NGÀY CHUNG THẨM
(Chúa nhật XXXIII TN, năm B)

JM. Lam Thy ĐVD.

Vào những ngày cuối niên lịch Phụng Vụ, Giáo Hội trích các bài Thánh Kinh nói về ngày cánh chung. Ngày tận thế đã được tiên báo từ Cựu Ước: "Thời đó, sẽ là thời ngặt nghèo chưa từng thấy, từ khi có các dân cho đến bây giờ. Thời đó, trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì đểng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ, những ai làm cho ngưi người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao.”n 12, 1-3). Sang đến Tân Ước thì chính Đức Giê-su Ki-tô đã dạy rất rõ trong “Bài giảng về ngày cánh chung”, mà bài Tin Mừng hôm nay là một trích đoạn (Mc 13, 24-32).

Nếu đọc hết cả bài giảng thì sẽ thấy ngày cuối cùng của trần thế thật là khủng khiếp: "Anh em hãy coi chừng kẻo bị người ta lừa gạt. Sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: "Chính Ta đây!", và họ sẽ lừa gạt được nhiều người. Khi anh em nghe có giặc giã và tin đồn giặc giã, thì đừng khiếp sợ. Những việc đó phải xảy ra, nhưng chưa phải là chung cục. Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có động đất ở nhiều nơi, sẽ có những cơn đói kém. Những sự việc ấy là khởi đầu các cơn đau đớn. "Phần anh em, anh em hãy coi chừng! Người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng và các hội đường; anh em sẽ bị đánh đòn; anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ được biết… Anh em sẽ nộp nhau cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét.” (Mc 13, 5-13). Vâng, "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. ới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển." (Lc 21, 25-26).  Ngày tận thế là như vậy đó! Và chỉ nghĩ tới thôi cũng đã thấy sợ hãi khôn cùng, chẳng hiểu khi đối diện với sự thật thì sẽ ra sao?

Có lẽ cũng vì ngày cáo chung của thế giới khủng khiếp như vậy, nên những nhà tiên-tri-thời-đai muốn “nổ” để chứng tỏ mình là kẻ “thức giả” (người hiểu biết thứ xịn!), đã “hù” thiên hạ bằng cách tung tin “năm 2.000, mở đầu cho thiên niên kỷ thứ 3, sẽ là ngày tận thế”. Có một điểm tức cười là trong xã hội lại phao lên một tin (không biết có phải xuất phát từ những nhà tiên-tri-thời-đai hay không?) là trái đất sẽ tối tăm mù mịt trong 3 ngày liền! Tận thế mà chỉ tối tăm có 3 ngày thôi sao? Sau 3 ngày đó thì sao? Que sera… sera…? What will be… will be…? (Nhạc bản “Sẽ ra sao ngày sau?” – Không nhớ tên tác giả). Tôi vốn bị căn bệnh mãn tính “đa nghi như Tào Tháo” nên không tin và đã ôm bụng cười khi có mấy người quen mách bảo “mua sẵn mấy thùng mì tôm” để phòng hờ 3 ngày đó không đi ch được thì có cái mà dằn bụng. Ôi chao! Tận thế mà mặt đất chỉ tối tăm có 3 ngày và trong 3 ngày đó thì cứ yên nhiên ăn mì tôm là thoát nạn! Làm cứ như mấy thùng mì tôm ấy là “Thuyền cứu tinh No-ê” không bằng! Dông dài đôi điều cho vui và đỡ sợ, bây giờ thì xin nghiêm chỉnh vào đề.

Điều đáng lo ngại nhất là thế giới ngày nay đã diễn ra y hệt như lời tiên báo của Đức Ki-tô, thậm chí còn tệ hại hơn nữa là khác. Sự sa đọa và tội lỗi của nhân loại ngày càng gia tăng. Con ngưi dường như ngày càng mất đi cảm thức về tội lỗi. Người ta chỉ biết quan tâm chạy theo những quyến rũ của vật chất, của quyền lực danh vọng, của thú vui xác thịt… Con người trở nên ích kỷ hơn bao giờ hết. Các tôn giáo có khuynh hướng chỉ chú tâm đến những lễ nghi hay hình thức bên ngoài mà quên đi tinh thần phải có ở bên trong. Vì thế, khả năng soi sáng và hướng dẫn thế giới của các tôn giáo không mấy hữu hiệu. Giới tăng lữ, tu sĩ bị tục hóa đến nỗi nhiều người chỉ coi tác vụ của mình như một nghề nghiệp sinh nhai. Ấy là chưa kể những “Ki-tô, ngôn sứ, tiên tri giả” nhan nhản khắp nơi. Đó là những điều khiến Đức Giê-su đã đoán trước và lo ngại cho thế giới này: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18, 8). Đó mới thật sự là nỗi lo sợ của những kẻ thức giả và nói chung là của những người còn tin vào một cõi sống có thực dành cho con người sau ngày tận thế (kẻ lành hưởng phúc, kẻ dữ chịu án phạt đời đời).

Tham sinh uý tử (tham sống sợ chết) là bản chất con người, chuyện đó không có gì đáng trách. Tuy nhiên, chỉ cần đọc tiếp đoạn Tin Mừng trích dẫn trên thì sẽ thấy “sau cơn mưa, trời lại sáng’, sau lúc tối tăm ngặt nghèo là sự chói rạng của bầu trời hy vọng: "Ngay sau những ngày gian nan ấy, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. Bấy giờ, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên trời; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến. Người sẽ sai các thiên sứ của Người thổi loa vang dậy, tập hợp những kẻ đưc Người tuyển chọn từ bốn phương, từ chân trời này đến chân trời kia.” (Mt, 24, 29-31). Đấng Cứu Độ sẽ tái quang lâm và khi đó chính là lúc cả một bầu trời hy vọng sẽ đến với những kẻ “TIN và kiên trì với niềm tin của mình mà vượt qua mọi gian nan, thử thách”.

Điều cần thiết là trong những ngày cuối cùng ấy phải cảnh giác cao độ, kẻo mắc mưu gian của những kẻ “phản Ki-tô” hoặc “Ki-tô giả” (“Nếu có ai bảo rằng chúng tôi đã được thần khí mạc khải, hoặc đã nói, đã viết thư quả quyết rằng ngày của Chúa gần đến, thì anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hoảng sợ. Đừng để ai lừa dối anh em bất cứ cách nào” – 2Tx 2, 3). Ấy cũng bởi vì chúng ta xưng mình là "con cái", là "tôi tớ" của Thiên Chúa là Đấng Chân Thật, nhưng lại tin nghe và hùa theo những chuyên gia “lộng giả thành chân” (lấy giả làm thật), tránh né sự thật, đánh bóng, tô hồng cho sự giả trá để biến nó thành "sự thật" với mục đích lôi cuốn những người trẻ lòng non dạ... Họ chính là những kẻ đã bị ngôn sứ I-sai-a vạch trần mưu gian: “Khốn thay những kẻ lấy dây gian tà kéo lầm lỗi, và dùng thừng kéo xe mà lôi theo tội ác… Khốn thay những kẻ bảo cái tốt là xấu, cái xấu là tốt, những kẻ biến tối thành sáng, sáng thành tối, biến cay đắng thành ngọt ngào, ngọt ngào thành cay đắng.” (Is 5, 18-20).

Như vậy thì thái độ ứng xử cần có của Ki-tô hữu phải là tỉnh thức và chờ đợi hay nói cách khác, “Hãy sống mỗi ngày như th đó là ngày cuối cùng của cuộc đời” như lời khuyên của nhà phù thuỷ tin học Steve Jobs (Giám đốc điều hành Công ty máy tính Apple). Một cách cụ thể là hãy nhìn lại mình để thấy được mình đã sống như thế nào và tận dụng ngày cuối cùng của cuộc đời ra sao, để sẵn sàng đón nhận ngày phải đến và sẽ đến – ngày “chung thẩm” cuộc sống trần ai. Thánh Phao-lô đã gửi tín hữu Ê-phê-sô những lời khuyên chí tình chí nghĩa: “Anh em hãy cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình, đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống như người khôn ngoan, biết tận dụng thời buổi hiện tại, vì chúng ta đang sống những ngày đen tối” (Ep, 15-16). Vâng, “biết tận dụng thời buổi hiện tại” và hãy sống mỗi ngày như là ngày cui cùng: Yêu thương gia đình và những người thân cận như thể không còn dịp để yêu thương nữa. Cuối cùng, hãy cầu nguyện như thể mình cầu nguyện lần cuối.

Tóm lại, bất cứ một sự gì trên đời có khởi đầu thì cũng có kết thúc, không có bất cứ một sự gì là miên viễn bất tử cả. Là con người thì ai cũng biết chắc chắn 100% rằng mình sẽ chết. Mà cũng vì thế nên con người cứ mò mẫm tin vào thầy nọ thuốc kia đi tìm thần dưc trường sinh bất tử. Từ khi con người nhờ hồng ân Thiên Chúa ban, hiện diện trên trái đất này cho tới ngày nay, chưa một ai chứng minh được rằng mình thoát khỏi sự chết, thoát khỏi sự trở về với cát bụi. Con người biết chắc mình đã “sinh ký” (sống gởi) thì sẽ “tử quy” (thác về); nhưng khổ một nỗi là chẳng ai biết chắc được về ngày giờ chết của mình. Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, không ai ngờ trưc được. Ngày cánh chung cũng vậy thôi (“Còn về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi.” (Mt 24, 36). Vì thế, cần phải chuẩn bị thật chu đáo ngày diện kiến Ông Chủ để đưc Người phán dạy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Đưc giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!" (Mt 25, 23).

Ôi! Lạy Chúa! Con ao ước ngày “thẩm định chung cuộc” phải là ngày hạnh phúc nhất của con. Con muốn chuẩn bị bằng cách: ngày nào hay giờ nào con cũng sống như th ngày đó hay gi đó là ngày hay giờ cuối cùng cuộc đời trần thế của con, để “biết tận dụng thời buổi hiện tại” như lời dạy của Thánh Phao-lô. Hy vọng với cách đó, con sẽ luôn luôn sẵn sàng trở về với Chúa bất cứ giây phút nào. Ôi! Lạy Chúa! Xin thương xót con, xin giúp con sống thật sự tinh thần chuẩn bị sẵn sàng đó, để “Khi Chúa thương gọi con về, hồn con hân hoan như trong một giấc mơ. Miệng con nức vui tiếng cưi, lưỡi con vang lời ca hát. Ngàn dân tung hô, con thật vinh phúc.” (Kim Long – “Ngày về” – TCCĐ). Amen. 

Trang Độc Giả

Trang Nhà