Các tu sĩ của Ḍng có mặt trong hầu hết các hoạt động của Giáo Hội (suy tư thần học, giảng thuyết, mục vụ giới trẻ, giúp Linh thao, truyền giáo…) cũng như của xă hội (giáo dục, truyền thông, phục vụ người tị nạn và di dân,…) nhằm phục vụ và thăng tiến con người. Họ là các thần học gia, các vị linh hướng, giáo sư, kỹ sư, nhạc sĩ, nhân viên xă hội, tâm lư gia, bác sĩ, luật sư, nhà báo, nhà truyền giáo…

Hoặc từ một nguồn đặc sủng cho Mẹ Têrêxa Calcutta từ năm 1950 : cho đến hôm nay : trên thế giới Mẹ đă lập được gần 1000 nhà cho những người cùng khốn nhất trong xă hội có chỗ ở, những cô gái lỡ lầm, cai nghiện, phong cùi, khuyết tật. Với hơn 6000 thành viên hiến thân phục vụ...

(Sr. Minh Du, OP, phỏng vẫn Lm Tôma Vũ Quang Trung, Ḍng Tên - Đại diện Giám Mục Đặc trách Tu sĩ TGP Sài G̣n, trên trang web Vietcatholic.net ngày 08 tháng năm 2019, nhân ngày lễ cầu nguyện cho ơn thiên triệu)

 

Sr. Minh Du: Thưa cha hiện nay TGP. Sài G̣n hiện nay có bao nhiêu ḍng tu và tổng số tu sĩ hiện nay là bao nhiêu?


Cha Tôma Vũ Quang Trung: Xin chào Sr. Minh Du và quư vị độc giả! Theo thống kê đầu năm 2019, hiện nay TGP Sài G̣n có tất cả 262 đơn vị sống đời thánh hiến, bao gồm các ḍng tu, tu đoàn, tu hội và hiệp hội với tổng số là 8.804 tu sĩ, gồm 1.782 nam tu và 7.022 nữ tu, trong đó có 602 linh mục ḍng.
 

Sr Minh Du: Xin Cha cho chúng con biết 5 Hội Ḍng hàng đầu hiện nay có số lượng tu sĩ nhiều nhất?


        Cha Tôma Vũ Quang Trung: Năm hội ḍng có nhà Mẹ trong Tổng giáo phận có số tu sĩ đông nhất lần lượt là: (1) Ḍng MTG G̣ Vấp - 667 nữ tu (2) Ḍng Mẹ Chúa Cứu Chuộc - 504 nam tu (3) Ḍng MTG Thủ Thiêm – 497 nữ tu (4) Ḍng Đức Mẹ Thừa Sai Trinh Vương – 489 nữ tu (5) Ḍng Thánh Phaolô Sài G̣n – 360 nữ tu. (xem tiếp).

 

III. Đặc Sủng Phong Phú.

Không kể hết các nguồn đặc sủng vô cùng phong phú mà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội...qua giáo luật điều : 298/1

§1. Trong Giáo Hội có những hiệp hội khác với các tu hội thánh hiến và các tu đoàn tông đồ, trong đó, các Ki-tô hữu, hoặc giáo sĩ hoặc giáo dân, hoặc cả giáo sĩ lẫn giáo dân cùng chung sức hoạt động nhằm phát triển một đời sống hoàn thiện hơn, hoặc cổ vũ việc phụng tự công hay học thuyết Ki-tô Giáo, hoặc thực hiện các việc tông đồ khác, như truyền bá Phúc Âm, thi hành các việc đạo đức hoặc bác ái, và đem tinh thần Ki-tô Giáo vào lĩnh vực trần thế.

§2. Các Ki-tô hữu nên ưu tiên ghi tên vào những hiệp hội nào đă được nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội thiết lập, ban khen hoặc giới thiệu.
 

Những hiệp hội nào gồm các thành viên sống giữa đời, thông dự vào tinh thần của một hội ḍng, sống đời tông đồ và tiến đến sự trọn lành Ki-tô Giáo, dưới sự điều hành tối cao của hội ḍng đó, th́ được gọi là ḍng ba hay bằng một danh xưng thích hợp khác. (Giáo luật : điều 303)

 

IV, Đặc Sủng Ḍng Đồng Công, nay là Ḍng Mẹ Chúa Cứu Chuộc.


        Tại Việt nam, một linh mục thuộc Giáo phận Bùi chu, được hồng ân đón nhận đặc sủng vào năm 1941,  lập nên một hội ḍng bản quốc, nhằm huấn luyện cho người Việt Nam làm thánh. Đó là Cha Đa Minh Trần Đinh Thủ.

Sau hơn mười năm thử nghiệm sống linh đạo Thánh Thần soi dẫn, Giáo quyền đă phê chuẩn ngày 15.12.1952, và ḍng được chính thức thành lập ngày lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ 02.2.1953.

V. Chia sẻ nguồn đoàn sủng cho giáo dân.

C̣n những giáo dân sống giữa đời th́ sao? Vấn đề này đă được đưa ra bàn thảo và được Tổng Tu Nghị IV năm 1977 chấp thuận.

Từ sau Tổng Tu Nghị này, ḍng mở ra một đường hướng mới là thành lập tổ chức “Gia đ́nh Đồng Công” nhằm giúp các gia đ́nh tín hữu Việt Nam nên thánh, bằng việc tận hiến cho Đức Mẹ. (Sau Tổng Tu Nghị năm 2006 đă đổi tên thành tổ chức Gia Đ́nh Tận Hiến Đồng Công).

 

Điều lệ Gia đ́nh tận hiến

Mục đích chính yếu của GĐTH là tích cực thánh hoá bản thân, sống Ơn gọi nên thánh Kitô hữu, luyện tập cho mọi người trong gia đ́nh biết sống thánh thiện theo gương mẫu Thánh Gia Thất:

Mục đích thứ hai là cộng tác vào việc truyền giáo của Ḍng Mẹ Chúa Cứu Chuộc (Congregatio Redemptoris Matris, CRM) bằng việc nêu cao chứng tá Tin Mừng, thực hành bác ái - yêu thương nơi gia đ́nh, giáo xứ và xă hội, để bản thân và gia đ́nh ḿnh được luôn thăng tiến trong đức Tin - Cậy - Mến và các nhân đức Kitô giáo; và như vậy, góp phần làm muối, men và nên ánh sáng giữa trần thế.

Phương thế : Tận hiến cho Trái tim Đức Mẹ.

Điều lệ 18 : Sống tận hiến bề trong cho Trái Tim Đức Mẹ:

- Sống lệ thuộc vào Đức Mẹ như Chúa Hài Nhi xưa đă sống lệ thuộc vào Đức Mẹ ( Lc 2,51).

- Sống với Chúa và Đức Mẹ như một trẻ thơ trong mọi việc làm hằng ngày cũng như trong mọi biến cố thường gặp.

- Biết hoàn toàn tin cậy, yêu mến, phó thác vào Chúa và Đức Mẹ. Luôn tâm niệm “Mọi sự của con là của Mẹ - Totus Tuus” (Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2)

- Truớc khi làm việc ǵ cũng cố gắng cậy nhờ Đức Mẹ, và làm mọi việc bổn phận hằng ngày v́ yêu mến Chúa và Đức Mẹ.

 

Giáo luật : điều 677

§1. Các Bề Trên và các thành viên phải trung thành giữ sứ mạng và các hoạt động riêng của tu hội; tuy nhiên, xét theo nhu cầu của mỗi thời và mỗi nơi, họ phải khôn ngoan thích nghi những hoạt động này bằng cách sử dụng các phương tiện tân tiến và thích hợp.

§2. Nếu những tu hội nào có các hiệp hội Ki-tô hữu được kết nạp, th́ những tu hội đó phải ân cần giúp đỡ họ cách đặc biệt, để họ được thấm nhuần tinh thần đích thực của gia đ́nh tu hội.

Giáo luật : điều 776

Cha sở, do nhiệm vụ ḿnh, buộc phải huấn giáo các người thành niên, thanh thiếu niên và trẻ em; để đạt được mục đích này, ngài phải nhờ đến sự cộng tác của các giáo sĩ thuộc giáo xứ, của các thành viên các tu hội thánh hiến và của các thành viên các tu đoàn tông đồ, nhưng phải lưu ư đến đặc tính của mỗi hội ḍng, cũng như phải nhờ đến sự cộng tác của giáo dân, nhất là của các giáo lư viên; mọi người trên đây phải sẵn ḷng cộng tác, trừ khi có ngăn trở chính đáng. Cha sở phải giúp đỡ và cổ vũ trách nhiệm của các bậc cha mẹ về việc huấn giáo trong gia đ́nh, được nói đến Giáo luật điều : điều 774 §2.

Giáo luật : điều 778

Các Bề Trên của các hội ḍng và của các tu đoàn tông đồ phải liệu sao để ân cần thực hiện việc giảng dạy giáo lư trong các nhà thờ, các trường học và các cơ sở khác đă được ủy thác cho ḿnh cách nào đó.

Giáo luật : điều 779

Phải dùng mọi cách thế, mọi phương tiện chuyên môn và mọi phương tiện truyền thông xă hội được xem là hữu hiệu nhất để giảng dạy giáo lư, ngơ hầu các tín hữu có thể học giáo lư Công Giáo cách thấu đáo, theo một phương pháp thích hợp với tính t́nh, khả năng, tuổi tác và hoàn cảnh sinh sống của họ, và đem ra thực hành cách chu đáo hơn.

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm hồng ân đoàn sủng ḍng. Số tu sĩ linh mục ở Việt nam : 600 thành viên và số các hội viên gia đ́nh tận hiến sống thánh giữa đời khoảng 60.000 thành viên gia đ́nh tận hiến, trải dài trong 17 giáo phận. Số lịnh mục tu sĩ ở tỉnh ḍng Hoa kỳ 150 linh mục và tu sĩ và  khoảng 5000 thành viên gia đ́nh tận hiến Đồng Công.