7 sai lầm lớn của cha mẹ về việc "kỷ luật" con cái


Bạn đang cố gắng giúp con không trở thành kẻ bắt nạt, nói dối hoặc cãi lại. Nhưng cho dù bạn đe doạ, la mắng, cầu khẩn con, nhưng bạn không đạt được kết quả. Vậy bạn phải làm thế nào?
 

Trẻ em hình thành hành vi của mình qua học hỏi. Do đó, muốn chỉnh sửa các tật xấu của con, bạn cần dành thời gian tìm các cách để thay đổi. Đồng thời, bạn nên tìm hiểu xem bạn đã làm gì đúng và làm gì sai.

Một số lỗi mà cha mẹ thường mắc phải khi sửa tật xấu của trẻ em:

1. Để con hình thành thói quen


Thông thường, khi con mới có tật xấu, bạn thường bỏ qua. Chỉ đến khi tật xấu của con khiến bạn khó chịu, lúc đó bạn mới chú ý tới. Bạn nên dừng tật xấu của con ngay khi con mới bắt đầu càng sớm càng tốt. Đừng để tới khi con bạn hình thành thói quen xấu mới thay đổi.


2.
Làm gương xấu cho con

 

Hành vi của chúng ta ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của con trẻ. Trẻ em sẽ bắt chước những gì mà chúng thấy từ bạn. Do đó, trước khi bạn thay đổi hành vi của trẻ, bạn nên thay đổi hành vi của chính bạn.


3.
Không tập trung vào một tật xấu mục tiêu


Để thành công trong việc sửa tật xấu cho con, bạn nên tập trung sửa từng tật xấu của trẻ em chứ không nên tập trung sửa từ hai tật xấu trở lên trong cùng một thời điểm.


4.
Không có kế hoạch cụ thể để sửa tật xấu của em bé


Bạn cần thực hiện bốn bước sau để sửa tật xấu cho con. Kế hoạch sửa tật xấu của bé: (1) chỉ rõ tật xấu của trẻ, (2) nói rõ cho con biết hành vi cư xử hợp lý là như thế nào, (3) tìm hành vi mới phù hợp thay thế tật xấu, (4) đặt ra những hậu quả mà bạn sẽ áp dụng nếu như trẻ tiếp tục tái phạm.


5.
Không hướng dẫn trẻ em biết hành vi phù hợp


Bạn sẽ không thể thay đổi tật xấu của con nếu như bạn không chỉ cho con hành vi mới để thay thế. Nếu bạn yêu cầu con không chạy lung tung trong siêu thì bé sẽ làm gì để thay thế. Nếu không có hành vi phù hợp thay thế, trẻ em sẽ tiếp tục lặp lại tật xấu.


6.
Chỉ có một mình bạn chỉnh sửa tật xấu cho con


Nếu như bạn không phối hợp cùng với giáo viên, chồng bạn, ông bà,... thì đó là một sai lầm. Bởi trẻ em sẽ không cư xử xấu với bạn nhưng sẽ cư xử xấu với những người liên quan tới trẻ. Bạn càng phối hợp được với nhiều người, bạn càng sớm xửa được tật xấu của con.


7.
Bỏ dở kế hoạch


Để hình thành một thói quen mới thay thế, bạn cần nhắc nhở trẻ em tối thiểu 21 ngày sau khi bé đã hình thành thói quen mới.

Tiến sĩ Michele Borba, tác giả cuốn: No More Misbehavin': 38 Difficult Behaviors and How to Stop Them

NGÔ THU HIỀN (Biên dịch)

Theo Parentstalk