Ngôi sao Bethlehem

Jos. Tú Nạc, NMS

Trong Phúc âm của Thánh Matthew 2: 1, chúng ta đọc đoạn sau đây: “Vào lúc Chúa Giê-su ra đời tại Bethlehem, xứ Judea, thời Vua Herod trị vì, đã trông thấy, những nhà Đạo sỹ từ phương Đông tới Jerusalem, và hỏi ‘Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện Người ở đâu? Vì chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện ở hướng Đông và chúng tôi đến để bái lạy Người’.”

Đoạn trích này là khách thể rất đáng chú ý cho việc nghiên cứu, suy luận, và ước đoán, một cách cụ thể về “ngôi sao” này. Origen đã thừa nhận rằng ngôi sao này không phải là một sao chổi. Johannes Kepler tin rằng đó là một sự liên kết của những hành tinh sao Mộc, sao Thổ, và sao Hỏa. Theo các nhà lý luận những cái tên của họ đưa ra chỉ là giả định không gây chú ý, đó là một sao băng, một siêu tân tinh, hay một ngôi sao phù du. Một số người cho rằng ngôi sao này là ngôi sao huyền diệu; một số người khác, lại nghĩ đó là một hình ảnh ẩn dụ. Ferdinand Prat, S.J.,   đã nghiên cứu lẫy lừng trong cuốn Cuộc đời Đức Ki-tô của ông, được xuất bản năm 1950, phát biểu rằng “Chúng ta không biết tí gì về ngôi sao ấy ngoại trừ những gì mà Tin Mừng đã nói với chúng ta.” Ông trích dẫn lời của Bossuet, một học giả thế kỷ 17 mang đến cho độc giả của mình vài điều an ủi: “… Sau cùng, nó đã tạo ra sự khác biệt gì? Nó có đủ để nhận biết rằng họ (những đạo sỹ) đền từ vùng đất hoàn toàn mù mịt chẳng biết gì, trong số những Dân ngoại không phải là người Do Thái, nơi mà Thiên Chúa không được người ta biết đến, hoặc cũng chẳng hứa hẹn và mong chờ Đức Ki-tô? Tính hiếu kỳ, dù sao, thậm chí thuộc về những sự kiện khó hiểu, đôi khi không thể truy tìm được. Rồi, một lần nữa, có thể bản chất thực tế của “ngôi sao” này thực sự đã tạo một sự khác biệt.

Đối với vấn đề thách thức này, những nhà thiên văn nhận xét rằng đó có thể là một dải thuộc những chuyển động của phần chính bầu trời chiếu qua những biến thể     eon theo thời gian đã phản ứng lại. Vào thập niên 1970, Giáo sư David Hughes, nhà thiên văn học của Đại học Sheffield, Anh quốc, đã đưa ra một sự cân nhắc của những lập luận khác nhau về Ngôi Sao Bethlehem. Sự giải thích thần học trứ danh của ông về Ngôi Sao dẫn đưa các Đạo sỹ đến với Hài nhi Giê-su là một hiện tượng thiên văn dị thường được biết như một “liên ba”. Sự kiện vũ trụ này diễn ra giữa những hành tinh sao Mộc và sao Thổ, khi hai hành tinh này đến gần nhau trong bầu trời cách nhau ba lần và liên kết với nhau trong một thời gian ngắn. Liên ba của sự kiện này xảy ra, theo Tim O’Brien, trợ lý giám đốc của Jodrell Bank Observatory ở Chesire, thì hiện tượng này xảy ra vào khoảng 900 năm một lần. Nó bao gồm một sự liên kết theo tuyến tính giữa Mặt Trời, Trái Đất, sao Mộc, và sao Thổ. Quả rõ ràng, đây là một sự kiện bất thường nhất, và đã gợi sự chú ý của các nhà thiên văn lưu tâm và các nhà chiêm tinh thời cổ đại.

Theo nhiều học giả, Chúa Giê-su sinh ra vào khoảng năm 7 trước công nguyên. Năm đó, tầng trời đưa ra một biểu hiện mà một ít người đã nghiên cứu những vì sao bị lơ là không ai chú ý. Ba lần trong năm này đã có sự liên kết giữa sao Mộc và sao Thổ. Những người theo dõi bầu trời đã nhìn thấy sao Mộc như một vương tinh và như một bất ngờ. Sao Thổ được người ta tin là bao hàm vận mệnh người Do Thái. Có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn thế nữa, sự liên kết này đã xảy ra ở chòm sao Song ngư, điều mà những chứng cứ đã tiên đoán về tầm tối quan trọng đối với Israel.

Một sự liên kết khéo léo cũng xảy ra giữa những nhà thiên văn và những học giả Kinh Thánh, những người mà có phần tin rằng việc đầu tiên của ba mối liên kết này có thể đã truyền cảm hứng đến các Đạo sỹ để khởi đầu cho chuyến đi vất vả của họ đến Israel. Mối liên kết thứ hai có thể đã giúp để hướng dẫn họ trên chuyến hành trình, trong lúc mối liên kết thứ ba là dẫn đưa họ tới điểm đích ở Bethlehem. Đức tin  truy tìm lý trí và lý trí có thể củng cố đức tin. Không có một lý do cho rằng đức tin và khoa học đang diễn ra những dấu vết cách ngăn.

Song cùng một biểu tượng, Ngôi Sao Bethlehem có ý nghĩa trọng đại. “Hiểu lý do tại sao một vì sao được chọn như một biểu tượng để đánh dấu sự ra đời của Đức Ki-tô quả không khó,” Jesse Greentein, nhà vật lý học thiên thể của Viện Kỹ thuật California nói, “Những vì sao kỳ diệu và xa thẳm hơn những vị thần mặt trăng hay mặt trời. Vào thời Chúa Ki-tô, con người trên toàn thế giới xem nó quan trọng.” Đó là điều quan tâm để chú ý rằng ngày 25 tháng Mười Hai được chọn để tôn kính sự ra đời của Chúa Ki-tô. Vào ngày này, những người ngoại giáo đã kỷ niệm Solis invictus (Thần Mặt Trời Chiến bại). Một ngôi sao tiên báo sự trôi qua của một ngôi sao trước.

Một ý nghĩa khác, những vì sao rất xa chúng ta trong những giới hạn khoảng cách địa lý, thì lại gần chúng ta hơn nhiều do chúng ta nhận thức. Những vì sao tỏa sáng rồi tắt lịm. Trong tiến trình đó, chúng sản ra những phần tử và gieo rắc khắp bầu trời. Trái đất và vì sao của nó – mặt trời – được hình thành từ tro bụi của những vì sao chết. Theo nghĩa thông tục, cho nên, chúng ta, và tất cả sự song hình thành trên trái đất, là những tinh cầu nhỏ nhoi. Những vì sao bao quanh toàn vũ trụ. Đó là vật kỳ diệu nhỏ bé, để rồi, những vì sao luôn mang sự kỳ diệu suy tư.

 

Trang Độc Giả

Trang Nhà