Trợ giúp cho các bậc phụ huynh
để nâng cao sức khỏe của vị thành niên


Theo Giới Tính Tuổi Teen

Cha mẹ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao sức khỏe và sự phát triển của trẻ vị thành niên. Một phân tích số liệu chéo từ 6 nghiên cứu quốc gia , với đại diện của 53 quốc gia khác nhau cho thấy rằng các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có thể ảnh hưởng tới thời điểm bắt đầu quan hệ tình dục, sử dụng chất kích thích và sự trầm cảm ở vị thành niên.

Hiện nay các chương trình giành cho vị thành niên về làm việc với bố mẹ đã tăng dần lên về số lượng thì người ta thấy cần một sự xem xét lại về những chương trình này bằng cách đã đưa ra một vài câu hỏi chẳng hạn như bằng cách cụ thể nào mà bố mẹ ảnh hưởng đến hành vi và sự phát triển sức khỏe của vị thành niên ? Và những loại hình can thiệp nào với bố mẹ là hiệu quả nhất khi đề cập đến những vấn đề này?

Tổ chức Y tế thế giới với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ đã xem xét lại các nghiên cứu và những chương trình liên quan đến cha mẹ và sức khỏe của vị thành niên trong dự án kéo dài 2 năm, làm việc với Johns Hopkins Bloomberg – Trường Sức khỏe cộng đồng và những thành viên khác. Vào tháng 11 năm 2006, WHO tiếp đón một chuyên gia tư vấn để thảo luận về đề tài được đưa ra của một tạp chí văn học về chủ đề vị thành niên và xem xét lại những dự án có liên quan hiện hành. Năm 2007, WHO thực hiện 2 báo cáo tổng hợp công việc này.

Những dẫn chứng từ những nguồn này đã khẳng định tầm quan trọng của sự tham gia của cha mẹ như là một phần của chiến lược toàn diện để nâng cao sức khỏe và sự phát triển của vị thành niên. Nó cũng thể hiện một nhu cầu về thiết kế chương trình và đánh giá mạnh mẽ hơn tính thiết thực, hiệu quả của chương trình. Báo cáo cũng cho thấy phần lớn những dự án sức khỏe vị thành niên mà làm việc với các bậc cha mẹ đã không dựa trên những kết quả nghiên cứu về cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi và sức khỏe của vị thành niên. Một số ít dự án đã khớp nối những kết quả cụ thể mà họ đang cố gắng đạt được bằng việc làm việc với các bậc phụ huynh. Kết quả là phần lớn không có khả năng kiểm định được những tác động của bố mẹ - tập trung đến những sự can thiệp.

Nghiên cứu xác định những vai trò chủ chốt

Tạp chí văn học đã tập trung vào vai trò của cha mẹ ở 3 chủ đề để nghiên cứu so sánh giữa các nền văn hóa:

   1. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái

   2. Kiểm soát hành vi của con cái

   3. Cung cấp những nguồn lực cần thiết cho con cái.

Sự quan hệ

Xác định mối quan hệ ràng buộc tích cực và ổn định giữa cha mẹ và con cái, sự quan hệ giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe của vị thành niên. Những nghiên cứu từ tất cả những vùng khác nhau trên thế giới cho thấy các trẻ vị thành niên ̣ được cha mẹ yêu thương và chăm sóc (hoặc những người thay thế cha mẹ chăm sóc ) thì họ dường như ít có những hành vi nguy cơ về sức khỏe hơn những người không được cha mẹ yêu thương chăm sóc. Một nghiên cứu ở những vị thành niên Ca-ri-bê từ 13 đến 15 tuổi cho thấy những trẻ có liên hệ với bố mẹ thì dường như ít có quan hệ tình dục hay ít liên quan đến bạo lực[1].

Kiểm soát hành vi

Cha mẹ định hướng hoặc giới hạn hành vi của vị thành niên bằng việc quản lý và giám sát các hoạt động của con cái họ, họ truyền đạt rõ ràng những kỳ vọng đối với hành vi của con cái cũng như đưa ra những thiết chế và hình phạt đối với những hành vi không đúng. Ý nghĩa tối ưu của sự kiểm soát biến có đổi theo những hoàn cảnh khác nhau và ở các giai đoạn tuổi khác nhau của vị thành niên, nhưng  giữa kiểm soát hành vi và kết quả sức khỏe của vị thành niên là rất rõ ràng ở các nền văn hóa khác nhau. Hiểu biết của cha mẹ về tác động ảnh hưởng đến môi trường sống của trẻ ( kể cả lúc trẻ còn trọng bụng mẹ ) đã ảnh hưởng đến những hoạt động liên quan tới sự  suy giảm hành vi nguy cơ của trẻ, có liên quan đến việc giảm sử dụng ma túy và rượu và tuổi của thai nhi. Một nghiên cứu thực hiện trong thanh niên ở Costa Rica, Thái Lan và Nam Phi đã thấy rằng sự kiểm soát thành công của cha mẹ có rất nhiều kết quả tích cực, trong việc giảm quan hệ tình dục tuổi vị thành niên

Sự nuôi dưỡng và bảo vệ

Rất nhiều cha mẹ cố gắng để nuôi sống gia đình của mình. Nhưng không bố mẹ nào có thể cung cấp cho tất cả những nhu cầu của một trẻ vị thành niên đang lớn lên, trong đó bao gồm cả những cơ hội về giáo dục và nghề nghiệp. Tuy nhiên bố mẹ có thể giúp đỡ cho các con của mình tiếp cận với những nguồn lực cộng đồng cần thiết để bổ sung cho những nguồn lực được cung cấp từ gia đình. Những nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng những mong muốn không thực tế của các vị thành niên mà bố mẹ của họ giúp họ làm bài tập và tham gia vào những hoạt động ở trường học có xu hướng cao hơn những mong muốn của những vị thành niên mà bố mẹ của họ không tham gia vào những hoạt động ở trường học.

Tôn trọng tính cá nhân

Các vị thành niên cần tự phát triển bản thân một cách độc lập với những gì mà bố mẹ đã xác định cho họ. Bố mẹ có thể xâm phạm cá tính riêng của con cái khi họ áp dụng những kiểm soát tâm lý khác biệt thông qua những hành vi như là không tôn trọng, kiểm soát quá đáng, hay xâm phạm tư riêng của trẻ. Rất nhiều những nghiên cứu xuyên văn hóa đã chỉ ra rằng những vị thành niên nhận thấy sự kiểm soát quá đáng của cha mẹ thường có tỷ lệ những vấn đề hành vi cao hơn, như hành vi tình dục nguy cơ cao, trầm cảm và lạm dụng chất kích thích

Làm mẫu

Các bậc cha mẹ thường không nhận ra rằng họ là những tấm gương có vai trò rất mạnh mẽ đối với con cái của mình, ngay cả khi những đứa con của họ mới bắt đầu bước vào tuổi vị thành niên. Phần lớn các nghiên cứu về làm mẫu của những hành vi thích hợp đã được tiến hành ở những nước công nghiệp.

Những nghiên cứu này thấy rằng bố mẹ nào có những hành vi lành mạnh đều có liên quan tích cực tới những kỹ năng và thái độ tốt hơn ở trẻ vị thành niên. Bằng chứng rằng những trẻ vị thành niên dường như có những thái độ và suy nghĩ tương tự với bố mẹ của họ, đặc biệt là đối với những vấn đề về đạo đức.

Nội dung các chương trình và các bài học kinh nghiệm

Những người lập kế hoạch cho chương trình cần phải nhận thức rằng 5 vai trò trên của cha mẹ luôn đan xen với nhau. Tuy vậy các chương trình có thể tập trung vào những nguồn lực mà vai trò của các bậc cha mẹ đều cho là quan trọng nhất để đạt được những kết quả mong muốn của những dự án đặc thù.

Các chương trình cố gắng để khuyến khích các tiềm năng xã hội có thể giúp các bậc cha mẹ giao tiếp thân thiện và thể hiện ảnh hưởng của mình với con cái. Việc kiểm soát hành vi có thể là tâm điểm tốt nhất cho các chương trình thiết kế để nhằm giảm những hành vi nguy cơ cao liên quan đến tình dục và lạm dụng chất kích thích. Và nó cũng giúp đỡ cha mẹ tránh những hành vi kiểm soát tâm lý đặc biệt đối với những chương trình cố gắng tác động tới sức khỏe tâm thần hay những hành vi phản xã hội.

Các chương trình dựa vào cộng đồng có thể nhấn mạnh đến bố mẹ trong việc xác định và tìm ra những nguồn lực để đáp ứng cho nhu cầu của vị thành niên. Nhưng sự sụt giảm ít ỏi và các chương trình bảo hiểm thu nhập có thể giúp cho rất nhiều bậc phụ huynh hoàn thành vai trò của người chu cấp. Các chương trình cũng có thể cần ủng hộ cho các chính sách nhằm vào những điều kiện kinh tế và xã hội phù hợp với khả năng của bố mẹ để cung cấp cho những gia đình của họ.

Dự án của WHO đồng nhất hóa 34 dự án sức khỏe vị thành niên làm việc với các bậc cha mẹ ở các nước phát triển. Phần lớn các dự án này nhằm vào giảm nguy cơ sức khỏe cụ thể của vị thành niên, 28 trong 34 dự án nhấn mạnh đến những nguy cơ liên quan đến những hoạt động tình dục sớm hoặc không an toàn. Những dự án này bao gồm một loạt những hoạt động rất rộng lớn được thiết kế nhằm tác động đến các bậc phụ huynh, gồm có các nhóm hỗ trợ, các câu lạc bộ bố mẹ - con và các chiến dịch truyền thông đại chúng. Khoảng một nửa những dự án này làm việc với bố mẹ và con cái tách biệt nhau, trong khi một số khác thì tổ chức một số hoạt động chỉ dành cho cha mẹ và một số khác cho cả bố mẹ và con cái. Ở mỗi dự án, những hoạt động này là một phần của tập hợp lớn những can thiệp nhằm vào các vị thành niên và một số dự án khác đôi khi là nhằm vào cộng đồng của họ.

Các dự án hướng tới kết hợp chặt chẽ những vai trò gián tiếp của cha mẹ, không đặc biệt nhấn mạnh đến những mối quan hệ giữa những vai trò đặc thù của bố mẹ và những kết quả đầu ra về sức khỏe của vị thành niên. Hầu hết tất cả các dự án thừa nhận tuyệt đối tầm quan trọng của cha mẹ với sự nuôi dưỡng và bảo vệ con cái họ. Phần lớn (26/34) dự án đề cập đến sự liên kết và về một trong 4 kỹ năng về những giới hạn về hành vi của vị thành niên. 3 dự án đặc biệt đồng nhất hóa ảnh hưởng của bố mẹ như vai trò làm mẫu và 3 dự án khác xem xét làm thế nào để khuyến khích tôn trọng tính cá nhân thông qua những hoạt động của họ.

Giám sát và lượng giá các hoạt động của dự án nói chung là yếu và các dự án thường thiếu kinh phí tương xứng và chuyên môn kỹ thuật để làm việc này. Báo cáo của tạp chí đã cho thấy bằng chứng không thể chối cãi rằng các nhà lập kế hoạch dự án đã sử dụng  “khung logic” để kết nối các hoạt động cho kết quả khách quan và đặc biệt. Phần lớn các dự án không theo dõi các kết quả của những can thiệp bố mẹ độc lập với những kết quả của các vị thành niên – các hoạt động tập trung và không chỉ rõ những kết quả mà họ mong đợi để đạt được thông qua các hoạt động cho bố mẹ.

Tuy có những điểm yếu như vậy, nhưng một số dự án đã chứng minh được những kết quả như đã hứa. Những loại hình kết quả được dẫn chứng bằng tài liệu trong những người trưởng thành tham gia những dự án này, bao gồm nâng cao những kỹ năng giao tiếp và những kỹ năng khác cho bố mẹ, tăng cường nhận thức về những vấn đề như sự phát triển của vị thành niên và sức khỏe sinh sản và ủng hộ to lớn hơn đối với những hoạt động cộng đồng giành cho vị thành niên.

Ở San-va-đo, các bậc phụ huynh tham gia trong chương trình gọi là Familias Fuertes (Những gia đình mạnh mẽ) được học để diễn tả sự ảnh hưởng; giao tiếp rõ ràng, những mong đợi phù hợp và những quy tắc về hành vi và kiểm soát những sự giận dữ của mình trong những mối quan hệ với con cái của mình. Dự án này cố gắng để phòng ngừa những hành vi nguy cơ trong giới trẻ độ tuổi từ 10 đến 14 và bao gồm các hoạt động với bố mẹ để giúp họ diễn đạt tình yêu và  đặt ra những giới hạn cho con cái của mình. Chương trình này cũng được thực hiện ở một số nước Mỹ La tinh và vùng Ca-ri-bê, trong đó có El Salvador.

Families Matter là một bộ phận của Chương trình can thiệp giành cho giới trẻ, cố gắng tăng cường sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của vị thành niên ở tỉnh Nyanza thuộc Ke-ny-a. Chương trình này làm việc với các cha mẹ và những người đỡ đầu của trẻ từ 9 đến 12 tuổi để tạo ra nhận thức về những nguy cơ của vị thành niên phải sớm đối mặt trong cuộc sống và để nâng cao sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái về những vấn đề sức khỏe tình dục. Chương trình này tập hợp những thông tin cơ bản về 6 giải pháp để đạt kết quả đặt ra, bao gồm những biện pháp về nỗ lực của cha mẹ và giao tiếp giữa cha mẹ và con cái về giảm nguy cơ tình dục. 15 tháng can thiệp, cha mẹ và các vị thành niên đã độc lập báo cáo về những tiến triển rất có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh của Hoa Kỳ là cơ quan hỗ trợ cho dự án đang bắt đầu thúc đẩy sử dụng chương trình này ở một số quốc gia khác.

Những bậc phụ huynh tham gia các cuộc hội thảo do Trung tâm sức khỏe vị thành niên và phát triển trẻ em ở Niu-đê-li (Ấn độ) đã nói rằng hiện nay họ được trang bị tốt hơn để kiềm chế những vấn đề hành vi và nhận thức được những vấn đề về sức khỏe tâm thần ở con trẻ. Những cuộc hội thảo này là một phần của chương trình Expressions – cung cấp giáo dục kỹ năng sống và nâng cao sức khỏe tinh thần cho trẻ ở trường học. Những hội thảo này được thiết kế để tăng cường sự giao tiếp của bố mẹ với con cái họ và định hướng cho cha mẹ về phòng ngừa và xác định sớm những vấn đề hành vi chung ở trẻ vị thành niên. Như vậy với kết quả của sự tham gia của bố mẹ vào chương trình thì hiện nay một số trường học đang đưa cha mẹ tham gia vào chăm sóc sức khỏe tâm thần ban đầu cho trẻ.

Những định hướng tương lai

Bằng chứng đã cho thấy các chương trình trên có thể giúp cho cha mẹ ở các quốc gia đang phát triển nâng cao sức khỏe và sự phát triển của vị thành niên. Những thành viên tư vấn của WHO đã kết luận rằng những hoạt động này giúp cho bố mẹ có thể được ủng hộ là thành phần quan trọng của các chương trình sức khỏe vị thành niên.

Tuy vậy các nghiên cứu về làm thế nào để giúp các bậc cha mẹ nâng cao sức khỏe vị thành niên vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các nghiên cứu là cần thiết để xác định những can thiệp nào là hiệu quả nhất khi làm việc với cha mẹ. Ví dụ như nghiên cứu nên ủng hộ các thiết kế cẩn thận và có đánh giá của dự án , có sự liên kết rõ ràng giữa vai trò đặc biệt của cha mẹ và những kết quả mong đợi về sức khỏe của vị thành niên.

Nhu cầu cấp thiết nhất của các bậc cha mẹ ở những môi trường nghèo tài nguyên là cần có sự trợ cấp từ những điều kiện mà thỏa hiệp được những khả năng để thực hiện những vai trò nòng cốt của cha mẹ. Cuối cùng, cách tốt nhất để hỗ trợ cho các gia đình của vị thành niên và cho tất cả các gia đình là tạo ra quyết tâm chính trị để giảm đi những tình trạng nghèo khổ, xung đột, phân biệt chủng tộc và tiếp cận không xứng đáng về giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Trong khi chờ đợi những thay đổi nền tảng xã hội thì các chương trình có thể làm được nhiều hơn là giúp đỡ cha mẹ đáp ứng với tình yêu và sự tôn trọng, bảo vệ và giữ vai trò nêu gương cho các con ở tuổi vị thành niên của mình.

Giới thiệu về các chương trình và nghiên cứu cha mẹ

Các thành viên của hội đồng tư vấn chuyên môn của WHO đã nhất trí với những chỉ dẫn sau đây để giúp đỡ cha mẹ ở những nước đang phát triển nâng cao sức khỏe và sự phát triển của vị thành niên

Gợi ý đối với các chương trình

- Tập trung vào đầu ra là cả bố mẹ cũng như các vị thành niên

- Chỉ rõ những khó khăn đằng sau làm việc với các cha mẹ để tác động đến sức khỏe vị thành niên

- Lập kế hoạch và thiết kế những can thiệp cẩn thận, dựa trên những lý thuyết phù hợp, nghiên cứu và hiểu biết về phong tục và văn hóa địa phương

- Đề cập đến những bài học kinh nghiệm của các tổ chức ở địa phương, những mạng lưới và những truyền thống để tiếp cận với cha mẹ thông qua rất nhiều   kênh khác nhau.

- Đưa ra những thông tin chuẩn xác, xây dựng các kỹ năng, hỗ trợ và các nguồn lực.

- Xây dựng phương pháp đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm trong các dự án.

Gợi ý đối với nghiên cứu

- Làm rõ những loại hình can thiệp nào là hiệu quả và đặt trong bối cảnh nào.

- Lấp đầy những khoảng cách trong nhận thức về hành vi làm mẫu và về nuôi dưỡng và bảo vệ, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.

- Tạo ra những nguồn lực mà tổng hợp và phổ biến những kết quả nghiên cứu rõ ràng, cụ thể và đưa ra những ý tưởng có thể áp dụng cho kết quả trong các chương trình.

- Mở rộng và phổ biến nhận thức về các kỹ năng và thông tin cần thiết cho bố mẹ, bao gồm hiểu biết về vai trò của bố và mẹ như thế nào và những khác biệt về kỳ vọng của nam và nữ vị thành niên.

- Phát triển những hướng dẫn để giám sát và lượng giá các can thiệp

Theo Hoài Anh