Trang Độc Giả


ĐỨC MARIA TRONG BỐN THÁNH SỬ

Gia Tuấn Anh

Giáo hội dùng tháng 5 là tháng Hoa-tượng trưng cho những suy nghĩ, lời nói, hành vi đẹp-kính dâng lên Mẹ Maria. Tìm hiểu hình ảnh Mẹ qua Tin Mừng của bốn Thánh sử xem như là nhành hoa nhỏ hòa cùng sự kính cẩn của toàn Giáo hội chuyển lên Mẹ trong tháng đặc biệt này.

1. Hình ảnh Mẹ qua các đoạn Tin Mừng

Các bảng sau trình bày các đoạn trong bốn Tin Mừng có đề cập đến hình ảnh của Mẹ Maria. Số đoạn liên quan đến Mẹ lần lượt trong các Thánh sử Matthêu, Maccô, Luca, Gioan là 7, 2, 9, và 2.

Matthêu

STT

Đoạn

Nội dung

1

1, 16

Gia phả Đức Giêsu Kitô

2

1, 23

Truyền tin Thánh Giuse

3

2, 11

Các nhà chiêm tinh đến bái lạy Đức Giêsu Hài nhi

4

2, 14

Thánh Giuse được báo mộng đem Hài Nhi và Mẹ Maria trốn sang Ai cập

5

2, 20

Thánh Giuse được báo mộng đem Hài Nhi và Mẹ Maria về đất Israel

6

12, 48

Ai thuộc gia đình Đức Giêsu?

7

13, 55

Dân làng Nazareth nói về thân thế Chúa Giêsu.

Maccô 

STT

Đoạn

Nội dung

1

3, 31

Đức Giêsu trả lời “Ai là mẹ tôi”

2

6, 13

Dân làng Nazareth nói về thân thế Chúa Giêsu

Luca 

STT

Đoạn

Nội dung

1

1, 26

Truyền tin cho Đức Maria

2

1, 39

Đức Maria viếng bà Elizabeth

3

1, 46

Bài ca ngợi khen

4

2, 5

Đức Giêsu ra đời

5

2, 16

Mục đồng gặp Mẹ Maria trong hang đá

6

2, 22

Tiến dâng Đức Giêsu cho Thiên Chúa

7

2, 33

Ông Simeon nói tiên tri

8

2, 41

Mẹ Maria, Thánh Giuse tìm Chúa Giêsu trong đền thờ

9

8, 19

Ai thật sự thuộc gia đình Chúa Giêsu

Gioan 

STT

Đoạn

Nội dung

1

2, 1

Tiệc cưới Cana

2

19, 25

Chúa Giêsu trên thánh giá nói với thân mẫu

2. Đôi điều đọng lại

Tổng cộng 20 đoạn có đề cập đến Mẹ Maria, con số rất khiêm tốn so với tất cả nội dung của bốn Tin Mừng. Trong đó có 10 đoạn không được lặp lại. Được lặp lại nhiều nhất (ba) là đoạn Chúa Giêsu nói: “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi” (Mc 3, 31) để trả lời cho câu hỏi “ai là mẹ và là chi em Ngài”. Sự trùng lắp đoạn văn này đến ba lần, cho ta một khẳng định mạnh mẽ Thiên Tính trong Đức Giêsu và hồng ân cao cả Mẹ nhận được không bởi thể lý có từ tình mẫu tử mà đến từ sự xin vâng đến cùng của Mẹ trong suốt cuộc đời trên trần thế.

Thánh sử Gioan dù chỉ mô tả hai đoạn về Mẹ nhưng là hai đoạn không được Matthêu, Macco, Luca trình bày và nó có ý nghĩa đặc biệt.

Đoạn tiệc cưới Cana là một luận cứ thể hiện lòng thông cảm, chở che của Mẹ với những người xung quanh trong tình huống ngặt nghèo.

Đoạn Chúa Giêsu bảo với Mẹ và Gioan “Thưa Bà, đây là con của Bà” và “Đây là mẹ của anh” (Ga 19, 27) được viện dẫn cho đặc tính Thánh Mẫu của Hội Thánh mà các Tông đồ là đại diện cho trong buổi sơ khai. Ngôi Hai cứu chuộc trao lại cho Mẹ trước khi về với Chúa Cha. Khi còn sống, Ngài chưa giao phó cho Mẹ bởi vì chính Chúa Giêsu đã làm công việc này “Khi còn ở với họ con đã gìn giữ họ…. Con đã canh giữ và không một ai trong họ phải hư mất trừ đứa con hư hỏng” (Ga 17, 12).

Luca trình bày các đoạn liên quan đến Mẹ Maria là nhiều nhất trong số bốn Thánh sử và liệt kê hai danh xưng với Mẹ rất đáng quan tâm. Trong đoạn khi được Mẹ viếng, bà Elizabeth là người đầu tiên xưng hô Đức Maria với cụm từ Mẹ Thiên Chúa. “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa đến viếng thăm?”( But why am I so favored, that the mother of my Lord should come to me? (Lc 1, 43)).

Trong một đoạn văn khác gần đó, Thiên sứ Gabriel lại dùng cụm từ “Đấng đầy ân sủng” để danh xưng cùng Mẹ “Hãy mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (“Greetings, you who are highly favored! The Lord is with you.” (Lc 1, 28)). Hai danh xưng trên là những cứ điểm quan trọng cho bốn đặc ân của Mẹ Maria sau này.

Khi Mẹ trả lời “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm như sứ thần nói” (Lc 1, 38). Mẹ trở thành một hình ảnh mới – Người Mẹ thiêng liêng, trái ngược với Eva – người Mẹ tự nhiên của chúng ta.

Lạy Mẹ Maria nhân ái, xin luôn nâng đỡ chúng con để mỗi lần chúng con biết xin vâng trong cuộc đời này vì thánh giá Chúa là mỗi lần chúng con kính dâng lên Mẹ một bông hoa nhỏ.